Thực dân pháp đánh chiếm Việt Nam (1858)
Thực dân pháp đánh chiếm Việt Nam – Nhân dân Nam Bộ giương cao ngọn cờ chống xâm lược.
Nội Dung
1. Việt Nam dưới triền Nguyễn đối phó với âm mưu xâm lược của thực dân Pháp
Từ lâu các thương nhân, giáo sĩ phương Tây, trong đó có thương nhân và giáo sĩ người Pháp, đã có mặt ở Việt Nam để tìm kiếm thị trường và đạo trường mới. Sau khi bị đẩy ra khỏi thuộc địa chung với Anh ở Ấn Độ, tư bản Pháp đã ra sức tìm kiếm thuộc địa mới ở miền viễn đông. Năm 1769, cùng lúc với sự đóng cửa Công ty Đông An Pháp ở Ấn Độ, Hội truyền giáo của Pháp ở nước ngoài được thành lập. Tư bản Pháp cấu kết với giáo hội để mở cửa các quốc gia phong kiến phương Đông, trong đó có Việt Nam.
Bạn đang xem: Thực dân pháp đánh chiếm Việt Nam (1858)
Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ (1771) và chuyển thành phong trào dân tộc mạnh mẽ. Lợi dụng lực lượng Nguyễn Ánh chống Tây Sơn, thông qua việc ký Hiệp ước Versailles (28/7/1787), thực dân Pháp muốn xúc tiến việc can thiệp vào nội tình Việt Nam; nhưng đến trước thế kỷ XIX thực dân Pháp vẫn chưa thực hiện được âm mưu xâm lược ở xứ này.
Sau cuộc chiến chống Tây Sơn và vương triều Nguyễn Quang Trung, thì vương triều Nguyễn Gia Long được thiết lập (1802). Nửa đầu thế kỷ XIX, các vương triều Nguyễn từ đời Gia Long đến đời Minh Mạng, Thiệu Trị và đầu đời Tự Đức, đã cho thi hành nhiều chính sách đối nội và đối ngoại nhằm củng cố phát triển quốc gia về chính trị, kinh tế, văn hoá, quốc phòng.
Tuy nhiên, triều Nguyễn đã xây dựng bộ máy chính trị quan liêu, độc đoán và sâu mọt; xây dựng nền kinh tế tiểu nông không có khả năng phát triển thành kinh tế hàng hoá; kinh tế công thương bị sa sút và bế tắc. Một số biện pháp khuyến nông không đủ làm thay đổi sự trì trệ lạc hậu của đời sống kinh tế. Những tiến bộ ở một số lĩnh vực văn hóa không đủ làm thay đổi cả nền học thuật cổ hủ và tư tưởng bảo thủ. Xã hội Việt Nam dưới triều Nguyễn bất ổn với tình trạng xiêu bạt của nông dân ngày càng lớn, mâu thuẫn giai cấp ngày càng sâu sắc, khởi nghĩa nông dân ngày càng nhiều. Đất nước lâm vào cuộc khủng hoảng suy vong trầm trọng.
Có thể nói, những biện pháp của các vương triều Nguyễn không đem lại hiệu quả phát triển kinh tế, không làm cho đất nước ổn định về chính trị, không đưa quốc gia đến sự hùng mạnh để đủ sức chống lại những âm mưu thôn tính của ngoại bang.
Trong khi đó chính sách đối ngoại của triều đình Nguyễn không những lạc hậu với thời cuộc, không thích hợp trong bang giao với các nước láng giềng, mà còn có những sai lầm và mù quáng trước những diễn biến của tình hình thế giới đang chuyển động theo quy luật phát triển của nó. Đặc biệt là những biện pháp của các vương triều Nguyễn đối phó với âm mưu xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây (cấm đạo, cự tuyệt buôn bán, cự tuyệt ngoại giao…) đã không thể đem lại hiệu quả trong việc ngăn chặn thực dân Pháp thực hiện dã tâm xâm lược, đồng thời còn tạo cho chúng có cớ để can thiệp và đem quân sang đánh Việt Nam.
