Nội dung Chính sách kinh tế mới (NEP) 1921 ở nước Nga Xô viết
Tìm hiểu về Chính sách kinh tế mới và Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1921-1925).
Nội Dung
1. Nước Nga sau chiến tranh thế giới thứ nhất
Từ năm 1921, nước Nga Xô viết bước vào thời kì hòa bình xây dựng đất nước. Nhưng 4 năm chiến tranh đế quốc và 3 nam can thiệp – nội chiến kéo dài đã để lại những vết thương rất nặng nề đối với nước cộng hòa trẻ tuổi. Tình hình quốc tế lại không kém phần khó khăn, phức tạp. Mặc dù phải kí một số hiệp ước thương mại, nhưng cho đến lúc này chưa một nước đế quốc phương Tây nào chịu công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với nước Nga Xô viết. Trong thực tế, họ vẫn chưa từ bỏ các chính sách thủ địch chống nước Nga Xô viết.
Bạn đang xem: Nội dung Chính sách kinh tế mới (NEP) 1921 ở nước Nga Xô viết
Xem: Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918)
Tuy vậy, Nhà nước Xô viết cũng thu được một số thành tích đối ngoại quan trọng. Trong những năm 1921 – 1922, Chính phủ Xô viết đã kí hiệp ước hữu nghị và thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước Iran, Apganixtan, Thổ Nhĩ Kì, Cộng hòa nhân dân Mông Cổ, Na Uy, Áo, Thụy Điển, Italia và Tiệp Khắc. Ngày 16-4-1922, tại Rapalo (Italia), Hiệp ước Xô – Đức đã được kí kết. Hai nước thỏa thuận nối lại quan hệ ngoại giao và hủy bỏ những yêu sách đối với nhau (như về bồi thường chiến tranh, về các khoản nợ cũ và những thiệt hại do chính sách quốc hữu hóa). Âm mưu của các nước đế quốc định thành lập một mặt trận thống nhất chống nước Nga Xô viết đã bị thất bại.
Nhưng tình hình trong nước lại hết sức khó khăn do chiến tranh tàn phá nặng nề.
Năm 1920, sản xuất công nghiệp giảm 7 lần so với năm 1913, khai thác than đá và dầu mỏ giảm 2,5-3 lần, sản lượng gang giảm 30 lần. Do thiếu cả nguyên liệu lẫn nhiên liệu, phần lớn các nhà máy phải đóng cửa, đỉnh chỉ sản xuất. Giao thông vận tải hầu như không còn đủ sức duy trì những mối liên hệ bình thường giữa các vùng trong nước. Hơn 7 vạn kilômét đường sắt, một nửa số đầu máy xe lửa bị phá hủy.
Nông nghiệp cũng bị tàn phá nặng nề. Sản lượng nông nghiệp chỉ còn khoảng một nửa so với thời kì trước chiến tranh. Do không có đủ bánh mì và các thực phẩm cần thiết khác, các thành phố và các trung tâm công nghiệp đã lâm vào nạn đói trầm trọng. Nhiều công nhân bỏ về nông thôn để kiếm sống. Theo sau nạn đói là sự hoành hành của các loại bệnh dịch nguy hiểm.
Bên cạnh những khó khăn về kinh tế, từ mùa xuân năm 1921 lại phát sinh những khó khăn có tính chất nghiêm trọng về chính trị. Trong nông dân xuất hiện tình trạng thiếu phấn khởi và tăng sự bất bình. Chính sách cộng sản thời chiến với việc trưng thu toàn bộ lương thực thừa của nông dân là hoàn toàn cần thiết trong thời kì nội chiến, thì ngày nay chẳng những đối lập với lợi ích của bản thân người nông dân mà còn là một trở ngại đối với sự phát triển kinh tế của đất nước. Nông dân muốn được tự do sử dụng sản phẩm lao động của mình, tự do trao đổi ở thị trường và tự do mua hàng công nghiệp.
Đói kém và mệt mỏi cũng làm cho một số công nhân bất bình. Trong giai cấp công nhân có tình trạng vừa giảm sút về số lượng, lại vừa phản tán về đội ngũ và những đảo lộn về thành phần. Số lượng công nhân công nghiệp chỉ còn bàng một nửa so với năm 1913. Đội ngũ công nhân lãnh nghề lại càng ít ỏi.
