Đề tài nghiên cứu khoa học là gì?

0

Khởi đầu tiên của quá trình NCKH là chọn đề tài nghiên cứu. Đối với người mới bắt đầu bước vào lĩnh vực NCKH, việc xác định đề tài NC là một việc làm rất khó. Ở các nước phát triển thì mọi ngõ ngách của lĩnh vực Khoa học giáo dục đều đã được NC, nhưng ở VN thì hầu như chưa được NC một cách đầy đủ.

Đề tài nghiên cứu là gì?

Đề tài nghiên cứu khoa học một hình thức tổ chức nghiên cứu khoa học, trong đó có một nhóm người hay, một người thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là tím ra các giải đáp những điều chưa rõ, đem lại cái hoàn thiện hơn, phát hiện qui luật hoặc những kết luận mang tính phổ biến, có thể phát hiện cái mới hoặc cách làm nào đó hợp qui luật hơn.

Bản chất của đề tài nghiên cứu khoa học là một vấn đề khoa học có chứa nội dung thông tin chưa biết, cần phải nghiên cứu làm sáng tỏ, là thiếu hụt của lý thuyết hay mâu thuận của thực tiễn đang cản trở, với kiến thức cũ, kinh nghiệm cũ không giải thích được, đòi hỏi người nghiên cứu phải làm rõ.

Phương thức phát hiện đề tài nghiên cứu

Ngoại trừ các đề tài được chỉ định, còn hầu như các đề tài nghiên cứu hay các vấn đề nghiên cứu đều do người nghiên cứu tự phát hiện trong hoạt động thực tiễn hay hoạt động lý luận. Vấn đề luôn tồn tại khách quan. Sau đây là một số phương thức phát hiện ra các vấn đề nghiên cứu trên cơ sở 6 lĩnh vực nghiên cứu ở phần chương trước:

  • Theo dõi các thành tưu nghiên cứu khoa học
  • Nghiên cứu các phương pháp mới, qui trình mới, nguyên lý mới … áp dụng váo thực tiễn GD;
  • Nghiên cứu đối tượng củ bằng các phương pháp mới và quan điểm mới với những điều kiện mới;
  • Phân tích và tổng hợp các tài liệu như các tài liệu thống kê, tái liệu điều tra đã xuất bản;
  • Tham khảo các nhà hoạt động khoa học, các nhà nghiên cứu nổi tiếng trong lĩnh vực chuyên môn;
  • Nghiên cứu trong lĩnh vực chuyên môn của mình;
  • Tìm hiểu về những vấn đề thường tạo nên sự bất mãn hay bất đòng ý kiến trong giáo chức…

Đặc điểm của đề tài nghiên cứu

Một đề tài NCKH có giá trị phải bao gồm các đặc điểm sau đây:

  • Tính mới mẻ
    • Đề tài có tính mới mẻ là từ trước đến giờ chưa có ai nghiên cứu (được hiểu theo nghĩa tuyệt đối)
    • Tính mới mẻ theo nghĩa tương đối là phát hiện ra khía cạnh mới, làm sáng tỏ những khía cạnh người nghiên cứu trước chưa làm rõ, chưa đề cập.
    • Tính mới mẻ mang tính chủ quan đối với người NC thể hiện nhiều mặt như: điều kiện mới, hoàn cảnh mới…
    • Đề tài dẩn đến kết quả NC có đóng góp gì mới. Mức độ đóng góp tùy vào trình độ NC
  • Tính thực tiễn của đề tài
    • Nội dung đề tài phải có thật, xuất phát từ thực tế khách quan
    • Đề tài phải đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, phải gắn với thực tiễn.
  • Độ phức tạp và độ khó của đề tài NC
    • Độ phức tạp của đề tài nghiên cứu thể hiện lĩnh vực nghiên cứu rộng hay hẹp, ở một ngành khao học hay liên ngành khoa học, đối tượng nghiên cứu đồng nhất hay không đồng nhất?
    • Độ khó của đề tài gắn liền với cá nhân và mang tính chủ quan của người nghiên cứu. Độ phức tạp của đề tài thường có mối quan hệ tương hộ với đội khó của đề tài.

