Giới và Giới tính là gì? Sự khác biệt cơ bản
Nội Dung
Giới tính là gì?
Giới tính: là đặc điểm sinh học tạo nên sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới. Giới tính là bẩm sinh và đồng nhất, nghĩa là giữa nam và nữ ở khắp mọi nơi trên thế giới đều có những sự khác biệt như nhau về mặt sinh học, không thể thay đổi được giữa nam và nữ, do các yếu tố sinh học quyết định. Ví dụ, phụ nữ có bộ phận sinh dục nữ và có thể mang bầu, sinh con và cho bú bằng chính bầu sữa của mình, còn nam giới có bộ phận sinh dục nam và có thể sản xuất ra tinh trùng.
Giới là gì?
Giới là sự khác biệt về mặt xã hội giữa nam giới và phụ nữ như vai trò, thái độ, hành vi ứng xử và các giá trị. Vai trò giới được biết đến thông qua quá trình học tập và khác nhau theo từng nền văn hóa và thời gian, do vậy giới có thể thay đổi được.
Ví dụ. Phụ nữ cũng có thể mạnh mẽ và quyết đoán, trở thành lãnh đạo, phi công, thợ máy… Ngược lại nam giới có thể dịu dàng và kiên nhẫn, có thể làm đầu bếp, nhân viên đánh máy, thư ký v.v. Những đặc điểm có thể hoán đổi đó là những khái niệm, nếp nghĩ và tiêu chuẩn mang tính chất xã hội. Chúng thay đổi từ nền văn hóa này sang nền văn hóa khác trong một bối cảnh cụ thể của một xã hội, do các yếu tố xã hội, lịch sử, tôn giáo, kinh tế quyết định. Vì vậy, địa vị của người phụ nữ phương Tây khác với địa vị của người phụ nữ phương Đông, địa vị xã hội của phụ nữ Việt Nam khác với địa vị xã hội của phụ nữ Hồi giáo, địa vị của phụ nữ nông thôn khác với địa vị của phụ nữ vùng thành thị.
Quá trình thay đổi các đặc điểm Giới thường cần nhiều thời gian bởi vì nó đòi hỏi một sự thay đổi trong tư tưởng, định kiến, nhận thức, thói quen và cách cư xử vốn được coi là mẫu mực của cả xã hội. Sự thay đổi về mặt xã hội này thường diễn ra chậm và phụ thuộc vào mong muốn và quyết tâm thay đổi của con người.
Sự khác biệt giữa “giới” và “giới tính”
Xem thêm : Các hiện tượng thẩm mỹ
Sự khác nhau giữa “giới” và “giới tính” có thể tóm tắt trong bảng dưới đây:
GIỚI | GIỚI TÍNH |
§ Khái niệm xã hội học § Do giáo dục mà có § Đa dạng § Do các yếu tố xã hội tác động § Có thể thay đổi được. Ví dụ, cả Nam và Nữ có thể là thủ tướng, giám đốc | § Khái niệm sinh học § Bẩm sinh nghĩa là sinh ra đã có § Đồng nhất § Do các yếu tố sinh học chi phối § Không thể thay đổi. Ví dụ, chỉ có phụ nữ mới có thể sinh con; chỉ có nam giới mới có thể có tinh trùng |
Vai trò của giới
Trong cuộc sống, nam và nữ đều tham gia vào các hoạt động đời sống xã hội, tuy nhiên mức độ tham gia của nam và nữ trong các loại công việc là khác nhau do những quan niệm và chuẩn mực xã hội quy định. Những công việc mà họ đảm nhận được gọi là vai trò giới.
Vai trò giới: là tập hợp các hành vi ứng xử mà xã hội mong đợi ở nam và nữ liên quan đến những đặc điểm giới tính và năng lực mà xã hội coi là thuộc về nam giới hoặc thuộc về nữ giới (trẻ em trai hoặc trẻ em gái) trong một xã hội hoặc một nền văn hóa cụ thể nào đó.