Lợi dụng tình hình đó, bọn phản cách mạng trong nước lại điền cuống chống phá, ra sức kích động sự bất bình trong nông dân và công nhân. Chúng nổi loạn ở nhiều địa phương như ở Ucraina, Uran, Xibia, vùng dọc sông Vonga… Khắp nơi đã xảy ra các vụ bạo loạn và phá hoại Ở tỉnh Tambốp (Ucraina), bọn phản động đã chiếm được 5 huyện. Ngay ở Matxcơva và Pêtrôgrat, một số công nhân bị lừa dối đã theo chúng định công.
Đặc biệt nghiêm trọng là cuộc nổi loạn ở pháo đài Crốngxtát vào đấu tháng 3-1921 do bọn Xã hội cách mạng, Mensevich, Bạch vệ cầm đầu và được sự ủng hộ của thế lực đế quốc bên ngoài. Chúng định biến pháo đài thành căn cứ xuất phát cho một can thiệp vũ trang mới của các nước đế quốc.
Trước tình hình đó, chính quyền Xô viết đã thi hành những biện pháp kiên quyết nhằm đập tan cuộc nổi loạn. Sau một đêm tấn công quyết liệt, với tinh thần quả cảm, phi thường, sáng sớm ngày 18-3, các chiến sĩ Xô viết chiếm được pháo đài. Cuộc nổi loạn đã bị dập tắt.
Những sự kiện ở Crôngxtat và ở các địa phương khác đã trở thành những dấu hiệu rõ ràng của sự khủng hoàng chính trị. Cuộc khủng hoảng phản ánh cả vào trong nội bộ Đảng bônsevich. Một số đảng viên không kiên định (kể cả một số cán bộ lãnh đạo) đã tỏ ra dao động. Trong Đảng lại xuất hiện các nhóm đối lập chống lại đường lối của Lênin và Ban chấp hành Trung ương như các nhóm “Đối lập công nhân, Tập trung dân chủ, “Cộng sản phái tả” và nguy hại nhất là nhóm của Trốtxki. Trốtxki đã khởi xướng cuộc tranh luận về cái gọi là vấn đề công đoàn; đòi áp dụng những phương pháp cưỡng bức mệnh lệnh, biến công đoàn thành vật phụ thuộc vào nhà nước. Trong hoàn cảnh đất nước đang gặp muôn vàn khó khăn và bị chủ nghĩa tư bản quốc tế bao vây, cuộc tranh luận ấy “là một sự xa xỉ hoàn toàn không thể tha thứ được”, như Lênin đã lên án tại Đại hội X của Đảng.
Như thế, tình hình đất nước đòi hỏi cấp bách Đảng và Nhà nước Xô viết phải có chính sách mới nhầm khác phục khủng hoảng, khôi phục và phát triển kinh tế, củng cố lực lượng của nước Cộng hòa Xô viết.
2. Đại hội X của Đảng bônsêvich và Chính sách kinh tế mới
Từ ngày 8 đến ngày 16-3-1921. Đảng bônsevich tiến hành Đại hội lần thứ X. Chương trình nghị sự của đại hội gồm có báo cáo của Ban chấp hành Trung ương, những vấn đề về thống nhất Đảng, về công đoàn, vấn đề dân tộc, vấn đề thay chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thuế lương thực v v… Dựa theo báo cáo của Lênin, Đại hội đã thông qua nghị quyết quan trọng về việc chuyển từ Chính sách cộng sản thời chiến sang Chính sách kinh tế mới (NEP).
Những nội dung chủ yếu của Chính sách kinh tế mới là:
– Thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng chính sách thuế lương thực. Thuế lương thực nộp bằng hiện vật. Sau khi nộp đầy đủ số thuế đã quy định từ trước mùa gieo hạt, nông dân được toàn quyền sử dụng số nông phẩm còn lại của mình và được tự do bán ra thị trường.
Xem thêm : Thuyết nhật tâm Copernicus
– Trong công nghiệp, Nhà nước Xô viết tập trung lực lượng và phương tiện khôi phục công nghiệp nặng, đồng thời cho phép tư nhân được thuê hoặc xây dựng những xí nghiệp loại nhỏ (dưới 20 công nhân) dưới sự kiếm soát của Nhà nước; cho phép tư bản nước ngoài được thuê một số xí nghiệp dưới hình thức tô nhượng.