Về phía thực dân Pháp, suốt 70 năm kể từ ký Hiệp ước Versailles (1787) đến năm lập Hội đồng Nam kỳ (1857), tư bản Pháp đã tìm đủ mọi cách để mở cửa Việt Nam. Chúng đã từng bước can thiệp vào nội tình đất nước, khiêu khích bằng quân sự, đưa ra yêu sách tự do truyền đạo, tự do buôn bán, đưa ra chiêu bài ngoại giao hữu hảo, tìm nguyên cớ cho cuộc chiến tranh. Đó thực chất chỉ là quá trình chuẩn bị của tư bản Pháp trong việc thực hiện âm mưu chiến lược: muốn thôn tính Việt Nam, biến Việt Nam thành thuộc địa và căn cứ ở Viễn Đông, nhất là ở miền Nam Trung Quốc, nhằm giành giật thị trường với tư bản Anh và các tư bản khác ở khu vực béo bở này.
Tháng 7/1857 Napoléon III quyết định vũ trang can thiệp Việt Nam với lý do: Bảo vệ quốc thể, bảo vệ đạo, khai hóa văn minh. Sau khi buộc triều đình nhà Thanh ký Hiệp ước Thiên Tân (27/6/1858) nhường cho liên quân Anh – Pháp nhiều quyền lợi ở Trung Quốc, chiều ngày 31/8/1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha kéo xuống phía Nam, dàn quân trước cửa bể Đà Nẵng. Chúng đã sẵn sàng hành động vũ trang xâm lược Việt Nam.
2. Từ mặt trận Đà Nẵng đến mặt trận Gia Định
Mờ sáng ngày 1/9/1858 quân xâm lược Pháp gửi tối hậu thư cho Tổng đốc Nam Ngãi đòi quan quân nhà Nguyễn ở đây phải đầu hàng. Liền đó 2.500 quân Pháp do Phó đô đốc Rigault de Genouilly chỉ huy, với 13 chiến thuyền, 50 đại bác, cùng với 1 chiến thuyền 450 quân Tây Ban Nha do đại tá Palanca chỉ huy, bắt đầu tấn công bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) mở đầu qúa trình đánh chiếm Việt Nam. Chúng muốn thực hiện đánh nhanh thắng nhanh bằng việc chiếm lấy Đà Nẵng làm bàn đạp để đánh sâu vào nội địa, thiết lập hậu phương rồi thúc quân đánh ra Huế buộc triều đình Nguyễn đầu hàng, kết thúc chiến tranh.
Nhưng cuộc ăn cướp trắng trợn ấy của Pháp không kết thúc nhanh chóng như chúng tưởng. Quân dân Đà Nẵng dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương đã xây dựng phòng tuyến chống giặc, đánh bật các cuộc tấn công của quân Pháp – Tây Ban Nha. Quân địch bị sa lầy ở mặt trận Đà Nẵng.
Để giải quyết khó khăn do cuộc chiến kéo dài và quyết tâm đánh chiếm Việt Nam, từ tháng 2/1859 quân Pháp – Tây Ban Nha liền mở mặt trận mới ở Gia Định, song chúng cũng bị sa lầy ở đó.
Xem thêm : Link Nhóm Zalo Tặng Acc Liên Quân Thật 100% Miễn Phí
Chỉ huy quân viễn chinh Pháp đánh chiếm Việt Nam lúc này là Le Page cho quân rút khỏi Đà Nẵng, gửi thư xin nghị hòa với triều đình Huế để cứu những vị trí chiếm đóng của chúng đang chìm trong cuộc kháng chiến nhân dân ở miền Lục Tỉnh.
Bằng việc lựa chọn kế “Trì cửu”, chủ trương “Thủ để hòa”, “Lấy tư cách chủ đợi khách, thi hành kế giữ lâu dài để đợi họ mỏi mệt”, triều đình Nguyễn đã bỏ lỡ thời cơ bảo vệ nền độc lập dân tộc. Khi đô đốc Charner sang thay chỉ huy quân Pháp đánh chiếm Việt Nam, thì ở chiến trường Gia Định, Thống đốc quân vụ đại thần Nguyễn Tri Phương được giao nhiệm vụ toàn quyền mặt trận này. Quân Pháp quyết tâm đánh chiếm Gia Định để làm bàn đạp chiếm toàn bộ Lục Tỉnh, còn quân dân của Nguyễn Tri Phương tập trung xây dựng Đại đồn Chí Hòa.
