Những nội dung của tư tưởng yêu nước Việt Nam
Yêu nước là tư tưởng xuyên suốt trong lịch sử phát triển tư tưởng Việt Nam nói chung và tư tưởng triết học Việt Nam nói riêng. Tư tưởng đó là truyền thống, ý chí và là tình cảm xã hội về độc lập dân tộc, về quốc gia có chủ quyền, về chiến lược, sách lược chiến thắng kẻ thù, về nhận thức và vận dụng quy luật của cuộc chiến tranh giữ nước, – tức là những vấn đề lý luận của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. Nội dung cơ bản của tư tưởng yêu nước được thể hiện ở các phương diện sau đây:
Nội Dung
Những nhận thức về dân tộc và dân tộc độc lập
Sự hình thành cộng đồng người Việt và dân tộc Việt Nam cũng mang tính tất yếu khách quan của lịch sử phát triển của xã hội Việt Nam. Cho nên, dân tộc Việt Nam cũng được hình thành từ thị tộc đến bộ lạc đến bộ tộc và dân tộc. Do những điều kiện lịch sử của quá trình hình thành và phát triển cộng đồng người Việt và dân tộc Việt Nam đã phải đấu tranh thường xuyên với các cộng đồng khác đến xâm lấn, nhất là đấu tranh chống lại cộng đồng người Hán lớn hơn, mạnh hơn đến thôn tính. Ý thức về dân tộc và độc lập dân tộc của người Việt cũng là một quá trình.
Bạn đang xem: Những nội dung của tư tưởng yêu nước Việt Nam
Trước hết, nó bắt nguồn từ cuộc chiến đấu tự vệ của cộng đồng người Việt và vấn đề đặt ra thường xuyên cho người Việt phải làm thế nào chứng minh được cộng đồng người Việt khác với cộng đồng người Hán và ngang bằng với cộng đồng người Hán. Tư tưởng đó nêu lên thành định phận (quan điểm của Lý Thường Kiệt), thành chân lý hiển nhiên không thể bác bỏ được của sự riêng biệt Việt, Hán xét về lãnh thổ, kinh tế, ngôn ngữ, phong tục tập quán và văn hoá.
Xem thêm : Cuộc khởi nghĩa của Đippônêgôrô và cuộc chiến đấu của nhân dân Achê
Trên lĩnh vực nhận thức luận, nhận thức về dân tộc và dân tộc độc lập đã đặt ra nhiệm vụ của các nhà tư tưởng của xã hội phong kiến Việt Nam phải nghiên cứu sâu, khái quát, toàn diện hơn về cộng đồng người Việt, vai trò của cộng đồng người Việt. Nguyễn Trãi là người đã thực hiện được sứ mệnh lịch sử này. Lý luận của Nguyễn Trãi đạt tới đỉnh cao của quan niệm về dân tộc và độc lập dân tộc dưới thời kỳ phong kiến Việt Nam, nhưng lý luận trên lại tỏ ra bất lực khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Phải hơn nửa thế kỷ sau, – tức là vào những năm 20 của thế kỷ XX, Hồ Chí Minh mới tìm ra lý luận cứu nước mới và Người đã làm cho khái niệm dân tộc và dân tộc độc lập có sắc thái mới ngang tầm thời đại.
Những quan niệm về nhà nước của một quốc gia độc lập và ngang hàng với phương Bắc
Trước thời Bắc thuộc, tộc Việt đã có nhà nước Văn lang và Âu Lạc của mình. Trong thời kỳ Bắc thuộc lãnh thổ của tộc Việt trở thành một bộ phận của người Hán. Người Việt đã đấu tranh chống lại sự thống trị của người Hán để khẳng định quyền xây dựng nhà nước của một quốc gia độc lập ngang bằng với phương Bắc. Cho nên, vấn đề Quốc hiệu, Quốc đô, Đế hiệu, Niên hiệu là một yêu cầu khách quan của lịch sử dựng nước và giữ nước của tộc Việt.