– Chấn chỉnh tổ chức lại việc lãnh đạo, quản lí sản xuất công nghiệp; phần lớn các xí nghiệp được chuyển sang chế độ hạch toán kinh tế; cải tiến chế độ tiền lương, ban hành chế độ tiền thưởng nhằm đẩy mạnh sản xuất, nâng cao năng suất lao động.
– Trong lĩnh vực thương nghiệp và tiền tệ, tư nhân được tự do buôn bán, tự do trao đổi, mở lại các chợ, khôi phục và đẩy mạnh mối liên hệ giữa thành thị và nông thôn.
– Tiến hành cải cách tiến tệ, phát hành đồng Rúp mới thay cho các loại tiền cũ phát hành trước đây (1924).
Trong hoàn cảnh bị chiến tranh tàn phá nặng nề, khôi phục nền kinh tế quốc dân là nhiệm vụ trước hết và cấp bách của nước Cộng hòa Xô viết. Nhưng bắt đầu từ đâu? Chính sách kinh tế mới đã cho lời giải đáp là phải bắt đầu từ nông nghiệp. Đó là khâu căn bản, chỉ từ đó mới có thể kéo theo được toàn bộ dây chuyền của công cuộc phát triển lực lượng sản xuất, tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chính sách thuế lương thực sẽ làm cho nông dân phấn khởi sản xuất, quan tâm nâng cao năng suất lao động và sản xuất nông nghiệp sẽ được phục hồi, phát triển nhanh chóng (mức thuế ít hơn khoảng hai lần so với mức trưng thu lương thực thừa, chủ yếu là nhằm vào phú nông và nông dân giàu có, bần nông được miễn thuế hoàn toàn). Trên cơ sở được cung cấp lúa mì và nguyên liệu của nông nghiệp, sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp nặng mới có thể phục hồi và phát triển…
Chính sách kinh tế mới với nội dung quan trọng nhất là chính sách thuế lương thực đã tạo nên nội dung kinh tế mới của khối liên minh giữa giai cấp công nhân và nông dân, đó là vấn đề có ý nghĩa căn bản nhất như Lênin đã chỉ rõ: “Thực chất của chính sách kinh tế mới… là sự liên minh của giai cấp vô sản với nông dân, là sự liên minh giữa đội tiền phong của giai cấp vô sản với quảng đại quần chúng nông dân”
Chính sách kinh tế mới của Lênin rất coi trọng thương nghiệp. Trong bước quá độ từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa xã hội, với sự tồn tại của nền kinh tế có nhiều thành phần thì thương nghiệp là mối liên hệ kinh tế cần thiết, khách quan, có thể thực hiện được giữa hàng chục triệu tiểu nông và nền công nghiệp lớn, giữa thành thị và nông thôn. Chủ nghĩa từ bản đã có một sự phát triển nhất định trong nông nghiệp, công nghiệp cũng như thương nghiệp, kể cả sự xuất hiện một tầng lớp từ sản mới. Nhưng sự phát triển tư bản chủ nghĩa ấy là có chừng mực”, và Nhà nước vô sàn vẫn nắm giữ những vị trí then chốt của nền kinh tế quốc dân (như công nghiệp nặng, ngân hàng ngoại thương ). Tới giữa những năm 20, thành phần tư bản tư nhân chiếm khoảng 20% các cơ sở công nghiệp, sản xuất 5% toàn bộ sản phẩm công nghiệp. Trong thương nghiệp bán lẻ, thành phần tư nhân kiểm soát 53% sự lưu thông hàng hóa.
Với những biện pháp của Chính sách kinh tế mới, Lênin đã chỉ ra sự cần thiết phải thay đổi về căn bàn các nhận thức, quan niệm trước đây về chủ nghĩa xã hội. Đó là sự chuyển hướng chiến lược từ quá độ trực tiếp sang quá độ gián tiếp, từ từ, từng bước một, kiên quyết tìm tòi những bước đi thích hợp, vừa tầm đi tới chủ nghĩa xã hội. Lênin đòi hỏi phải áp dụng những biện pháp cần thiết là thỏa hiệp với nông dân, tự do buôn bán, mở rộng thị trường sử dụng quan hệ hàng hóa – tiền tệ… vì lợi ích của chủ nghĩa xã hội. Phát triển sức sản xuất, chuyển từ ảo tưởng “kế hoạch tập trung phân phối trực tiếp bằng hiện vật” sang thực thi kinh tế hàng hóa – thị trường, phát triển dân chủ và củng cố vai trò chính trị của Đảng, đó là những nội dung căn bản của Chính sách kinh tế mới.