Song đã đến lúc thành trì phong kiến dù kiên cố đến đâu cũng không chịu nổi sức tấn công của chủ nghĩa tư bản. Nguyễn Tri Phương có 12.000 quân đầy đủ súng đạn, lương thực, tự đặt mình trong thế chống đỡ đạo quân gần 5.000 lính Pháp – Tây Ban Nha từ xa hàng ngàn dặm tấn công tới.
Sau khi có thêm tiếp viện, ngày 24/2/1861 quân Pháp – Tây Ban Nha lại tấn công quân đội nhà Nguyễn. Cuộc diễn ra rất quyết liệt giữa quân đội do Nguyễn Tri Phương chỉ huy giữ Đại đồn Chí Hòa, với quân Pháp – Tây Ban Nha kiên quyết tấn công đánh chiếm thành. Nhưng chỉ chưa đầy 2 ngày, Đại đồn Chí Hòa đã nhanh chóng thất thủ, Nguyễn Tri Phương và quân lính của ông rút về Biên Hòa. Pháp chiếm Đại đồn và từ đó đánh chiếm toàn bộ Gia Định. Chúng mở rộng tấn công ra các tỉnh xung quanh. Quan quân triều Nguyễn ở các tỉnh chạy dài trước cuộc tấn công liên tiếp của quân Pháp. Tháng 4/1861 chúng đánh xuống Định Tường. Tháng 12/1961 chúng đánh lên Biên Hòa. Tháng 3/1862 chúng đánh xuống Vĩnh Long… Đến giữa năm 1862 đã có 4/6 tỉnh ở miền Lục Tỉnh lọt vào tay quân xâm lược.
3. Triều đình nhà Nguyễn ký Hiệp ước Nhâm Tuất 1862 – Khởi nghĩa Trương Định
Trước họa xâm lăng, nhân dân Lục Tỉnh đã phối hợp với quân đội triều đình kiên quyết chống lại quân Pháp. Những ngọn lửa kháng chiến đã bùng lên khắp nơi, chặn bước chân quân Pháp – Tây Ban Nha và vây bắt chúng. Quân xâm lược càng mở rộng địa bàn đánh chiếm, thì chúng càng gặp nhiều khó khăn vì phải đối phó với các lực lượng “dân ấp, dân lân mến nghĩa làm quân chiêu mộ”, họ đang ra sức đánh Pháp giữ gìn quê hương đất nước.
Thực chất là đến giữa năm 1862, quân xâm lược Pháp đánh chiếm được 4 trong số 6 tỉnh Nam bộ, nhưng chúng phải chựng lại vì bị sa lầy vào biển lửa của chiến tranh nhân dân ở Nam bộ đang phát triển nhanh chóng.
Trong điều kiện thuận lợi ấy, triều đình Huế đã không tranh thủ giương cao ngọn cờ để cứu nước, để lãnh đạo phong trào quần chúng ứng nghĩa. Triều đình phân hóa thành hai phái chủ chiến và chủ hòa. Phái chủ chiến không quyết tâm kháng chiến, còn phái chủ hòa – trong đó có vua Tự Đức thì lo sợ sức mạnh của tàu đồng, súng đạn của quân Pháp, đồng thời họ lo sợ cả sức mạnh của phong trào quần chúng đang nổi dậy đấu tranh chống Pháp ở miền Lục Tỉnh.
Ngày 5/6/1862, triều đình cử các quan đại thần là Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp vào Sài Gòn ký với quân Pháp bản “Hòa ước Nhâm Tuất”. Hòa ước gồm 12 điều khoản với nội dung chủ yếu là: triều Nguyễn nhượng hẳn ba tỉnh miền Đông và đảo Côn Lôn cho Pháp; chịu bồi thường chiến phí cho quân Pháp; cam kết phối hợp với quân Pháp chống lại phong trào kháng chiến của nhân dân.
