Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phương pháp nghiên cứu lí thuyết là tổ hợp các phương pháp nhận thức khoa học bằng con đường suy luận (các thao tác tư duy logic) dựa trên các tài liệu lí thuyết (văn bản, tài liệu) đã được thu thập từ các nguồn khác nhau. Những phương pháp sau đây là phương pháp chung nhất trong nhận thức khoa học giáo dục:
Nội Dung
Phân tích và tổng hợp lý thuyết
Khái niệm
Ở trình độ nghiên cứu lí thuyết các nhà khoa học sử dụng các thao tác tư duy logic trong đó có phân tích và tổng hợp lí thuyết.
Bạn đang xem: Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phân tích lí thuyết là thao tác phân tài liệu lý thuyết thành các đơn vị kiến thức, cho phép ta có thể tìm hiểu những dấu hiệu đặc thù, bản chất, cấu trúc bên trong của lí thuyết. Từ đó mà nắm vững bản chất của từng đơn vị kiến thức và toàn bộ vấn đề mà ta nghiên cứu. Trên cơ sở lý thuyết đã phân tích ta lại tổng hợp chúng để tạo ra một hệ thống, từ đó thấy được mối quan hệ biện chứng của chúng với nhau, vậy mà hiểu đầy đủ, toàn diện, sâu sắc về lí thuyết đang nghiên cứu
Phân tích và tổng hợp trở thành phương pháp nhận thức đặc biệt, cho phép ta xây dựng lại cấu trúc của vấn đề, tìm được các mặt, các quá trình khác nhau của hiện thực giáo dục. Con đường phân tích tổng hợp cho phép ta nhận thức được nội dung, xu hướng phát triển khách quan của lí thuyết và từ đây tiến hành suy diễn hình thành khái niệm, tạo ra hệ thống các phạm trù, lí thuyết khoa học mới.
Các nguồn tài liệu để phân tích tổng hợp
Nguồn tài liệu được phân tích từ nhiều gốc độ: chủng loại, tác giả, logic… Xét về chủng loại có các loại tài liệu sau đây:
- Tạp chí và báo cáo khoa học trong ngành có vai trò nhất trong quá trình tìm kiếm luận cứ cho nghiên cứu về chuyên môn.
- Tác phẩm khoa học là loại công trình hoàn thiện về lý thuyết có giá trị cao về các luận cứ lý thuyết, nhưng không mang tính thời sự.
- Tài liệu lưu trữ có thể bao gồm các văn kiện chính thức của nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, hồ sơ các loại…
- Thông tin đại chúng gồm báo chí, bản tin của các cơ quan thông tấn, báo điện tử, chương trình phát thanh, truyền hình…
Các tài liệu nguồn trên đây có thể tồn tại dưới hai dạng:
- Tài liệu nguồn cấp 1: gồm tài liệu nguyên gốc của chính tác giả hoặc nhóm tác giả viết.
- Tài liệu nguồn cấp 2: gồm những tài liệu được tóm tắt, xữ lý, biên soạn, biên dịch, trích dẫn từ tài liệu gốc cấp
Xem thêm : Tổ chức công tác kiểm tra tài chính
Trong nghiên cứu khoa học, người ta ưu tiên sử dụng tài liệu gốc cấp 1. Trong trường hợp. Chỉ trong trường hợp không thể tìm kiếm được tài liệu gốc cấp 1, thì mới sử dụng tài liệu gốc cấp 2.
Phương pháp phân loại hệ thông hóa lý thuyết
Trên cơ sở phân tích lí thuyết để tiến tới tổng hợp chúng người ta lại thực hiện quá trình phân loại kiến thức.
Phân loại là thao tác logic, sắp xếp tài liệu khoa học theo chủ đề, theo từng mặt, từng đơn vị kiến thức có cùng một dấu hiệu bản chất, cùng một hướng phát triển. Phân loại cho ta thấy toàn cảnh hệ thống kiến thức khoa học đã nghiên cứu được. Phân loại làm cho khoa học từ phức tạp trong kết cấu nội dung trở nên dễ nhận biết, dễ sử dụng theo mục đích nghiên cứu. Phân loại còn giúp ta nhận thấy các quy luật tiến triển của khách thể, phát triển của kiến thức, từ qui luật được phát hiện có thể dự đoán những xu hướng tiếp theo.
Phân loại là bước quan trọng giúp ta hệ thống hóa kiến thức sắp xếp kiến thức theo mô hình nghiên cứu, làm cho sự hiểu biết của ta chặt chẽ và sâu sắc.
Hệ thống hóa là phương pháp sắp xếp tri thức khoa học thành hệ thống trên cơ sở một mô hình lý thuyết làm cho sự hiểu biết về đối tượng được đầy đủ và sâu sắc.
Hệ thống hóa là phương pháp theo quan điểm hệ thống – cấu trúc trong nghiên cứu khoa học. Khi NCKHGD luôn phải phân loại các hiện tượng giáo dục, sắp xếp các kiến thức thành hệ thống có thứ bậc, có trật tự qua đó có được một chỉnh thể với một kết cấu chặt chẽ để từ đó xây dựng một lý thuyết hoàn chình.
Mô hình hóa
Xem thêm : Lịch sử Nhật Bản thời trung đại
Mô hình hóa là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng khoa học và quá trình giáo dục bằng cách xây dựng giả định về chúng và dựa vào trên mô hình đó để nghiên cứu trở lại đối tượng
Trong quá trình nghiên cứu, các hiện tượng và quá trình giáo dục được tái hiện thông qua hệ thống mô hình thay thế nguyên bản. Mô hình đối tượng là hệ thống các yếu tố vật chất và ý niệm (tư duy). Hệ thống mô hình giống đối tượng nghiên cứu trên cơ sở tái hiện những mối liên hệ cơ cấu – chức năng, nhân – quả của các yếu tố của đối tượng.
Đặc tính quan trọng là mô hình luôn tương ứng với nguyên bản. Mô hình thay thế đối tượng và bản thân nó lại trở thành đối tượng nghiên cứu, nó phục vụ cho nhận thức đối tượng và là phương tiện để thu nhận thông tin mới.
Mô hình tái hiện đối tượng nghiên cứu giáo dục dưới dạng đơn giản hóa, tri thức thu được nhờ mô hình có thể áp dụng vào nguyên bản.
Mô hình trong nghiên cứu lí thuyết có nhiệm vụ cấu trúc thành cái mới chưa có trong hiện thực, tức là mô hình cái chưa biết để nghiên cứu chúng, còn gọi là mô hình giả thuyết.
Mô hình hóa cũng có thể là một thực nghiệm của tư duy, một cố gắng để tìm ra bản chất của các hiện tượng giáo dục.
Tóm lại: nghiên cứu giáo dục được thực hiện bằng phương pháp mô hình, đó là con đường dùng cái cụ thể trực quan để nghiên cứu cái trừu tượng từ đó mà tìm ra các quy luật của giáo dục.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Tin Tức