Lý thuyết tiến hóa (Parsons)

0

Định hướng chung của Parsons đối với việc nghiên cứu biến đổi xã hội định hình bởi bộ môn sinh học. Để giải quyết tiến trình này, Parsons phát triển cái mà ông gọi là “một mô hình của sự biến đổi tiến hóa”.

Thành tố đầu tiên của mô hình này là tiến trình của sự khác biệt (differentiation). Parsons giả thuyết rằng, bất kỳ xã hội nào cũng chứa đựng một chuỗi các tiểu hệ thống khác nhau về tầm quan trọng của cả cấu trúc cũng như chức năng đối với xã hội lớn. Khi xã hội tiến hóa, các tiểu hệ thống mới bị tách biệt nhau. Tuy nhiên, điều này chưa đủ; chúng còn phải có tính thích nghi hơn các tiểu hệ thống đã có trước. Do vậy, khía cạnh chủ yếu của mô hình tiến hóa của Parsons là ý tưởng về sự nâng cấp tính thích nghi (adaptive upgrading). Parsons diễn tả quá trình này:

“Nếu sự phân biệt mang lại một hệ thống tiến hóa, cân bằng hơn, mỗi tiểu cấu trúc tách biệt mới…phải tăng khả năng thích ứng để thực hiện chức năng cơ bản của nó, khi đem so với việc thực hiện chức năng này ở cấu trúc phổ biến hơn trước đó…chúng ta có thể gọi quá trình này là khía cạnh nâng cao tính thích nghi của chu kỳ biến đổi tiến hóa”

Đây là một kiểu mẫu, mang tính chất thực chứng cao độ của biến đổi xã hội.  Nó giả thuyết rằng, khi xã hội tiến hóa, nhìn chung, nó trở nên có khả năng tốt hơn để đối đầu với các vấn đề của nó. Trái lại, trong lý thuyết Marx, biến đổi xã hội dẫn tới một sự sụp đổ chung của xã hội tư bản. Vì lý do này, trong số những người khác, Parsons thường được cho là một nhà xã hội học bảo thủ cao độ. Ngoài ra, trong khi ông xử lý các vấn đề về biến đổi, ông có xu hướng tập trung vào các khía cạnh tích cực của biến đổi xã hội trong thế giới hiện đại, hơn là khía cạnh tiêu cực của nó.

Một xã hội thực thi tiến hóa phải di chuyển từ một hệ thống của sự gán ép tới một hệ thống của thành tựu. Hàng loạt các khả năng và kỹ năng cần thiết phải có để giải quyết các tiểu hệ thống phổ biến tràn lan hơn. Các khả năng phổ quát của mọi người phải được giải phóng khỏi các mối ràng buộc gán ép để họ có thể trở nên có ích cho xã hội. Nói chung, điều này có nghĩa là các nhóm đã từng bị loại trừ khỏi việc đóng góp cho xã hội phải được giải phóng để được kể là thành viên đúng nghĩa của xã hội.

Sự tiến hóa tiến triển qua các chu trình khác nhau, nhưng không có một tiến trình chung nào có ảnh hưởng đến mọi xã hội một cách đồng đều. Một số  xã hội có thể thuận lợi cho sự tiến hóa, trong khi một số khác có thể “bị ngăn trở bởi các xung đột nội tại hay các điều bất lợi khác”, nên chúng cản trở quá trình tiến hóa hoặc thậm chí chúng trở nên sa đoạ.

Dù Parsons cho tiến hóa xảy ra theo từng giai đoạn, ông đã cẩn thận tránh khỏi một lý thuyết tiến hóa một chiều: “ chúng ta không xem các tiến hóa xã hội là một tiến trình tiếp diễn hoặc một tiến trình tuyến tính đơn giản, nhưng chúng ta không thể phân biệt giữa các cấp độ tiến bộ rộng lớn mà không xem xét sự khác biệt đáng kể tìm thấy ở mỗi tiến trình”. Nói rõ rằng, ông đã đơn giản hóa vấn đề đi, Parsons phân biệt ba giai đoạn tiến hóa lớn: nguyên thuỷ, trung cổ, và hiện đại. Về đặc điểm, ông phân biệt các giai đoạn này cơ bản dựa trên các chiều kích văn hóa. Sự phát triển chủ yếu từ nguyên thuỷ sang trung cổ là sự phát triển ngôn ngữ, cơ bản là ngôn ngữ viết. Phát triển chính yếu trong chuyển biến từ trung cổ sang hiện đại là “ các luật lệ được thể chế hóa của các quy phạm mệnh lệnh” hoặc pháp luật.

Rate this post

Leave A Reply

Your email address will not be published.