Thách thức và giải pháp trong thực hiện bình đẳng giới

0

Những trở ngại cho việc thiết lập và thực hiện, giám sát và đánh giá một kế hoạch bình đẳng giới là thường xuyên gặp phải. Các trở ngại đó có thể là nguyên nhân dẫn đến thiếu động lực thay đổi tình hình hiện tại. Chúng có thể là các hình thức kháng cự hoặc các rào cản về thể chế và/hoặc hành chính cần được giải quyết. Điều quan trọng là phải ý thức rõ ràng rằng công việc bình đẳng giới thường không nhanh chóng. Nói cách khác, kết quả cụ thể và thành tựu có thể xuất hiện chậm trong nhiều năm. Dưới đây là một số trở ngại thường gặp liên quan đến thực hiện bình đẳng giới và gợi ý về giải pháp vượt qua những thách thức này.

Sự kháng cự:

Kháng cự có thể có ở cấp độ cá nhân hoặc của tổ chức, và có thể có nhiều hình thức bao gồm kháng cự rõ ràng và kháng cự ngầm. Vượt qua kháng cự có thể là một thách thức lớn. Các bên cần phải được kích hoạt để nhận ra giá trị của bình đẳng giới, và điều này có thể liên quan đến việc nâng cao năng lực hoặc phân bổ thời gian cụ thể cho họ trong công việc. Cam kết từ các cấp chính quyền, cấp quản lý cao nhất là cần thiết để đảm bảo tiến bộ về bình đẳng giới. Xác định các vấn đề có sự tham gia để tìm ra các giải pháp gắn kết trách nhiệm của nhiều bên là cần thiết.

Thiếu hiểu biết về bình đẳng giới:

Có thể tồn tại sự thiếu hiểu biết cơ bản về bình đẳng giới trong một tổ chức, một cộng đồng, một xã hội. Điều này có thể dẫn đến thiếu sự tham gia, giảm thiểu tầm quan trọng giới, xem bình đẳng giới là “vấn đề của người phụ nữ”. Để giải quyết vấn đề này, điều quan trọng là phải nâng cao nhận thức cho các bên để họ ý thức rõ rằng bình đẳng giới liên quan đến tất cả các bên chứ không chỉ là vấn đề của một bên nào đó. Lập một kế hoạch hành động về bình đẳng giới được hỗ trợ đầy đủ và công khai bởi các nhà quản lý và các cấp lãnh đạo sẽ giúp đưa ra một tầm nhìn bình đẳng giới. Đào tạo, nâng cao nhận thức cơ bản cho tất cả các nhân viên trong một tổ chức về bình đẳng giới có thể là bắt buộc.

Quan niệm rằng các biện pháp bình đẳng giới là không cần thiết:

Ở một số nơi, một số lĩnh vực, hoặc một số quốc gia có thể có tồn tại quan niệm rằng không cần các biện pháp bình đẳng giới hoặc các kế hoạch bình đẳng giới. Điều này có thể là do phụ nữ ở đó đã được đại diện tốt trong một số ngành, lĩnh vực hoặc do việc bình đẳng giới đã từng được làm tốt. Tuy nhiên, trong trường hợp này, điều quan trọng là phải làm rõ rằng bình đẳng giới cần được tiếp tục và duy trì chứ không phải là hoạt động “một lần” là xong. Điều này là để các lợi ích trước đạt được sẽ mang tính bền vững và có thể thích nghi với những thay đổi bên trong và bên ngoài tổ chức. Cũng cần nhấn mạnh rằng công việc về bình đẳng giới sẽ mang lại lợi ích cho tất cả mọi người chứ không phải chỉ là phụ nữ.

Thiếu nguồn lực con người và tài chính:

Thiếu nguồn lực, kể cả con người và tài chính để phát triển, thực hiện và giám sát các kế hoạch bình đẳng giới là một trở ngại phổ biến. Trong hầu hết các trường hợp, phải có sự cam kết mạnh mẽ của các bên để đẩy nhanh sự thay đổi, hỗ trợ các sáng kiến và các hành động.

Thiếu thể chế hoặc thẩm quyền:

Những người tham gia vào việc phát triển và triển khai bình đẳng giới có thể không có quyền hạn hoặc quyền ra quyết định để thúc đẩy sự thay đổi trong một tổ chức. Điều này có thể dẫn đến khó khăn trong việc đạt được mục tiêu và kết quả. Trở ngại này thường chỉ có thể được giải quyết bằng sự tham gia đầy đủ, cam kết và hỗ trợ liên tục từ các cấp dựa trên một thể chế rõ ràng và mang tính hỗ trợ mạnh mẽ đối với tiến trình thực hiện bình đẳng giới.

Thiếu dữ liệu và thống kê có liên quan:

Thiếu, hoặc không tiếp cận được dữ liệu phân tách giới tính là một thách thức vì cần phải có những con số này để xây dựng dữ liệu cơ sở và đánh giá ban đầu để xây dựng một kế hoạch can thiệp. Thu thập số liệu thống kê cũng cần thiết để so sánh các sự kiện và cập nhật số liệu thực tế. Các chính sách bảo vệ thông tin trong một số trường hợp có thể hạn chế việc thu thập dữ liệu phân tách theo giới tính. Thời gian và chi phí cho việc thu thập và phân tích dữ liệu cũng cần phải được dự toán. Lưu trữ và chia sẻ dữ liệu phù hợp với các yêu cầu, chính sách về giới cũng rất quan trọng.

Thiếu sự tham gia của các đồng minh và/hoặc các bên chủ chốt:

Việc xác định bên nào cần được truyền đạt và/hoặc tham gia vào các giai đoạn xây dựng và triển khai kế hoạch bình đẳng giới là rất quan trọng. Nó giúp đảm bảo sự hỗ trợ trong hiện tại và tương lai đối với bình đẳng giới trong một tổ chức, cộng đồng. Điều này giúp giảm các trở ngại tiềm ẩn trong tương lai có thể cản trở tiến độ thực hiện bình đẳng giới. Các bên cũng có thể là nguồn chính cung cấp dữ liệu thống kê và thông tin cần thiết để thiết lập các số liệu cơ sở, xu hướng và tiến trình giám sát thực hiện bình đẳng giới. Do đó, điều quan trọng là phải lôi kéo được sự tham gia của các đồng minh và/hoặc các bên chủ chốt vào mọi giai đoạn trong tiến trình này.

Rate this post

Leave A Reply

Your email address will not be published.