Lý thuyết hành vi hoạch định (Theory of Planned Behavior)
Lý thuyết hành vi hoạch định (Theory of Planned Behavior – Lý thuyết hành động theo dự tính/theo kế hoạch). Lý thuyết hành vi hoạch định do Azjen (1991) đề xướng, là một lý thuyết tổng quát của hành vi con người trong bộ môn tâm lý xã hội, có thể được sử dụng để nghiên cứu một loạt các hành vi cá nhân. Nó giả định rằng hành vi của cá nhân là kết quả của quá trình lựa chọn có ý thức, bị chi phối bởi năng lực nhận thức cá nhân và áp lực xã hội. Lý thuyết này cho rằng hành vi cá nhân bị chi phối bởi kế hoạch hành động của họ trong một tình huống cụ thể, kế hoạch này sẽ tác động đến thái độ của người đó đối với tình huống, chuẩn mực chủ quan (subjective norm) và cách thức kiểm soát tình huống đó (xem hình 4.2).
Xem thêm : Chiến lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ
Thái độ được định nghĩa là tổng thể những cảm xúc tích cực hay tiêu cực của cá nhân khi quan sát diễn biến của tình huống. Do đó, thái độ có thể được xem như là một tổng thể cảm nhận của một người về những hậu quả khác nhau của tình huống đó; và như vậy thái độ có thể được đo lường bằng cường độ của những hậu quả này. Quan niệm chủ quan liên quan đến nhận thức cá nhân về sự mong đợi của người thân về cách ứng xử của họ trong tình huống đó.
Quan niệm chủ quan có thể được đo lường bằng một sự kết hợp cộng hưởng các nhận định của họ về mong muốn của các nhóm có liên quan như bạn bè, đồng nghiệp, người quản lý của họ. Kiểm soát hành vi là nhận thức cá nhân về các kiểm soát bên trong hoặc bên ngoài chi phối hành vi trong tình huống cụ thể. Kiểm soát bên trong có thể bao gồm năng lực cá nhân để thực hiện hành vi dự định (tự tác động), còn kiểm soát bên ngoài đề cập đến các nguồn lực bên ngoài sẵn có, cần thiết để thực hiện hành vi (điều kiện thuận lợi).
Xem thêm : Mức trợ cấp thôi việc của bảo hiểm xã hội
Lý thuyết hành vi hoạch định cũng chỉ ra rằng đôi khi người ta có thể có ý định thực hiện một hành vi nhất định nhưng thiếu các điều kiện cần thiết để thực hiện; và do đó lý thuyết này thừa nhận rằng yếu tố kiểm soát hành vi có thể mang đến những tác động trực tiếp tới diễn biến của hành vi, kết hợp với các tác động gián tiếp tạo ra bởi kế hoạch hành hộng của họ.
Lý thuyết hành vi hoạch định là một phần mở rộng của một lý thuyết trước đó được gọi là Lý thuyết hành động hợp lý, nó bao gồm thái độ và quan niệm chủ quan là yếu tố chính chinh phối ý định (kế hoạch hành động), nhưng không chứa đựng yếu tố kiểm soát hành vi. Yếu tố kiểm soát hành vi được Ajzen bổ sung để giải thích cho trường hợp khi cá nhân thiếu một số điều kiện cần thiết để thực hiện kế hoạch hành động của mình (chẳng hạn như không có truy cập Internet tốc độ cao để lướt web).
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Tin Tức