Nhà soạn nhạc Ludwig Van Beethoven

0

1. Tiểu sử (Thân thế sự nghiệp)

Ludwig van Beethoven (1770-1827)

Ludwig van Beethoven (1770-1827)

Tiểu sử của Ludwig Van Beethoven chia làm 4 giai đoạn.

1.1. Những năm tuổi thơ ở quê hương.

Ludwig Van Beethoven Sinh 16/12/1770 tại Born – Đức. Ông sớm bộc lộ năng khiếu và học nhạc từ nhỏ.

1787: ông tìm đến Mozart để học nhưng không thành vì ngay lúc đó phải về tang mẹ.

1789: ông bỏ học ngành triết và tập trung học sáng tác.

Giai đoạn này là thời kỳ hình thành thế giới quan, tư duy thẩm mỹ và trau dồi kiến thức về sáng tác.

Ông đã có một số sáng tác nhưng chưa khẳng định được nhiều.

1.2. Thời sớm ở Viên (1792-1802).

1792: ông đến hoạt động âm nhạc tại Viên.

Sáng tác của ông còn ảnh hưởng của Haydn, Mozart. Tuy nhiên một số tác phẩm đã khẳng định được tài năng, cái riêng của ông. Nổi bật là Sonate No8 và No14.

1796: ông có triệu chứng bị điếc và không may mắn trong tình yêu nên dẫn tới khủng hoảng suy sụp.

1.3. Giai đoạn thành thục (1803- 1812).

Vượt qua khủng hoảng ông hăng say sáng tác. Đây là thời kỳ ông có số lượng tác phẩm dồi dào.

Các tác phẩm khẳng định tên tuổi của ông thông qua các đặc điểm sáng tác: tác phẩm có tính kịch cao. Xuyên suốt tác phẩm là chủ đề anh hùng, cách mạng và chiến thắng.

Thủ pháp đa dạng, ưa sử dụng âm hình chủ đạo. Thường có phần coda kéo dài.

Hầu hết tác phẩm có quy mô đồ sộ.

Tác phẩm nổi bật: Symphony No3, No5, No6, Sonate No21, No23.

1803: ông bị điếc hoàn toàn.

1.4. Những năm cuối đời (1816 -1827).

Là thời kỳ đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của ông.

Tác phẩm có quy mô đồ sộ, nội dung giàu tính triết lý, ngôn ngữ âm nhạc hiện đại.

Tác phẩm thể hiện sự lạc quan, tin tưởng vào chân lý, chiến thắng, tương lai tươi đẹp.

2. Ngôn ngữ Âm nhạc của Beethoven

Xuyên suốt các sáng tác là tư tưởng nha hùng – đấu tranh- chiến thắng.

Quy mô tác phẩm: Đồ sộ nhưng hài hòa, tính kịch cao nhưng tự nhiên.

Có nhiều sáng tạo riêng như: Tạo ra sự không ngừng nghỉ giữa các chương (attaca), ưa dùng bộ đồng.

Tách bè Cello và công tơ bat thành 2 bè độc lập, đặc biệt sử dụng hợp xướng trong tác phẩm giao hưởng.

3. Thể loại sáng tác và tác phẩm tiêu biểu.

Giao hưởng: 9 bản.

Sonate cho Piano: 32

Sonate cho Piano và Violon: 10

Sonate cho Cello và Piano: 5

Các tác phẩm Sonate cho Piano:

Chứa đụng quy mô, ý nghĩa như một tác phẩm giao hưởng.

Đề tài chính: anh hùng- cách mạng- chiến thắng, mở ra hướng mới cho chủ nghĩa ÂN lãng mạn say này.

Sử dụng nhiều hình thức lạ, áp dụng những thể loại hết sức độc đáo. Những tác phẩm cuối đời có tính triết lý sâu sắc.

Các tác phẩm nổi bật: No8 C dur- Bi hùng. No14 cis moll- ánh trăng. No 21: Rạng đông. No 23 Apaxionata.

Các tác phẩm viết cho dàn nhạc giao hưởng:

Số lượng tác phẩm: 9 giao hưởng, 11 khúc mở màn, 40 vũ khúc, 5 concerto cho piano, 1 concerto cho violon

Rate this post

Leave A Reply

Your email address will not be published.