Lưu ý: trong NCKH giá trị của đề tài không phụ thuộc vào độ khó và độ phức tạp của nó. Đề tài hẹp chưa chắc là một đề tài kém giá trị. Mỗi đề tài có một phạm vi nhất định, phạm vi càng hẹp thì nghiên cứu càng sâu. Cho nên khi chọn đề tài nghiên cứu, người nghiên cứu phải chọn đề tài vừa sức đối với bản thân mình và có thể giới hạn  đề tài lại để giảm độ phức tạp và độ khó.

Tựa đề tài nghiên cứu

Như đã trình bày ở phần trên, tên, hay tựa đề tài nghiên cứu là tên gọi của vấn đề khoa học mà người nghiên cứu cần nghiên cứu. Tên gọi là cái vỏ bề ngoài, còn vấn đề khoa học là nội dung bên trong. Cái vỏ bề ngoài chứa đựng một nội dung, cái vỏ phải phù hợp với nội dung. Tên đề tài phải được trình bày thể hiện rõ nội dung vấn đề nghiên cứu. Tựa đề tài phải phản ánh cô động nhất nội dung của vấn đề cần nghiên cứu. Về nguyên tắc chung, tựa đề tài phải ít chữ nhất, nhưng chứa đựng một lượng thông tin cao nhất. Về mặt kết cấu tựa đề tài có thể theo một trong những cách như sau:

  • Đối tượng nghiên cứu
  • Giải thuyết nghiên cưu
  • Mục tiêu (nhiệm vụ) + Phương tiện
  • Mục tiêu + Môi trường
  • Mục tiêu + phương tiện + Môi trường Sau đây là một số ví dụ:
Thành phần cấu trúc tựa đề tài NCVí dụ
Đối tượng nghiên cứuHướng nghiệp học sinh trung học phổ thông
Giả thuyết nghiên cứuCa huế là một dòng âm nhạc cổ điển
Mục tiêu NCỨng dụng phương thức đào tạo theo hành năng vào đào tạo nghề ngắn hạn
Mục tiêu NC + Môi trườngKhảo sát thực trạng về hướng nghiệp ở tỉnh Đồng tháp
Mục tiêu NC + Phương tiệnQuản lý dạy thực hành dưới tiếp cận phương thức đào tạo năng lực thực hiện
Mục tiêu NC + Phương tiện + Môi trườngQuản lý dạy thực hành dưới tiếp cận phương thức đào tạo năng lực thực hiện ở trường cao đẳng SPKT Nam Định.

 

Một số lưu ý khi duyệt tựa đề tài:

Thứ nhất, tên đề tài không sự dụng các cụm từ có độ bất định cao về thông tin.

Ví dụ:

  • Thử bàn về…..
  • Một số giải pháp …; Một vài suy nghỉ về…
  • Một số vấn đề vê…

Thứ hai, cũng cần hạn chế các cụm từ chỉ mục đích để đặt tên đề tài. Ví dụ:

  • (…) nhằm nâng cao chất lượng ….
  • (..) để phát triển năng lực sư phạm.
  • (…) góp phần vào…

Thứ ba, không nên diễn đạt quá dễ dãi, không đòi hỏi tư duy sau sắc, kiểu như:

  • Đội ngũ giáo viên dạy nghề – thực trạng, nguyên nhân và giải pháp.
  • Hội nhập – Thời cơ và thách thức.

Khi xét duyệt đề tài ngoài các yếu tố cần xem xét như ở trên đã trình bày, cần phải xem xét sự hợp lý của việc sự dụng phương pháp nghiên cứu tìm hiểu đối tượng nghiên cứu và trên khách thể NC không.

Rate this post

Leave A Reply

Your email address will not be published.