Chính sách kinh tế mới là chính sách đặc trưng cho toàn bộ thời kì quá độ từ tư bản chủ nghĩa lên chủ nghĩa xã hội. Công lao to lớn và đóng góp xuất sắc của Lênin vào kho tàng lí luận của chủ nghĩa xã hội khoa học là ở chỗ: lần đầu tiên, Người đã chỉ ra và xác định nội dung kinh tế của thời kì quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Chính sách kinh tế mới của Lênin đã tính đến mọi đặc điểm của nền kinh tế có nhiều thành phấn trong công cuộc cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Đại hội X của Đảng bônsevich Nga đã đặc biệt chú ý tới vấn đề thống nhất Đảng, coi đó là nhân tố có ý nghĩa quyết định nhất để nhân dân Xô viết vượt qua những khó khăn hiện tại, thực hiện thắng lợi Chính sách kinh tế mới và củng cố Nhà nước vô sản. Đại hội đã thông qua nghị quyết đặc biệt “Về sự thống nhất của Đảng” do Lênin đề nghị Nghị quyết nghiêm khắc lên án tất cả các nhóm đối lập, cấm chỉ mọi hoạt động và tổ chức bè phái – coi đó là nguyên tắc không lay chuyển được trong sinh hoạt và xây dựng Đàng. Mỗi đảng viên phải chấp hành đúng đắn và nhanh chóng mọi nghị quyết của Đảng.
Đại hội còn thông qua nhiều nghị quyết quan trọng khác nhằm bảo đảm thực hiện thắng lợi Chính sách kinh tế mới và đưa đất nước phát triển theo con đường của chủ nghĩa xã hội.
3. Thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết
Tới năm 1922, trên lãnh thổ của nước Nga trước đây đã tồn tại sáu nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa: Nga, Ucraina, Belarut, Adecbaigian, Acmenia và Grudia. Đặc điểm nổi bật giữa các nước cộng hòa này là sự phát triển không đồng đều về kinh tế, văn hóa và chính trị. Lúc này, những vùng công nghiệp còn như “những hòn đảo nhỏ” trong đại dương nông nghiệp to lớn. Các nước cộng hòa vùng Trung Á, Bắc Cápcadơ, Xibia… vẫn trong tình trạng hết sức lạc hậu về kinh tế và văn hóa, thậm chỉ có nơi còn tồn tại những tàn tích của quan hệ phong kiến – gia trưởng. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười đã mang lại sự bình đẳng về chính trị giữa các nước Cộng hòa Xô viết. Nhưng sự bình đẳng ấy chỉ thật sự vững chắc khi dựa trên cơ sở bình đẳng về kinh tế và văn hóa – tức là với sự phát triển không ngừng về kinh tế và văn hóa của các dân tộc.
Trong thời kì nội chiến và can thiệp vũ trang, trước nguy cơ đe dọa của bọn bạch vệ phản động và các thế lực đế quốc quốc tế, các nước Cộng hòa Xô viết đã liên minh chặt chẽ, giúp đỡ lẫn nhau nhằm đánh bại kẻ thủ chung. Các nước đã kí những hiệp ước liên minh đặt dưới sự lãnh đạo của nước Nga Xô viết như thống nhất lực lượng vũ trang, công nghiệp, tài chính, liên lạc, giao thông và những hoạt động ngoại giao. Sự liên minh ấy đã trở thành nguồn sức mạnh giúp cho các dân tộc giành chiến thắng trong cuộc chiến đấu chống giặc ngoài, thù trong.
Nhưng bước vào thời kì hòa bình, với nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội và giữ vững nền quốc phòng an ninh, các nước Cộng hòa Xô viết cảng phải thống nhất, đoàn kết chặt chẽ hơn nữa, nhất là về kinh tế và chính trị, trong một Liên bang duy nhất về mặt Nhà nước Hệ thống hiệp ước liên minh giữa các nước cộng hòa trước đây vẫn không đủ đảm bảo sự thống nhất kinh tế cần thiết (như việc phân công lao động giữa các vùng sử dụng một cách hợp lí các nguồn tài nguyên dự trữ). Việc đập tan cuộc can thiệp vũ trang của nước ngoài cũng chưa phải đã xóa bỏ hoàn toàn những nguy cơ xâm lược của chủ nghĩa đế quốc và mưu đồ phục hối chủ nghĩa tư bản của bọn phản cách mạng trong nước. Sự thống nhất các lực lượng vũ trang cũng như các phương tiện quốc phòng là một đòi hỏi cần thiết đối với công cuộc phòng thủ và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Xô viết.
