Charter School Là Gì? Có Đặc Điểm Gì? Bắt Nguồn Từ Đâu?

0

CNếu các bạn đang băn khoăn và không hiểu Charter School gì? Những điều nên biết về Charter School thì đừng bỏ qua bài viết ngay sau đây. Chắc chắn rằng những điều thú vị về Charter School ngay sau đây sẽ không làm các bạn thất vọng.

Charter School thực chất là một thử nghiệm “thị trường hóa” giáo dục phổ thông ở Mỹ. Sau đây là những điều cụ thể các bạn nên biết về trải nghiệm giáo dục mới này.

Charter school là gì?

Charter school
Charter school

Thực chất Charter school có thể tạm hiểu là một thử nghiệm “thị trường hóa” giáo dục phổ thông tại Mỹ.

Charter school hay ý tưởng về Charter school có thể được hiểu là trường Đặc cách hoặc trường Ủy quyền đầu tiên ở Mỹ. Đây là ý tưởng của giáo sư tiến sĩ Ray Budde (1923-2005) ở University of Massachusetts, Amherst đưa ra vào thập niên 70.

Trong phong trào cải cách giáo dục trong giai đoạn này, Budde được coi là người khởi đầu phong trào.

Ngay sau đó, năm 1988, Albert Shanker Hội trưởng Hội Giáo chức Mỹ (American Federation of Teachers) tiếp nhận đề xuất của Budde khi ông này đang hô hào cải cách hệ thống trường phổ thông công lập bằng cách thành lập những “trường của sự lựa chọn” hay “trường được phép đặc biệt”.

Trường đặc cách lý tưởng ban đầu được hình dung là một loại trường được phép tự quản về quy chế tài chính, không có quan hệ với tôn giáo, không thu học phí, không phụ thuộc luật giáo dục của bang hoặc các quy chế của địa phương, hoạt động tương tự như các trường tư và chịu trách nhiệm về thành tích học tập đối với những học sinh tại trường.

Hơn thế, nếu học sinh có thành tích học tập kém thì nhà trường sẽ có thể bị chính quyền đóng cửa. Do đó, có thể thấy, nhà trường của trường đặc cách chịu trách nhiệm nhiều hơn so với các trường bình thường thời bấy giờ.

Charter school bắt nguồn từ đâu?

Tiếp sau đó, nhiều các trường mang hơi hướng Charter school bắt đầu xuất hiện ở nhiều nơi khác như: Thập niên 80 ở Philadelphia, tiếp đó là một số nhà giáo ở bang Minnesota …

Vào năm 1991, trường Đặc cách đầu tiên ở nước Mỹ ra đời. Ngôi trường Charter school của Mỹ là trường trung học St.Paul City Academy ở bang Minnesota.

Ban đầu, trường do hai giáo viên thành lập với số học sinh là 35. Chủ yếu đây là trường nhận những học sinh không vào được trường công, có độ tuổi từ 16 – 21 tuổi. Phương châm của nhà trường là trang bị cho học sinh tinh thần trách nhiệm với cuộc sống và các năng lực giải quyết vấn đề của thực tiễn.

Trường dùng các phương tiện giảng dạy hiện đại, nội dung phong phú, đa dạng, tạo môi trường phát triển cá tính lành mạnh cho học sinh. Những thành tích lớn và nổi bật của các học sinh từ ngôi trường này đã giúp Charter school phát triển mạnh hơn về sau.

Nhờ sự cổ vũ của phái cải cách cũng như kinh nghiệm trong ngành giáo dục và chính quyền bang ủng hộ nên người ta hăng hái mở trường Đặc cách, chiêu mộ thêm học sinh mẫu giáo đến trung học. Tuy nhiên, đối tượng chủ yếu của Charter school vẫn là trung tiểu học.

