Lệch lạc xã hội là gì? Nguyên nhân, đặc điểm, biểu hiện

0

Lệch lạc xã hội là gì? Nguyên nhân do đâu? Các đặc điểm, cấp độ của lệch lạc xã hội.

Khái niệm

Lệch lạc xã hội là thuật ngữ dùng để chỉ các dạng vi phạm khác nhau trong hệ thống các giá trị, chuẩn mực của xã hội.

Lệch lạc xã hội là một hiện tượng xã hội thường thấy ở trong đời sống xã hội của mọi xã hội từ xưa đến nay và chúng thường tồn tại song song với sự tuân thủ các chuẩn mực.

Tùy theo trạng thái tâm lý xã hội và định chế xã hội mà cho phép con người giao tiếp, ứng xử, hành động… trong một giới hạn có biên độ dao động nhất định xung quanh các chuẩn mực.

Nguyên nhân của sự lệch lạc xã hội

  • Sự trống rỗng và thiếu hụt về chuẩn mực giá trị: do điều kiện hoàn cảnh gia đình phản ánh trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của từng cá nhân, hành vi lệch lạc xảy ra từ mọi thành viên trong gia đình.
  • Mức độ tác động thấp của các chuẩn mực xã hội lên các cá nhân: Tình trạng coi thường hệ thống chuẩn mực, hoặc mức độ hiệu lực thấp của hệ thống chuẩn mực cũng là nguyên nhân dẫn đến sự sai lệch hành vi, thậm chí có thể làm cho một hành vi trở nên phổ biến.
  • Mâu thuẫn giữa giá trị và phương tiện mà các cá nhân có thể sử dụng để đạt được giá trị. Giá trị là điều mà xã hội cho là đẹp, là tốt, mang lại lợi ích để thỏa mãn nhu cầu, nhưng trong những trường hợp có những giá trị mà khả năng của một số cá nhân chưa vươn tới được, do đó bằng cách này hay cách khác các cá nhân sử dụng phương tiên vật chất hay tinh thần để đạt được điều mà mình mong muốn.

Các cấp độ của lệch lạc xã hội

  • Lệch lạc mức sơ cấp: là hành vi của cá nhân vị lệch dị nhưng chỉ là lệch lạc tạm thời và không lặp lại có tính chất định kỳ. Cá nhân có hành vi phạm pháp lạc sơ cấp là người còn có nhân cách mà xã hội tạm chấp nhận được và sự lệch lạc đó không chiếm đa số trong tổng hành vi cá nhân.
  • Lệch lạc mức cao: Một hành vi lệch lạc có tính cách đặc trưng và cá nhân sống xoay quanh hành vi lệch lạc đó, thì khi đó anh ta đang tiến tới mức lệch lạc ở cấp cao. Xã hội nói chung không chấp nhận những cá nhân như thế.

Đặc điểm của lệch lạc xã hội

  • Lệch lạc tồn tại trong cách phán xét của người khác. Một số quan điểm cho rằng lệch lạc là do xã hội tạo ra chứ không phải do chủ nhân hành động tạo
  • Lệch lạc xã hội thay đổi theo thời gian và tùy thuộc vào quan niệm của các nhóm xã hội. Lệch lạc xã hội mang tính chất tương đối: không có lệch lạc nào bị lên án ở mọi nơi, mọi lúc, và lệch lạc đối với mọi người.
  • Lệch lạc có thể dẫn tới phạm tội.

Các dạng lệch lạc, các “sai lệch” thường gặp

Những chuẩn mực, tác phong xã hội thường cho ta những khuôn mẫu đồng loạt, thể hiện ra ở các vai trò xã hội.

Mỗi một vai trò có mục đích nhằm thỏa mãn một nhu cầu nào đó của xã hội, chiều hướng phát triển của xã hội đòi hỏi con người phải hoạt động đúng với mục đích đã được công nhận. Nhân cách xã hội và hội nhập nhân cách đòi hỏi các vai trò xã hội phải hoạt động bình thường đúng như đoàn thể, gia đình hay xã hội chờ đợi.

Thực tế về quản lý xã hội cho thấy, trừ cá vĩ nhân còn hầu hết con người bình thường được xem là làm đúng vai trò xã hội mong đợi – nhưng trong đó vẫn có những hành vi vượt ra ngoài khuôn khổ ở giới hạn mà xã hội cho phép, chấp nhận.

Những dạng biểu hiện có thể xem là “lệch lạc” hay “sai lệch”:

+ Là những hành vi biểu hiện sự nhận thức và hành động trái với chuẩn mực xã hội một cách thường xuyên của người nào đó;

+ Là những hành vi của con người do những động cơ khác nhau nhưng đều biểu hiện là con người tự cho mình đứng ngoài, vượt ra khỏi giới hạn cho phép của xã hội;

+ Cũng có thể trong điều kiện có biến động xã hội, có nhiều chuẩn mực đã lạc hậu những chưa thay đổi, trong khi đó các vai trò thì đã chuyển dịch, nhưng định chế lại chưa thích hợp, do đó tạo nên sự phản ứng tự phát;

+ Những kẻ lang thang cơ nhỡ, những kẻ bụi đời cũng là một dạng của sự lệch chuẩn.

Các nhà Xã hội học thường gắn hiện tượng sai lệch vào các hiện tượng vận động phát triển và sự tiến bộ, phát triển của xã hội nói chung, xem đó vừa là những tồn tại của xã hội vừa là những điều kiện của sự tiến bộ xã hội.

Rate this post

Leave A Reply

Your email address will not be published.