Tiền đề cần thiết, cơ sở vững chắc cho sự thống nhất về mặt Nhà nước của các nước cộng hòa là sự thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa, việc thành lập chính quyền Xô viết cũng như lợi ích chung của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Chiều ngày 30-12-1922 tại Mátxcơva, Đại hội lần thứ nhất các Xô viết toàn Liên bang được tiến hành với sự tham dự của 2.215 đại biểu. Đại hội đã nhất trí thông qua bản Tuyên ngôn thành lập Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) và bản Hiệp ước Liên bang. Đại hội đã bầu ra cơ quan lập pháp tối cao – Ban chấp hành Trung ương Liên Xô do M.I.Calinin làm Chủ tịch và bầu Lênin làm Chủ tịch Hội đồng ủy viên nhân dân Liên Xô.
Sự ra đời của Liên bang Xô viết là một sự kiện quan trọng. Sức mạnh của Nhà nước Xô viết được củng cố và tăng cường. Đồng thời, đó là tháng lợi của chính sách dân tộc theo chủ nghĩa Lênin, của tình hữu nghị anh em giữa các dân tộc trong quốc gia công nông đầu tiên trên thế giới. Lần đầu tiên trong lịch sử, loài người tiến bộ đã được thấy một con đường giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc, đó là thủ tiêu mọi bất bình đẳng dân tộc và xây dựng một cộng đồng anh em giữa các dân tộc.
Tháng 1-1924, bản Hiến pháp đầu tiên của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết được thông qua đã kết thúc quá trình thành lập Nhà nước Liên bang Xô viết.
Xem thêm : Xác định mẫu khảo sát & Phương pháp chọn mẫu
Việc thành lập Liên bang Xô viết là thành tựu cuối cùng được thực hiện dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Lênin. Từ mùa thu 1922, Lênin bị ốm nặng. Sang đầu năm 1923, khi thấy sức khỏe được phục hối tốt hơn, Lênin đã đọc cho ghi lại những bài báo cuối cùng của mình. “Những trang nhật kí ‘Bàn về chế độ hợp tác xã”: “Chúng ta phải cải tổ Bộ dân ủy thanh tra công nông như thế nào”; “Thà ít mà tốt…” Với những bài báo ấy, Lênin đã hoàn thành việc vạch ra kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và chỉ ra con đường để thực hiện kế hoạch đó. Đó là di chúc chính trị của Lênin đối với toàn Đảng và toàn dân Xô viết. Tháng 3-1923, Lênin lại bị ốm nặng và Người đã từ trấn lúc 18 giờ 50 phút ngày 21-1-1924.
Cả đất nước Xô viết và thế giới tiến bộ xúc động, đau thương. Cái chết của Lênin là một tổn thất vô cùng nặng nề đối với toàn Đảng bônsêvich và nhân dân Liên Xô, đối với giai cấp công nhân quốc tế, các dân tộc bị áp bức và nhân dân lao động trên toàn thế giới.
4. Những thành tựu chủ yếu của công cuộc khôi phục nền kinh tế quốc dân
Tới năm 1925, chỉ trong vòng 4 năm, nhân dân Xô viết đã hoàn thành thắng lợi những nhiệm vụ chủ yếu của thời kì khôi phục kinh tế.
Sản xuất nông nghiệp đạt được nhiều thành tích. Diện tích gieo trong mua màng và sản lượng thu hoạch lúa mì năm 1926 đã vượt thời kì trước chiến tranh. Tổng sản lượng nông nghiệp đạt 1187 so với năm 1913. Nhờ đó, ngay từ năm 1925, dàn súc vật bò, lợn, cừu và dễ đã vượt thời kì trước chiến tranh. Nhưng trong nông nghiệp lại xuất hiện những nguy cơ mới. Mặc dầu có sự tăng tổng sản lượng, nhưng tỉ lệ nông phẩm hàng hóa lại giảm sút và tình trạng phân hóa giai cấp và đấu tranh giai cấp ở nông thôn ngày càng trở nên gay gắt giữa một bên là cố nông, bần nông và trung nông với một bên là bọn phú nông bóc lột.
