Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954
Đứng trước âm mưu và hành động mới của Pháp – Mĩ, Bộ Chính trị Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị tháng 9 1953, đề ra chủ trương chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954. Với quyết tâm giữ vững thế chủ động đánh địch trên cả hai mặt trận chính diện và sau lưng địch, phối hợp hoạt động trên phạm vi cả nước và toàn Đông Dương, Hội nghị xác định phương hướng chiến lược của ta trong Đông – Xuân 1953 – 1954 là:
– Tập trung phần lớn bộ đội chủ lực mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, giải phóng đất đai, đồng thời buộc chúng phải bị động phân tán lực lượng đối phó với ta trên những địa bàn xung yếu mà chúng không thể bỏ.
Bạn đang xem: Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954
Đẩy mạnh chiến tranh du kích ở khắp các chiến trường sau lưng địch; đồng thời tích cực tiến hành mọi sự chuẩn bị cần thiết trong nhân dân và bộ đội địa phương, dân quân du kích ở các vùng tự do để cho bộ đội chủ lực chủ động đánh địch theo kế hoạch đã định. Do hành động của địch chưa rõ rệt, Hội nghị Bộ Chính trị nêu lên phương châm tác chiến chung là “Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt”, “Đánh ăn chắc” (chắc thắng thì đánh cho kì thắng, không chắc thắng thì kiên quyết không đánh).
Thực hiện chủ trương chiến lược của Bộ Chính trị, trong Đông – Xuân 1953 – 1954, quân đội ta chủ động mở một loạt chiến dịch tiến công địch trên khắp các chiến trường Đông Dương. Vào trung tuần tháng 11-1953, một đơn vị chủ lực của ta bắt đầu tiến lên Tây Bắc, hướng chính là Lai Châu; một đơn vị khác vượt qua rừng núi Trường Sơn, tiến sang Trung Lào phối hợp cùng với bạn chuẩn bị đánh địch.
Phát hiện sự di chuyển của quân ta lên Tây Bắc, ngày 20-11 1953, Nava cho 6 tiểu đoàn lính Âu – Phi tinh nhuệ nhảy dù xuống chiếm đóng Điện Biên Phủ (chiến dịch Casto). Bằng hành động này, thực dân Pháp nhằm bảo vệ chiến trường Tây Bắc, Thượng Lào và phá kế hoạch tiến công của ta.
Ngày 10-12-1953, quân ta mở cuộc tiến công vào thị xã Lai Châu; một bộ phận khác tiến xuống bao vây Điện Biên Phủ. Qua 10 ngày chiến đấu, quân ta đã tiêu diệt và làm tan rã 24 đại đội địch, giải phóng toàn bộ khu vực Lai Châu, uy hiếp Điện Biên Phủ từ phía bắc. Thực dân Pháp buộc phải rút bớt 6 tiểu đoàn quân cơ động từ đồng bằng Bắc Bộ lên xây dựng Điện Biên Phủ thành nơi tập trung binh lực thứ hai. Kế hoạch Nava bước đầu bị phá sản. Đầu tháng 12 1953, phối hợp với bộ đội Pathét Lào, quân ta mở chiến dịch ở Trung Lào, loại khỏi vòng chiến đấu 3 tiểu đoàn Âu – Phi, giải phóng tỉnh Thà Khẹt, uy hiếp căn cứ Xênô (Xavanakhet). Địch buộc phải điều quân cơ động từ đồng bằng Bắc Bộ và các chiến trường khác tăng cường cho Xênộ. Từ đó, Xênô trở thành nơi tập trung bình lực thứ ba của quân Pháp.
Xem thêm : Inđônêxia và Sự xâm lược của thực dân phương Tây
Thừa thắng, một đơn vị nhờ của bộ đội tỉnh nguyện Việt Nam phối hợp với quân đội Pathét Lào men theo dãy Trường Sơn, tiến công xuống Hạ Lào; giải phóng thị xã Atôpơ và toàn bộ cao nguyên Bôlôven; sau đó phối hợp với quân giải phóng Campuchia, giải phóng Vuonsai và Xiêmpang, uy hiếp Tungstreng, nối liền khu du kích Đông Bắc Campuchia với căn cứ Hạ Lào.
Mặc dù bị quân ta đánh ở nhiều nơi, nhưng Nava vẫn chủ quan cho rằng “sức Việt Minh đã tàn”. Vì vậy, ngày 20 1-1954, Nava tập trung 20 tiểu đoàn bộ binh mở chiến dịch quảng tấn công vào Tuy Hoà (Phú Yên) nhằm đánh chiếm toàn bộ vùng tự do của ta ở Liên khu V theo kế hoạch đã định.
Thực hiện phương hướng chiến lược của Bộ Chính trị Trung ương Đảng, nêu cao tinh thần chiến đấu dũng cảm, tích cực, chủ động, cơ động và linh hoạt, bộ đội ta mở cuộc tiến công địch lên Tây Nguyên. Đêm 26-1-1954, trên hướng thứ yếu của chiến dịch, bộ đội ta nổ súng tiêu diệt các vị trí trên Đường 19 – An Khê mở màn chiến dịch. Ngày 5-2-1954, thị xã Kon Tum và toàn bộ vùng Bắc Tây Nguyên được giải phóng. Plâycu và các cứ điểm của địch ở miền Nam Tây Nguyên bị uy hiếp. Địch buộc phải bỏ dở cuộc tiến công vào Tuy Hoà; đóng thời phải điều động 11 tiểu đoàn từ Nam Bộ và Bình – Trị – Thiên lên tăng cường cho Plâycu và một số cứ điểm ở Nam Tây Nguyên. Sau đồng bằng Bắc Bộ, Điện Biên Phủ và Trung Lào, Plâycu cùng một số cụm cứ điểm ở Nam Tây Nguyên trở thành nơi tập trung binh lực thứ tư của quân Pháp.
