Nơi làm việc định hướng công nghệ (A technology-driven workplace)
Việc chuyển sang tổ chức học tập có mối liên quan chặt chẽ với sự chuyển đổi hiện nay đến việc quản trị nơi làm việc định hướng công nghệ (a technology-driven workplace). Các tổ chức ngày nay không thể được quản lý và kiểm soát theo một cách thức như nó đã từng thực hiện cách đây hơn 100 năm, và thậm chí là cách đây 20 năm. Các nguyên lý mà Frederick Taylor và những tác giả khởi xướng quản trị khoa học là còn khá ít giá trị trong các tổ chức và xã hội ngày nay. Đời sống của chúng ta cũng như các tổ chức ngày nay bị ngập sâu bởi công nghệ thông tin. Các ý tưởng, thông tin và các mối quan hệ đang trở nên quan trọng hơn là thiết bị sản xuất, sản phẩm hay công việc được thiết kế rõ ràng1. Nhiều người lao động giờ đây thực hiện công việc của họ trên máy tính, có thể làm việc với một nhóm ảo, kết nối mạng với đồng nghiệp của họ trên toàn thế giới. Ngay cả ở trong các nhà máy chế tạo các sản phẩm hữu hình, các máy móc cũng được lập trình thực hiện công việc và người công nhân tự do hơn trong việc sử dụng trí tuệ và khả năng của mình trong công việc. Các nhà quản trị và công nhân trong các công ty ngày nay tập trung vào các cơ hội hơn là hiệu quả, điều đó đòi hỏi họ phải linh hoạt, sáng tạo và không bị ràng buộc bởi các quy tắc cứng nhắc và các nhiệm vụ được thiết kế quá chi tiết.
Hơn thế việc người lao động có thể liên kết nhau qua mạng khiến cho các tổ chức ngày nay không thoát khỏi mạng internet. Thế giới kinh doanh điện tử bùng nổ khiến ngày càng nhiều doanh nghiệp tham gia vào thế giới số trên máy điện toán hơn là một không gian vật lý. E-business đòi hỏi công việc trong tổ chức được thực hiện qua việc sử dụng kết nối điện tử (bao gồm cả Internet) với người tiêu dùng, các đối tác, các nhà cung cấp, người lao động hoặc các giới liên quan khác.
Bạn đang xem: Nơi làm việc định hướng công nghệ (A technology-driven workplace)
Thương mại điện tử (E-commerce) là một thuật ngữ hẹp dùng để chỉ các trao đổi kinh doanh hay các giao dịch xảy ra trên mạng. Thương mại điện tử thay thế hoặc nâng cao khả năng trao đổi hàng hoá và tiền tệ cùng với trao đổi thông tin và dữ liệu từ máy tính này đến máy tính khác. Có 3 loại thương mại điện tử: commerce—business-to-consumer, business-to-business, and consumer- to-consumer— được minh hoạ ở hình II-7. Ngày nay, hầu hết hoạt động thương mại điện tử đều xảy ra trên Internet. Những công ty như Gateway, Amazon.com, Expedia.com là các ví dụ cho hình thức business-to-consumer e-commerce (B2C), vì họ bán các sản phẩm và dịch vụ cho người tiêu dùng qua Internet.
Xem thêm : Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác – Lênin
Lĩnh vực thương mại điện tử tăng trưởng nhanh nhất chính là business-to-business e- commerce (B2B), nó thể hiện các giao dịch điện tử giữa các tổ chức với nhau. Nhiều công ty tổ chức B2B qua hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử riêng(electronic data interchange (EDI)).
Ngày càng nhiều công ty sử dụng công nghệ Web-based vì hệ thống Internet là dễ sử dụng hơn so với EDI và dễ xử lý với một lượng lớn các nhà cung cấp và những người bán lại hơn. Một số công ty áp dụng thương mại điện tử ở mức độ rất cao đã đạt được những kết quả đáng kinh ngạc. Hãng máy tính Dell là người tiên phong sử dụng hệ thống chuỗi cung cấp kỹ thuật số từ đặt hàng đến giao hàng để giữ mối quan hệ với khách hàng, đặt hàng, mua các phụ kiện từ người cung cấp, phối hợp với các đối tác sản xuất khác và vận chuyển sản phẩm trực tiếp đến người tiêu dùng.