Việc khôi phục sản xuất công nghiệp có chậm hơn. So với thời kì trước chiến tranh, năm 1925 sản lượng công nghiệp đạt 73% và riêng công nghiệp nặng đạt 80%. Kế hoạch điện khí hóa đất nước, do Lênin để ra từ nam 1920, đã được thực hiện thắng lợi, khoảng 10 nhà máy điện đã và đang được xây dựng. Phải tới năm 1926-1927, sản lượng công nghiệp nhìn chung mới bằng năm 1913. Các ngành công nghiệp chế tạo máy móc và luyện kim, công nghiệp nhẹ và thực phẩm đã vượt thời kì trước chiến tranh, nhưng công nghiệp dầu mỏ và khai thác than đá mới xấp xỉ năm 1913, sản lượng gang lại chỉ bằng 52,5%. Sản xuất điện lực tăng khoảng 2 lấn so với năm 1913.
Tới cuối thời kì khối phục kinh tế thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa đã chiếm 76,1% trong tổng sản lượng công nghiệp, còn thành phần tư bản tư nhân -23,9%. Lưu thông hàng hóa giữa thành thị và nông thôn đã tăng lên khá nhiều. Tới những năm 1924-1925, chu chuyển nội thương bằng 70% so với thời kì trước chiến tranh; thành phần kinh tế nhà nước và hợp tác xã chiếm 87,9% trong thương nghiệp bán buôn.
Với những thắng lợi của công cuộc khối phục kinh tế đời sống vật chất và văn hóa của công nhân và nông dân đã được cải thiện. Tiền lương của công nhân tăng lên, trong một số ngành công nghiệp (như thực phẩm, hóa chất và dệt) đã cao hơn mức năm 1913. Điều kiện làm việc và điều kiện sinh hoạt của công nhân, viên chức ngày được nâng cao. Kỉ luật lao động chế độ làm việc 8 giờ một ngày được thực hiện nghiêm túc. Những khoản chi phí cho việc bảo hiểm xã hội, bảo vệ sức khỏe và xây dựng nhà ở đều tăng lên.
Những thành tựu to lớn của công cuộc khối phục nên kinh tế quốc dân đã khẳng định sự đúng đán hoàn toàn đường lối Chính sách kinh tế mới của Lênin và là biểu hiện rực rỡ của tính sáng tạo và lao động anh dũng phi thường của giai cấp công nhân và nông dân nước Nga Xô viết.
Nguồn tài liệu: Nguyễn Anh Thái, Lịch sử thế giới hiện đại 1917-1995, NXB Giáo dục
Câu hỏi liên quan:
1. Thực chất của chính sách kinh tế mới là gì?
TL: Thực chất của chính sách kinh tế mới là chuyển từ nền kinh tế do nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt sang nền kinh tế nhiều thành phần.
2. Vai trò của nhà nước trong Chính sách kinh tế mới được đưa ra như thế nào?
TL: Vai trò của nhà nước trong Chính sách kinh tế mới được đưa ra là Nhà nước kiểm soát, điều tiết các ngành kinh tế then chốt.
3. Từ chính sách kinh tế mới ở Nga, Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm nào cho công cuộc đổi mới đất nước hiện nay?
TL: Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần có sự kiểm soát của nhà nước
Xuất phát từ tình hình kinh tế nước Nga Xô viết bị tàn phá nặng nề trong bảy năm chiến tranh (1914 – 1921): sản lượng nông nghiệp năm 1920 chỉ bằng 1/2 so với trước chiến tranh, sản lượng công nghiệp chỉ còn 1/7, nhiều vùng lâm vào dịch bệnh và nạn đói trầm trọng.
=> Chính sách kinh tế mới là biện pháp Lê-nin đề xướng nhằm khắc phục khó khăn và phát triển các ngành kinh tế từ năm 1921. Xét những nội dung của chính sách này cho thấy những biện pháp mà NEP đề ra nhằm thực hiện mục tiêu quan trọng, cơ bản nhất là: đẩy mạnh sản xuất, phát triển, lưu thông hàng hóa.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Tin Tức