Để đánh lạc hướng phán đoán của địch, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp tục đẩy mạnh mọi công tác chuẩn bị tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, cuối tháng 1 1954, bộ đội chủ lực ta phối hợp với bộ đội Pathét Lào mở cuộc tiến công địch ở Thượng Lào. Trải qua hơn 10 ngày chiến đấu, quân ta tiêu diệt 17 đại đội địch, thu hàng chục tấn vũ khí, đạn dược, giải phóng lưu vực sông Nậm Hu. Nhân lúc dịch hoang mang, một bộ phận liên quân Việt – Lào tiến công lên phía bắc, giải phóng hoàn toàn tỉnh Phong Xa Lì rộng khoảng 10.000 km2. Từ sau chiến thắng này, cả một vùng rộng lớn Đông Bắc, Việt Bắc, Tây Bắc của Việt Nam và khu giải phóng Sám Nưa của Lào được nối liền thành một dải liên hoàn vững chắc.
Nhằm đối phó với tình hình trên, Bộ chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương buộc phải lập một cầu hàng không đưa quân từ đồng bằng Bắc Bộ lên tăng cường cho Luông Phabăng Mường Sài. Luông Phabăng – Mường Sài trở thành nơi tập trung binh lực thứ năm của địch trên chiến trường Đông Dương.
Phối hợp với các cuộc tiến công của bộ đội chủ lực trên các mặt trận chính diện, tại các mặt trận sau lưng địch, từ Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Bình – Trị – Thiên đến đồng bằng Bắc Bộ, quân và dân ta đẩy mạnh chiến tranh du kích.
Xem thêm : Mức trợ cấp cho người từ 80 tuổi trở lên
Ở Nam Bộ, bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương đẩy mạnh tiến công vào vùng tạm bị chiếm, tiêu diệt nhiều địch, kết hợp với công tác binh vận, tạo điều kiện cho quần chúng đấu tranh chính trị.
Ở Nam Trung Bộ, chiến tranh du kích phát triển mạnh, tiêu diệt và bức rút nhiều vị trí địch giải phóng nhiều vùng rộng lớn.
Ở Bình – Trị – Thiên, bộ đội ta hoạt động mạnh trên Đường số 9, phá huỷ nhiều cầu cống, tiêu diệt nhiều địch, diệt và bức địch rút 6 vị trí, giải phóng hoàn toàn huyện Hướng Hoá và một phần huyện Cam Lộ (Quảng Trị). Trên Đường số 1 và Đường số 9, quân ta tiêu diệt nhiều xe và đoàn tàu của địch.
Đồng bằng Bắc Bộ là nơi quân địch tập trung đông nhất và cũng là nơi thường xuyên diễn ra các cuộc đọ trí, đọ sức gay go quyết liệt giữa ta và địch. Dưới sự lãnh đạo của Liên khu uỷ Liên khu III, Khu uỷ khu Tả Ngạn và Thành uỷ Hà Nội, các hoạt động tiến công quân sự của bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân, du kích không ngừng phát triển và đạt nhiều kết quả. Phòng tuyến sông Đáy của địch bị phá vỡ; căn cứ của ta ở tả ngạn và hữu ngạn sông Hồng được mở rộng. Con Đường số 5 – tuyến giao thông huyết mạch, được coi là yết hầu của địch, liên tiếp bị quân ta phục kích; nhiều lúc bị tê liệt; nhiều đoàn ô tô vận tải và tàu quân sự của địch bị phá huỷ. Quân ta liên tục tập kích các thành phố, thị xã, kể cả thủ đô Hà Nội và một số sân bay (Gia Lâm, Cát Bi), tiêu diệt sinh lực địch, phá huỷ máy bay và nhiều phương tiện chiến tranh của chúng.
Như vậy, bước vào Đông – Xuân 1953 – 1954, thực hiện chủ trương chiến lược của Bộ Chính trị Trung ương Đảng, quân ta liên tiếp chủ động mở các cuộc tiến công chiến lược trên toàn chiến trường Đông Đương; đồng thời đẩy mạnh chiến tranh du kích trong các vùng sau lưng địch, tiêu diệt sinh lực địch, phá huỷ phương tiện chiến tranh, giải phóng nhiều vùng đất rộng lớn. Các hoạt động bền bỉ, liên tục, rộng khắp với hiệu quả cao của quân và dân ta buộc địch phải bị động phân tán lực lượng cơ đông đang tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ đến các chiến trường rừng núi; trong đó, bộ phận quân tinh nhuệ bậc nhất bị giam chân tại Điện Biên Phủ. Số quân cơ động của địch ở đồng bằng Bắc Bộ từ chỗ có 44 tiểu đoàn, chỉ còn lại 20 tiểu đoàn. Kế hoạch Nava bị phá sản một bước rất nghiêm trọng. Thắng lợi của ta trong các cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 là sự chuẩn bị những điều kiện vật chất và tinh thần cho quân và dân ta mở trận quyết chiến chiến lược vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
(Lytuong.net – Nguồn tài liệu: Nguyễn Xuân Minh, Lịch sử Việt Nam 1945-2000, NXB Giáo dục)
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Tin Tức