Cơ chế của các trường Charter school cũng được mạnh dạn cải cách về cơ chế quản lý, sửa đổi chương trình học, phương pháp dạy, chế độ sử dụng người, lớp ít học sinh hơn, hiện đại hóa thiết bị giảng dạy và tăng phụ đạo học sinh cá biệt.

Minnesota được xem là bang đầu tiên thông qua Luật về trường Đặc cách vào năm 1991, sau đó là bang California.

Theo thống kê, tính đến năm 2008 đã có 40 bang và tiểu khu District of Columbia ban hành Luật về trường Đặc cách; cả nước Mỹ có hơn 4600 trường Đặc cách, với tổng số học sinh lên đến hơn 1,4 triệu học sinh.

Tuy nhiên, cũng phải kể đến do sự can thiệp của địa phương, vấn đề tài chính, quản lý và các lý do học thuật đã khiến khoảng 11% trường Đặc cách bị đóng cửa.

Bối cảnh ra đời của Charter school

Do dư luận Mỹ ngày càng quan tâm đến khiếm khuyết của ngành giáo dục trong ngành giáo dục phổ thông nhất là từ thập niên 80 trở đi.

– Trước hết là cơ chế giáo dục xơ cứng, không coi trọng sự cạnh tranh giữa các trường, thiếu ý tưởng cải cách, không chú ý tới các mối quan tâm của học sinh.

Ẩn sâu trong đó, là do hệ thống trường công trung học và tiểu học ở Mỹ hoàn toàn do cơ quan giáo dục địa phương quản lý, nhà trường thiếu tự chủ về nhiều mặt, bị ràng buộc bởi các quy chế của địa phương.

-Tình trạng bất công về giáo dục ngày càng bộc lộ sự nghiêm trọng.

Do vậy, dư luận càng tăng thêm đòi hỏi về quyền tự chủ cho nhà trường phổ thông.Ở mặt khác, phong trào thị trường hóa giáo dục cũng góp phần là nhân tố xúc tiến sự ra đời trường Đặc cách…

– Sự ủng hộ của chính quyền quyền Mỹ.

Đặc điểm của Charter school

– Trường Đặc cách là một loại của trường công, được hưởng kinh phí giáo dục do Nhà nước (hay chính quyền các bang cấp).

– Không giới hạn về cơ quan xin đăng ký lập trường Đặc cách. Bất cứ cá nhân, đoàn thể tập thể hoặc cá nhân nào đều có thể xin cơ quan giáo dục của chính quyền địa phương cho phép mở trường.

Nếu được phép, đơn vị hoặc người phụ trách nhà trường sẽ ký thỏa thuận với cơ quan giáo dục của chính quyền, trong đó sẽ có quy định các chi tiết cụ thể về trách nhiệm của hai bên về thành lập trường.

– Về nguyên tắc, trường Đặc cách có trách nhiệm tiếp nhận mọi học sinh, không phân biệt chủng tộc, không kén chọn học sinh, giảng dạy đảm bảo chất lượng cũng như nội dung tôn giáo.

– Được tự chủ nhiều hơn các trường công như: Sử dụng kinh phí, bố trí giáo trình giảng dạy hay về giáo dục cá tính học sinh và quyền tự chủ con người… Giáo viên được công khai tuyển dụng nên các trường Đặc cách dễ chiêu mộ thầy tài hơn.

Tuy nhiên, có thể thấy rằng các trường Đặc cách là không giống nhau, do vậy không thể khuôn mẫu các trường này với nhau.

Có thể thấy rằng tuy các trường Charter school – Trường Đặc cách có những bước phát triển thăng trầm nhưng đều góp phần đưa chất lượng giáo dục đi lên.

Quý phụ huynh và các bạn học sinh, sinh viên quan tâm đến Charter school cũng như các vấn đề liên quan vui lòng cập nhật thông tin theo link dưới đây để chúng tôi tư vấn cụ thể hơn.

Rate this post

Leave A Reply

Your email address will not be published.