Sự tác động qua lại giữa xã hội và tự nhiên
Phân tích nội dung sự tác động qua lại giữa xã hội và tự nhiên?
Nội Dung
Vai trò của yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội trong hệ thống tự nhiên – xã hội
Tự nhiên là điều kiện đầu tiên, thường xuyên và tất yếu của quá trình sản xuất vật chất và là môi trường sống của con người và xã hội loài người. Tự nhiên cung cấp những thứ cần thiết cho sự sống của con người như nước, ánh sáng, không khí, thức ăn, v.v… và những điều kiện cần thiết cho hoạt động của con người như các nguyên vật liệu,, là đối tượng lao động, sản phẩm lao động, v.v…
Bạn đang xem: Sự tác động qua lại giữa xã hội và tự nhiên
Xã hội loài người là một hệ thống đặc thù của giới tự nhiên, gắn bó với tự nhiên thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Cho nên, chính sản xuất vật chất của xã hội là phương thức trao đổi chất giữa tự nhiên và xã hội, thông qua chu trình trao đổi chất của sinh quyển. Bởi vì xã hội có thể sử dụng tất cả các nguồn vật chất vốn có của sinh quyển, từ những nguồn vật chất có hạn và tái tạo được; cũng như hiệu quả của sự trao đổi chất giữa xã hội và tự nhiên trong đó phải nói đến sự lãng phí các nguồn tài nguyên thiên nhiên và sự gia tăng các chất thải công nghiệp, độc hại vừa làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên, vừa gây ô nhiễm môi trường sống.
Xem thêm : Hành động xã hội là gì?
Như vậy, trong sự tác động qua lại giữa xã hội và tự nhiên, yếu tố xã hội ngày càng giữ vai trò quan trọng nhưng cần phải tính đến sự cân bằng của hệ thống tự nhiên xã hội. Bởi vì, hệ thống tự nhiên – xã hội được hình thành trong qúa trình tiến hóa của thế giới vật chất. Sự thống nhất của hệ thống tự nhiên – xã hội được xây dựng trên cơ sở cấu trúc của sinh quyển và được bảo đảm bởi cơ chế hoạt động chu trình sinh học – đó là chu trình trao đổi chất, năng lượng và thông tin giữa các hệ thống vật chất sống với môi trường tồn tại của chúng trong tự nhiên.
Mối quan hệ giữa con người với tự nhiên phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội
Lịch sử xã hội là sự tiếp tục lịch sử của tự nhiên. Từ khi xuất hiện con người và xã hội loài người, lịch sử của tự nhiên (trong quan hệ với con người) không chỉ phụ thuộc vào sự tác động của các yếu tố tự nhiên, mà còn chịu sự chi phối ngày càng mạnh mẽ của yếu tố xã hội. Ngược lại sự phát triển của xã hội không thể tách rời những yêu tố tự nhiên, bởi vì chỉ có trong mối quan hệ với tự nhiên và quan hệ với nhau, con người mới là chủ thể của lịch sử.
Sự gắn bó quy định lẫn nhau giữa lịch sử xã hội và lịch sử tự nhiên biểu hiện thông qua mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình lao động sản xuất vật chất của xã hội. Mối quan hệ đó mang tính khách quan và là một yếu tố quy luật trong hoạt động sản xuất vật chất của xã hội; nó là lực lượng sản xuất thể hiện trình độ trinh phục tự nhiên và trình độ của các quá trình sản xuất vật chất khác nhau trong lịch sử phát triển của xã hội. Tiêu chuẩn để khẳng định mối quan hệ giữa con người và tự nhiên thông qua lực lượng sản xuất chính là quá trình phát triển của công cụ sản xuất và trình độ lao động của con người. Vì vậy, sự hoàn thiện và phát triển của công cụ lao động, trình độ lao động trước hết thể hiện trình độ phát triển của xã hội và trình độ đó trực tiếp giải quyết mối quan hệ giữa con người với tự nhiên.
Xem thêm : Gốm men màu tam sắc
Trong giai đoạn hiện nay, con người không chỉ coi tự nhiên như là môi trường sống, mà còn là đối tượng để khai thác vì những mục đích và lợi ích khác nhau đã dẫn đến sự khủng khoảng môi trường sinh thái. Vì vậy, cần phải không ngừng nâng cao nhận thức về tự nhiên, xây dựng ý thức sinh thái, đặc biệt là đạo đức sinh thái, phải biết kết hợp giữ mục tiêu kinh tế với mục tiêu sinh thái; mặt khác cũng phải xoá bỏ dần chế độ bóc lột người như là một điều kiện, tiền đề khách quan để thiết lập lại sự cân bằng, hài hòa giữa xã hội và tự nhiên vì lợi ích của toàn nhân loại.
Mối quan hệ và sự tác động lẫn nhau giữa xã hội và tự nhiên phụ thuộc vào nhận thức và vận dụng quy luật xã hội trong hoạt động thực tiễn
Bằng hoạt động thực tiễn, con người thể hiện vai trò của mình đối với sự phát triển của tự nhiên. Cho nên, cuộc khủng hoảng sinh thái hiện nay đã đặt ra cho con người phải tìm cách sống hài hòa với tự nhiên, phải điều khiển có ý thức mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Vì vậy, con người cần phải nhận thức đúng đắn về vấn đề môi trường sinh thái, mà trước hết phải nắm vững những quy luật của tự nhiên và quan trọng hơn, phải biết vận dụng những quy luật đó một cách chính xác vào trong hoạt động thực tiễn của mình.
Tuy nhiên, trong quan hệ xã hội với tự nhiên còn phụ thuộc vào các quan hệ sản xuất, vào các chế độ xã hội, vào tính chất của những điều kiện chính trị, kinh tế – xã hội mà trong đó mà con người sống và hoạt động. Muốn điều khiển được những lực lượng tự nhiên cần phải điều khiển những lực lượng xã hội. Trong thời đại ngày nay, vì những mục đích và lợi ích khác nhau của những lực lượng xã hội, đã dẫn đến sự khủng khoảng môi trường sinh thái.
Vì vậy, cần phải không ngừng nâng cao nhận thức về tự nhiên, xây dựng ý thức sinh thái, đặc biệt là đạo đức sinh thái, phải biết kết hợp giữ mục tiêu kinh tế với mục tiêu sinh thái; mặt khác cũng phải xoá bỏ dần chế độ bóc lột người, xây dựng chủ nghĩa cộng sản như là một điều kiện, tiền đề khách quan để thiết lập lại sự cân bằng, hài hòa giữa xã hội và tự nhiên vì lợi ích của toàn nhân loại.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Tin Tức