Phơi sáng (Exposure) trong nhiếp ảnh, những khái niệm cơ bản
Đã bao giờ trong lúc trà chanh chém gió với bạn bè thì bạn bất chợt gặp phải thuật ngữ “phơi sáng” (exposure) và không hiểu nó nghĩa là gì? Bài viết này sẽ giúp bạn có được một số khái niệm cơ bản về “phơi sáng”, một trong những kiến thức cần phải nắm khi mới bước chân vào lĩnh vực chụp ảnh.
Nội Dung
01. Khái niệm về Phơi sáng (Exposure)
Theo Wikipedia, “phơi sáng là tổng lượng ánh sáng được phép lọt vào môi trường chụp ảnh trong suốt quá trình chụp một bức ảnh”
Bạn đang xem: Phơi sáng (Exposure) trong nhiếp ảnh, những khái niệm cơ bản
Trong đó môi trường chụp ảnh được hiểu là chip cảm biến trên máy ảnh kỹ thuật số hoặc các hạt hóa học màu bạc trên máy ảnh phim.
– Phơi sáng ngắn (Short Exposure) và Phơi sáng dài (Long Exposure)
Tùy vào mục đích của người chơi mà họ sẽ điều khiển được thời gian phơi sáng của máy ảnh bằng việc tùy chỉnh tốc độ màn trập (shutter speed).
Đối với một số thể loại như chụp ảnh chim, cò trên không trung thì cần tốc độ màn trập nhanh => thời gian phơi sáng ngắn (short exposure)
Xem thêm : Hướng dẫn xem trước độ sâu trường ảnh trên Canon 70D
Ở hình trên, do thời gian phơi sáng ngắn nên đã tạo hiệu ứng mọi thứ như ngưng đọng, chủ thể trong hình là con chim ruồi hiện lên sắc nét đến từng chi tiết.
Ngược lại, ở một số thể loại chụp ảnh như phong cảnh, đường phố thì lại cần tốc độ màn trập chậm => thời gian phơi sáng dài (long exposure)
Với cùng 1 góc chụp, nhiếp ảnh gia đã áp dụng cùng lúc kỹ thuật phơi sáng ngắn và phơi sáng dài để thể hiện 2 cảm xúc khác nhau cho hình ảnh của mình.
- Ở tấm ảnh đầu tiên, ta có thể cảm nhận được sự sống động, dữ dội của những con sóng cuộn vào vách đá.
- Ở tấm thứ hai, kỹ thuật phơi sáng dài đã làm mờ (blur) đi sự chuyển động của những con sóng, giúp chúng trở nên hiền hòa, thơ mộng hơn. đồng thời khiến người xem có được cảm giác thư giãn, thanh bình êm ả.
02. Kiểm soát độ phơi sáng trong nhiếp ảnh
Hầu hết các máy ảnh kỹ thuật số ngày nay đều được trang bị một loạt các chế độ chụp tự động (auto mode) mà máy ảnh sẽ quyết định về độ phơi sáng cho bạn. Bằng thuật toán, máy ảnh sẽ tự tính toán, cộng trừ nhân chia các thể loại để giúp bạn có được một tấm ảnh ĐÚNG SÁNG.
Đây là một cách tuyệt vời để bắt đầu chụp ảnh, bạn chỉ cần canh khung cho chủ thể vào đúng vị trí mình mong muốn, sau đó nhấn chụp là xong.
Xem thêm : Tạo chữ ký trên ảnh bằng Lightroom
Tuy nhiên, đó không phải là mục tiêu của nhiếp ảnh, vì nó không thể hiện được khả năng sáng tạo và cảm xúc của người chụp ảnh. Hãy cùng xem qua 2 tấm ảnh bên dưới để thấy được những hạn chế khi bạn chụp ở chế độ tự động (Auto) so với khi chụp ảnh phơi sáng bằng chỉnh tay (Manual).
Ở tấm hình bên trái được chụp với chế độ tự động hoàn toàn, thoạt nhìn có vẻ khá ổn khi thể hiện đầy đủ ánh sáng và màu sắc. Đó là vì máy ảnh của bạn đã được thiết lập và tự động hóa điều chỉnh thông số về ISO, khẩu độ, tốc độ, độ phơi sáng và những cài đặt liên quan.
Tuy nhiên, bạn có đồng ý là tấm ảnh bên phải (khi được chụp cùng với một góc độ và điều kiện ánh sáng) mới tạo ấn tượng mạnh và truyền tải cảm xúc nhiều hơn? Ảnh này tác giả đã tự điều chỉnh thông số theo ý mình bằng kỹ thuật bù trừ EV mà không dùng chế độ chụp tự động của máy ảnh.
Sau bài viết này, việc cần làm tiếp theo là bạn hãy tìm hiểu thêm về tam giác phơi sáng (exposure triangle) để không còn lệ thuộc vào chế độ auto của máy ảnh mà bạn có thể tự tin chụp ở chế độ phơi sáng thủ công (Manual Mode), sáng tạo nên vẻ đẹp riêng cho tấm ảnh của mình.
Nguồn bài viết: VnReview & improvephotography
Tổng hợp: WOWPHOTO
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Kỹ Thuật Nhiếp Ảnh