Bài báo khoa học là gì?
Khái niệm, phân loại
Bài báo khoa học là một ấn phẩm mà nội dung có chứa những thông tin mới, có giá trị khoa học và thực tiễn được đang trên các tạp chí khoa học chuyên ngành.
Bài báo khoa học được viết để công bố trên các tạp chí chuyên môn hoặc trong hội nghị khoa học nhằm nhiều mục đích khác nhau, nhu công bố một ý tưởng khoa học, kết quả nghiên cứu, đề xướng một tranh luận trên tạp chí hoặc hội nghị khoa học.
Bạn đang xem: Bài báo khoa học là gì?
Bài báo khoa học luôn phải chứa các tri thức khoa học dựa trên kết quả quan sát hoặc thực nghiệm khoa học hoặc nghiên cứu lý thuyết. Mỗi bài báo khoa học chỉ nên trình bày khoảng 3 đến 4 trang khổ A4. Đối với báo cáo hội nghị khoa học có thể dài hơn, khoảng 6 đến 7 trang A4. Tùy theo loại mà mỗi loại báo cáo cần có một cấu trúc logic và một bố cục nội dung thích hợp. Các loại bài báo cáo khoa học có cấu trúc trình bày như bảng sau:
TT | Các loại bài báo | Vấn đề NC | Luận điểm | Luận cứ | Ph. pháp |
1 | Công bố ý tưởng khoa học | X | X | ||
2 | Công bố kết quả nghiên cứu | (X) | X | X | X |
3 | Đề xướng một cuộc thảo luận khoa học | X | (X) | ||
4 | Tham gia thảo luận trên báo chí | (X) | (X) | X | X |
5 | Báo cáo đề dẫn hội nghị khoa học | X | (X) | ||
6 | Tham luận tại hội nghị | (x) | (X) | X | X |
Thành phần cấu trúc nội dung trình bày
Xem thêm : Chủ nghĩa vị chủng văn hóa và thuyết tương đối văn hóa
Nội dung khoa học của bài báo có thể cấu trúc theo một số phần tùy cách sắp xếp của mỗi tác giả. Tuy nhiên, dù chia như thê nào thì gồm các phần như nhau. Mỗi phần là một nội dung hoàn chỉnh. Các phần bài báo khoa học gồm những phần như sau:
(1) Phần mở đầu:
- Lý do nghiên cứu.
- Ý nghĩa lý thuyết và ý nghĩa thực tiễn của vấn đề nghiên cứu.
- Đối tượng hưởng lợi từ kết quả nghiên cứu.
(2) Lịch sử nghiên cứu:
- Mô tả sơ lược quá trình nghiên cứu.
- Mặt mạnh và những hạn chế của các nghiên cứu cũ.
- Kết luận những nội dung cần giải quyết trong đề tài này.
(3) Vấn đề nghiên cứu và luận điểm của người nghiên cứu:
- Những vấn đề (câu hỏi) được người nghiên cứu xác định và đề cấp đến trong công trình nghiên cứu .
- Luận điểm của người nghiên cứu, luận điểm của các tác dỉa khác.
Xem thêm : Kiểm tra tài chính là gì? Đặc điểm và Tác dụng
(4) Mục tiêu (nhiệm vụ) nghiên cứu: trả lời câu hỏi là người nghiên cứu cần phải làm gì?
- Những công việc dự định cần làm.
- Minh họa cây mục tiêu nghiên cứu.
(5) Phương pháp và luận cứu chứng minh luận điểm
- Các cơ sở lý luận, tức là các luận cứ lý thuyết và các phương pháp đã sử dụng.
- Các trong luận cứ thực tiễn và các phương pháp đã sử dụng.
(6) Phân tích kết quả
- Các kết quả thu nhận được và các lập luận chứng minh giả thuyết.
(7) Kết luận và đề nghị
- Đánh giá tổng hợp các kết quả đã thu được.
- Khẳng định tính hợp lý cảu các luận cứ, phương pháp.
- Dự kiến các khả năng áp dụng kết quả.
- Kiến nghị hướng nghiên cứu tiếp.
- Kiến nghị về áp dụng.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Tin Tức