Lĩnh vực thứ ba của thương mại điện tử là consumer-to-consumer (C2C), cũng tạo ra khả năng kinh doanh trên mạng Internet theo cách là một trung gian giữa những người tiêu dùng với nhau. Một trong những ví dụ nổi tiếng nhất về hình thức thương mại điện tử này là việc bán đấu giá qua mạng ở trang Web eBay hoặc QXL. Bán đấu giá trên mạng Internet đã tạo ra một thị trường rộng lớn nơi mà người tiêu dùng có thể mua hoặc bán trực tiếp với người khác.
Xem thêm : Lợi ích kinh tế là gì? Bản chất và Vai trò
Với sự gia tăng nhanh chóng của thế giới số, nhiều tổ chức và người lao động xử lý hầu như toàn bộ những thứ vô hình chẳng hạn như ý tưởng và thông tin. Các công ty chẳng hạn như Microsoft hoặc Ipswitch đã phát triển các phần mềm và những ứng dụng Internet phụ thuộc vào trí tuệ của nhân viên hơn là các thao tác của chân tay của họ. Trong những công ty mà quyền lực của một ý tưởng quyết định sự thành công thì mục tiêu trước hết của các nhà quản trị là gắn kết cho được sự sáng tạo và tri thức vào trong từng người lao động.
Những công nghệ điện tử mới cũng làm cho các tổ chức tự biết phải quản lý như thế nào. Công nghệ cung cấp một khuôn khổ hỗ trợ cho tổ chức tái cấu trúc nơi làm việc. Chẳng hạn, một cách tiếp cận đối với quản trị thông tin là hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP), mà trong đó hợp nhất tất cả các chức năng kinh doanh chủ yếu của công ty, như xử lý đơn đặt hàng, thiết kế sản phẩm, mua sắm, tồn kho, chế biến, phân phối, nguồn nhân lực, tiếp nhận các khoản thanh toán, và dự báo nhu cầu tương lai. Vì ERP gắn kết tất cả các hệ thống của công ty nên các nhà quản trị ở bất cứ đâu trong tổ chức cũng có thể nhìn thấy một bức tranh tổng thể về tổ chức và hành động một cách nhanh chóng trên cơ sở thông tin được cập nhật thường xuyên theo từng phút. ERP tạo ra một cách tiếp cận mới về quản trị – một hệ thống quản trị công ty rộng rãi mà trong đó mọi người, từ CEO xuống đến công nhân vận hành thiết bị ở phân xưởng, đều xử lý như nhau đối với những thông tin thiết yếu. Vì vậy ERP cũng hỗ trợ các nỗ lực quản trị để tạo nên đòn bẩy cho tri thức (knowledge) tổ chức .
Peter Drucker đã đưa ra thuật ngữ công việc tri thức (knowledge work) cách đây hơn 40 năm, nhưng chỉ mới trong những năm gần đây các nhà quản trị mới thật sự nhận ra tri thức là một nguồn lực quan trọng của tổ chức nên được quản lý, ngay cả đối với việc quản lý chu chuyển tiền tệ hay nguyên liệu thô. Quản trị tri thức (Knowledge management) đề cập đến những nỗ lực để tìm kiếm, tổ chức và tạo ra một cách hệ thống nguồn vốn tri thức hiện hữu của tổ chức và nuôi dưỡng văn hoá học tập không ngừng và chia sẻ kiến thức đến mức mọi hoạt động của một công ty được xây dựng dựa trên những tri thức sẵn sàng đó. Công nghệ thông tin đóng một vai trò quan trọng qua việc lưu trữ và phổ biến dữ liệu và thông tin trong toàn bộ tổ chức, nhưng công nghệ thông tin chỉ là một phần của một hệ thống quản trị rộng lớn.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Ảnh Đẹp