Vai trò giới được quyết định bởi các yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội. Phụ nữ và nam giới thường có 3 vai trò giới như sau:
- Vai trò sản xuất
- Vai trò tái sản xuất
- Vai trò cộng đồng
Vai trò sản xuất: là các hoạt động làm ra sản phẩm, hàng hóa hoặc dịch vụ để tiêu dùng và trao đổi thương mại. Đây là những hoạt động tạo ra thu nhập, được trả công. Cả phụ nữ và nam giới đều có thể tham gia vào các hoạt động sản xuất, tuy nhiên do những định kiến trong xã hội nên mức độ tham gia của họ không như nhau và giá trị công việc họ làm cũng không được nhìn nhận như nhau. Xã hội coi trọng và đánh giá cao vai trò này.
Xem thêm : Các loại hoa giả trang trí đẹp phổ biến hiện nay
Vai trò tái sản xuất: là các hoạt động sinh đẻ, chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy dỗ, giúp tái sản xuất dân số và sức lao động bao gồm sinh con, các công việc chăm sóc gia đình, nuôi dạy và chăm sóc trẻ con, nấu ăn, dọn dẹp, giặt giũ, chăm sóc sức khoẻ gia đình v.v. Những hoạt động này là thiết yếu đối với cuộc sống con người, đảm bảo sự phát triển bền vững của dân số và lực lượng lao động; tiêu tốn nhiều thời gian nhưng không tạo ra thu nhập, vì vậy mà ít khi được coi là “công việc thực sự”, được làm miễn phí, không được các nhà kinh tế đưa vào các con tính. Xã hội thường không coi trọng và đánh giá cao vai trò này. Hầu hết phụ nữ và trẻ gái đóng vai trò và trách nhiệm chính trong các công việc tái sản xuất.
Vai trò cộng đồng: bao gồm các sự kiện xã hội và dịch vụ: ví dụ như thăm hỏi động viên gia đình bị nạn trong thảm họa, thiên tai; nấu ăn hoặc bố trí nhà tạm trú cho những gia đình bị mất nhà ở; huy động cộng đồng đòng góp lương thực, thực phẩm cứu trợ người bị nạn, v.v. Công việc cộng đồng có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển văn hóa tinh thần của cộng đồng. Có lúc nó đòi hỏi sự tham gia tình nguyện, tiêu tốn thời gian, không được trả công, nhưng cũng có lúc nó được trả công.
– Cả nam và nữ đều có khả năng tham gia vào cả ba loại vai trò trên. Tuy nhiên, ở nhiều địa phương, phụ nữ hầu như đều phải đảm nhiệm vai trò tái sản xuất đồng thời cũng phải tham gia tương đối nhiều vào các hoạt động sản xuất. Gánh nặng công việc gia đình của phụ nữ cản trở họ tham gia một cách tích cực và thường xuyên vào các hoạt động cộng đồng. Kết quả là, đàn ông có nhiều thời gian và cơ hội hơn để đảm nhận vai trò cộng đồng và rất ít khi tham gia vào các hoạt động tái sản xuất.
– Sự hiểu biết sâu sắc về vai trò giới giúp chúng ta thiết kế các hoạt động phù hợp cho cả nam và nữ, từ đó thu hút được sự tham gia một cách hiệu quả của họ và đồng thời góp phần làm giảm sự bất bình đẳng trên cơ sở giới trong việc phân chia lao động xã hội
– Thực tế cho thấy sự phân công lao động trong một xã hội nhất định thường có xu hướng dựa vào đặc điểm giới tính. Theo đó, công việc họ đảm nhiệm có tác động tới vị thế, cơ hội và chất lượng sống của mỗi người. Khi xem xét vai trò giới chính là xem xét phụ nữ và nam giới trong 3 vai trò: vai trò sản xuất, vai trò tái sản xuất, và vai trò cộng đồng.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Tin Tức