Phương pháp tổng hợp cân đối kế toán
Nội Dung
1. Khái niệm phương pháp tổng hợp cân đối kế toán
Tổng hợp và cân đối kế toán là phương pháp khái quát tình hình tài sản, kết quả kinh doanh và các mối quan hệ kinh tế khác thuộc đối tượng kế toán trên những mặt bản chất và trong các mối quan hệ cân đối vốn có của đối tượng kế toán.
Kết quả trực tiếp của phương pháp tổng hợp – cân đối kế toán là hệ thống các bảng tổng hợp – cân đối kế toán (các báo, biểu kế toán). Các báo cáo kế toán có cung cấp các thông tin tài chính cần thiết phục vụ cho các đối tượng sử dụng. Thông qua các báo cáo kế toán, các đối tượng sử dụng thông tin có thể nắm bắt được tình hình tài chính của đơn vị kế toán tại một thời điểm hoặc tình hình kinh doanh của đơn vị trong một thời kỳ nhất định. Hệ thống báo cáo kế toán cung cấp những thông tin tài chính, được tổng hợp từ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ, dựa trên các mối quan hệ cân đối vốn có của kế toán: Cân đối giữa tài sản và nguồn vốn, cân đối giữa biến động tăng – giảm của tài sản, nguồn vốn trong từng nghiệp vụ cụ thể, cân đối phát sinh Nợ – phát sinh Có hay cân đối số dư của các tài khoản kế toán…
Bạn đang xem: Phương pháp tổng hợp cân đối kế toán
2. Ý nghĩa của phương pháp tổng hợp cân đối kế toán
Xem thêm : Các thành phần của Tuyên bố Chiến lược
Ý nghĩa của phương pháp tổng hợp – cân đối kế toán được thể hiện qua các điểm sau:
– Tổng hợp – cân đối kế toán thể hiện quan hệ trực tiếp giữa người sử dụng thông tin kế toán và hệ thống kế toán doanh nghiệp. Nếu như các phương pháp chứng từ, tài khoản, tính giá chủ yếu thể hiện tính kỹ thuật của kế toán thì phương pháp tổng hợp cân đối thể hiện đầy đủ các yêu cầu của người sử dụng thông tin đối với kế toán.
Xem thêm : Chủ nghĩa trọng thương
– Tổng hợp – cân đối kế toán cung cấp các thông tin tổng hợp về tài sản, nguồn vốn tại từng thời điểm và quá trình kinh doanh của doanh nghiệp trong mỗi thời kỳ.
– Thông tin trên các báo cáo tài chính của phương pháp tổng hợp – cân đối kế toán là căn cứ chủ yếu để phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, khả năng sinh lời của vốn, khả năng thanh toán của doanh nghiệp… làm cơ sở ra các quyết định kinh doanh cho nhiều đối tượng khác nhau cả trong và ngoài doanh nghiệp.
3. Hệ thống bảng tổng hợp – cân đối kế toán
Theo thông lệ, hệ thống Bảng tổng hợp – cân đối kế toán thường bao gồm các báo cáo phản ánh tình hình tài chính và phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hầu hết các quốc gia đều có quy định về hệ thống Bảng tổng hợp – cân đối kế toán phù hợp với thông lệ này.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Ảnh Đẹp