Hành động đầu hàng và thỏa hiệp đó của triều đình Nguyễn không thể dập tắt cuộc chiến đấu của nhân dân Nam bộ, ngược lại càng làm cho ngọn lửa kháng chiến của nhân dân bốc lên ngùn ngụt. Những cờ nghĩa “Bình Tây” phất lên khắp miền Lục Tỉnh. Quần chúng nhân dân cùng với một bộ phận quân lính triều đình đi với nhân dân, dưới sự lãnh đạo của các văn thân, sĩ phu yêu nước, đã đứng lên chống xâm lược và chống cả lực lượng tay sai của chúng. Quá trình ấy cũng là quá trình chuyển ngọn cờ dân tộc từ tay giai cấp phong kiến thống trị sang tay quần chúng nhân dân. Trong đó khởi nghĩa Trương Định là tiêu biểu.
Ngay từ khi quân Pháp đánh Gia Định (tháng 2/1859) Trương Định đã tổ chức dân binh ứng nghĩa với quân triều đình, chống quân Pháp xâm lược. Khi triều đình ký Hòa ước Nhâm Tuất 1862, làm bùng nổ phong trào của các tầng lớp nhân dân “chống cả triều lẫn Tây”, khởi nghĩa Trương Định trở thành phong trào lớn, có sức qui tụ nhiều lực lượng yêu nước ở Nam bộ ngày càng đông. Những năm 1862-1864 nghĩa quân Trương Định đã hoạt động trên một vùng rộng lớn từ miền Đông xuống miền Tây Nam bộ. Lúc đầu có khoảng 500 người, sau thành lực lượng gần 6.000 nghĩa quân, lấy Gò Công làm căn cứ thủ hiểm để từ đó tung ra đánh Pháp. Địch phải cầu cứu viện binh từ Trung Quốc, Philippin, để tập trung công phá căn cứ Gò Công và tiêu diệt nghĩa quân. Chúng còn sử dụng lực lượng tay sai và cả những người từ nghĩa quân đã đầu hàng chúng, để chống lại quân khởi nghĩa. Nghĩa quân Trương Định nhiều lần đánh cho quân Pháp và tay sai những đòn đau, phải hao binh tổn tướng. Ngày 20/8/1864, tại căn cứ ở Gò Công, Trương Định và những cận vệ của ông lọt vào ổ phục kích của quân Pháp và lực lượng bội phản, buộc ông và các nghĩa sĩ phải chiến đấu đến người cuối cùng, chịu hy sinh tất cả chứ nhất quyết không để bị địch bắt.
Từ sau khi Trương Định hy sinh, nghĩa quân của ông tiếp tục chiến đấu dưới cờ nghĩa của Trương Quyền (con của Trương Định) và các thủ lĩnh khác trên các địa bàn miền Đông Nam bộ. Một cuộc khởi nghĩa này bị dập tắt, nhiều cuộc khởi nghĩa khác lại nổ ra, kiên quyết chống quân xâm lược và tay sai của chúng.
Xem thêm : Các nhà cung cấp sỉ cà phê bột
Trong khi đó ở Bắc Hà và miền Trung, những năm 1862- 1867 nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân chống ách áp bức của triều đình Nguyễn liên tiếp nổ ra (khởi nghĩa Cai Vàng, khởi nghĩa Chày Vôi…). Quân đội triều đình đã đàn áp đẫm máu các cuộc khởi nghĩa nông dân. Nhiều lãnh tụ nông dân và quân nổi dậy bị giết hại, quần chúng khởi nghĩa rất căm phẫn. Mâu thuẫn giữa triều đình Huế và các tầng lớp nhân dân ngày càng tăng lên. Trong khi đó, chính sách cấm đạo, sát đạo của triều đình Huế vẫn tiếp tục. Quân Pháp tiếp tục lợi dụng những mâu thuẫn này để can thiệp vào nội tình đất nước.
Điều đó chứng tỏ triều Nguyễn vẫn chưa tập hợp được lực lượng dân tộc ở các vùng còn lại để bảo vệ đất nước; ngược lại họ chỉ làm cho khả năng tự vệ của đất nước bị hủy hoại thêm. Quân Pháp ở Nam bộ được củng cố và chúng lấn tới, âm mưu thôn tính nốt các tỉnh còn lại ở miền Tây Nam bộ.