Vì vậy, trong mỗi thời kỳ lịch sử, sau khi giành được độc lập các triều đại phong kiến Việt Nam đều đáp ứng những yêu cầu trên. Chẳng hạn, Lý Bí đã từ bỏ luôn những tên gọi mà chế độ phong kiến phương Bắc áp đặt cho nước ta như: “Giao Chỉ”; “Giao Châu”; “Nam Giao”, v.v. những tên gắn liền với sự phụ thuộc vào phương Bắc, và đặt tên nước là Vạn Xuân. Tiếp đến nhà Đinh gọi là Đại Cồ Việt, nhà lý gọi là Đại Việt … Tên hiệu của người đứng đầu trong nước cũng được chuyển từ Vương sang Đế, từ Trưng Vương đến Lý Nam Đế (hòang Đế). Kinh đô cũng chuyển từ Cổ Loa đến Hoa Lư, rồi từ Hoa Lư đến Thăng Long. Như vậy, là thời kỳ đầu độc lập, Việt Nam – một quốc gia dân tộc phong kiến về mặt chỉnh thể từ Quốc hiệu, Đế hiệu, đến Niên hiệu, Kinh đô, v.v… đều được nhận thức đầy đủ và ở đó mỗi tên gọi là một tư thế của sự độc lập, tự chủ và tự cường dân tộc.
Những nhận thức về nguồn gốc về động lực của cuộc chiến tranh cứu nước và giữ nước.
Xem thêm : Cách quan sát Nhật thực an toàn
Lý luận về dân tộc độc lập và quốc gia có chủ quyền là một vũ khí quan trọng trong
lịch sử dựng nước của dân tộc Việt Nam, nhưng vấn đề một khoa học và một nghệ thuật của cuộc chiến tranh giữ nước phải được hình thành và phát triển cũng là một yêu cầu bức bách của quá trình nhận thức về nguồn gốc về động lực của chiến tranh cứu nước và giữ nước.
Vấn đề khái quát từ thực tế chiến đấu, đúc kết những kinh nghiệm thực tiễn thành lý luận để truyền bá sâu rộng trong xã hội là một yêu cầu khách quan của các nhà chỉ đạo cuộc chiến tranh giữ nước trong lịch sử dân tộc. Chính điều đó đã khẳng định rằng ông cha ta rất coi trọng sức mạnh của cộng đồng và việc phát huy sức mạnh đó vì sự thống nhất giữa lợi ích của quốc gia với lợi của dân tộc và lợi ích của mọi gia đình. Tư tưởng đó đã được Trần Quốc Tuấn yêu cầu: “Trên dưới một lòng, lòng dân không chia”, vì “Vua tôi đồng lòng, anh em hòa mục, nước nhà góp sức, giặc tự bị bắt”. Nguyễn Trãi cũng đã viết: “Thết quân rượu hòa nước, trên dưới đều một dạ như con”. Và đến Hồ Chí Minh, nêu thành nguyên lý: “Đoàn kết, đoàn kết đại đoàn kết – Thành công, thành công đại thành công”.
Trong lịch sử phát triển của dân tộc dưới các hình thức khác nhau ông cha ta đều có những quan điểm tích cực trong việc coi trọng vai trò của nhân dân. Đó là những tư tưởng của Lý Công Uẩn khi ông khẳng định: “Trên vâng mệnh trời dưới theo ý dân, thấy thuận tiện thì thay đổi”, Hoặc ở Nguyễn Trãi: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”, v.v… Tư tưởng đó đã là cơ sở cho đường lối tư tưởng nhân nghĩa, cho đối sách nhân hậu, cho những biện pháp nhằm hạn chế mâu thuẫn giai cấp trong xã hội và tiến tới một sự thịnh vượng chung của quốc gia, của dân tộc. Sự phát triển những tưởng đó đã đạt đến một trình độ cao hơn và mang một chất mới ở thời đại đến Hồ Chí Minh.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Tin Tức