4. Nhân dân ba tỉnh miền Tây chống Pháp
Tháng 8/1863, thông qua một chuyến du ngoạn quân sự để ”thăm viếng hữu hảo” ở Campuchia, quân Pháp buộc triều đình Nôrôđôm ký bản “Hiệp ước hữu nghị và thương mại”. Theo đó, Pháp đã áp đặt được ách đô hộ trên đất nước này không tốn một viên đạn. Cũng từ đây quân Pháp đã đặt các tỉnh miền Tây Nam bộ vào thế bị cô lập để tiếp tục thôn tính toàn bộ miền Lục Tỉnh.
Triều đình Nguyễn từ sau khi để mất 3 tỉnh miền Đông, đã chủ trương hòa với quân Pháp để chuộc lại đất dấy nghiệp ở Gia Định. Do đó, các tỉnh thành Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên không được củng cố để tăng cường phòng thủ, quân đội triều đình giữ các tỉnh thành này không được đặt trong tư thế sẵn sàng chiến đấu vì sợ ảnh hưởng đến cuộc thương thuyết của triều đình chuộc đất Gia Định.
Chính vì vậy, quân Pháp tiếp tục lấn tới và đe dọa triều đình Nguyễn để chiếm nốt ba tỉnh miền Tây. Trước thái độ bạc nhược của triều đình Huế, ngày 20/6/1867 quân Pháp kéo xuống Vĩnh Long và dàn quân trước cửa thành Vĩnh Long, gây áp lực quân sự lớn đối với Phan Thanh Giảng, buộc ông phải giao thành Vĩnh Long cho chúng. Tiếp đó quân Pháp buộc Phan Thanh Giản viết thư, yêu cầu quan quân triều đình đang trấn giữ các tỉnh thành An Giang và Hà Tiên giao thành cho Pháp. Thế là trong mấy ngày từ 20/6/1867 đến ngày 24/6/1867, quân Pháp đã đánh chiếm các tỉnh thành Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên không tốn một viên đạn.
Sau khi để mất nốt 3 tỉnh miền Tây, Phan Thanh Giản tuyệt mệnh trước chén thuốc độc sau 17 ngày nhịn ăn và bất hợp tác với quân Pháp. Triều đình Huế trốn tránh trách nhiệm trong việc để mất 3 tỉnh miền Đông và bây giờ để mất 3 tỉnh miền Tây, đổ lỗi trách nhiệm cho một mình vị trung thần kia.
Các văn thân, sĩ phu và “Dân ấp, dân lân mến nghĩa” thì thiết thực hơn, họ tụ nghĩa theo Nguyễn Trung Trực, Phan Tôn, Phan Liêm, Đỗ Thừa Long, Đỗ Thừa Tự, Thái Văn Nhíp, Đốc Binh Kiều… lập căn cứ chống Pháp đến cùng.
Mưu dũng có thừa và đã làm cho quân địch hao binh tổn tướng trong nhiều năm, song nhân dân tay không làm sao giành lại được Lục Tỉnh ? Khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực sau mấy năm phát triển (từ 1867 – 1868) cũng phải chịu thất bại.
Năm 1868, tại pháp trường ở Hà Tiên, Nguyễn Trung Trực hiên ngang trả lời giặc Pháp: “Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới người Nam đánh Tây”.
Đến năm 1885, sau hàng chục năm cai trị, quân Pháp vẫn phải lo đối phó với nghĩa quân của D6è Bường – Phan Công Hớn trong cuộc khởi nghĩa 18 thôn Vườn Trầu ở Hóc Môn – Bà Điểm…
Quân xâm lược chiếm đóng toàn bộ các tỉnh thành, bắt đầu biến Lục Tỉnh thành thuộc địa Nam kỳ. Chúng xây dựng Nam kỳ làm bàn đạp để đánh chiếm các miền đất còn lại của Việt Nam và cả Đông Dương.
(Nguồn: Hà Minh Hồng, Lịch sử Việt Nam Cận Đại (1858-1975))
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Tin Tức