Các yếu tố làm nên một lý thuyết tốt và Cách tiếp cận
Lý thuyết được đơn giản hóa và thường là những giải thích về một phần nào đó của thực tại xã hội phức tạp. Như vậy, những giải thích này có thể thuyết phục hoặc thiếu thuyết phục, do đó, có thể có những lý thuyết mạnh và lý thuyết yếu. Làm thế nào chúng ta có thể đánh giá sự mạnh – yếu của một lý thuyết?
Các yếu tố làm nên một lý thuyết tốt
Các nhà nghiên cứu đã đề xuất nhiều tiêu chí khác nhau, trong số đó có các tiêu chí quan trọng được liệt kê dưới đây:
Bạn đang xem: Các yếu tố làm nên một lý thuyết tốt và Cách tiếp cận
- Lập luận nhất quán (logical consistency): Liệu các phạm trù, luận điểm, điều kiện biên và giả định về lý thuyết có được liên kết một cách thống nhất với nhau hay không? Trong một lý thuyết, nếu một vài trong số những thành tố này không nhất quán với nhau, ví dụ, một giả định lý thuyết tiếp cận theo hướng duy lý, nhưng một số phạm trù lại đại diện cho các khái niệm không duy lý. Vậy thì nó không phải là một lý thuyết mạnh.
- Năng lực giải thích (explanatory power): lý thuyết đó giải thích (hoặc dự đoán) về hiện tượng nghiên cứu ở mức độ như thế nào? Các lý thuyết tốt giải thích rõ ràng, toàn diện, chính xác khách thể nghiên cứu, ví dụ chúng có thể được đánh giá bởi giá trị phương sai (R-square) trong các phương trình hồi
- Tính phản nghiệm (falsifiability): trong thập niên 1940, nhà triết học người Anh Karl Popper đã khẳng định rằng lý thuyết muốn có giá trị, chúng phải được kiểm chứng.
Xem thêm : Các nguyên lý cơ bản của xã hội học Macxit
Tính phản nghiệm mang đến tình huống lý thuyết hoàn toàn có thể bị bác bỏ nếu dữ liệu thực nghiệm không phù hợp với các luận điểm lý thuyết. Nói cách khác, lý thuyết không còn là lý thuyết trừ khi chúng có thể được kiểm định bằng thực nghiệm. Những phát biểu lặp lại như “một ngày có nhiệt độ cao là một ngày nóng” không cần phải kiểm nghiệm bằng thực nghiệm, bởi vì hiển nhiên một ngày nóng được xác định (và đo được mức nhiệt) là một ngày với nhiệt độ cao. Do đó, phát biểu như vậy không thể được xem như là một luận điểm lý thuyết. Tính phản nghiệm đòi hỏi các lý thuyết phải đưa ra các giải thích thay thế khác nhau để đảm bảo các phạm trù của nó được đánh giá một cách thấu đáo. Tuy nhiên, cần lưu ý khi nói rằng một lý thuyết có tính phản nghiệm không có nghĩa là lý thuyết đó nên bị làm sai lệch. Nếu một lý thuyết thực sự bị làm sai lệch dựa trên bằng chứng thực nghiệm, là một lý thuyết yếu!
– Tính tối giản (parsimony): sự cô đọng đề cập đến số lượng biến được sử dụng để giải thích một hiện tượng. Khái niệm này được nhà logic học người Anh William of Ockham đưa ra từ thế kỷ XIV (và được gọi là nguyên lý “dao cạo Ockham” – “Ockham‟s razor”). Ockham tuyên bố rằng trong số các lý thuyết giải thích về một hiện tượng quan sát thì lý thuyết nào đơn giản nhất (tức là sử dụng ít các biến nhất hoặc đưa ra ít giả định nhất) là lý thuyết tốt nhất. Để giải thích về một hiện tượng xã hội phức tạp, lý thuyết thường sử dụng ngày càng nhiều các phạm trù. Điều này mâu thuẫn với phương châm đơn giản hóa và khái quát hóa trong quá trình hình thành lý thuyết. Sự tối giản ảnh hưởng đến mức độ linh động của một lý thuyết. Các lý thuyết tối giản mang đến sự linh động ở mức độ cao hơn, cho phép chúng được khái quát hóa dễ dàng hơn cho các bối cảnh khác, môi trường khác và đối tượng khác.
Cách tiếp cận xây dựng lý thuyết
Làm thế nào để các nhà nghiên cứu xây dựng lên các lý thuyết? Steinfeld và Fulk (1990) đề xuất bốn cách tiếp cận cho vấn đề này. Cách tiếp cận đầu tiên là xây dựng lý thuyết theo lối quy nạp dựa trên các mô hình về sự kiện hoặc hành vi đã quan sát. Cách tiếp cận này thường được gọi là “thiết lập lý thuyết”, bởi vì lý thuyết được thiết lập bởi các quan sát thực nghiệm. Kỹ thuật này phụ thuộc rất nhiều vào khả năng quan sát và giải thích của nhà nghiên cứu. Do vậy, lý thuyết được thiết lập có thể mang tính chủ quan và khó có thể được xác thực. Hơn nữa, việc quan sát một số mô hình sự kiện nhất định không phải lúc nào cũng có thể tạo ra lý thuyết, trừ khi nhà nghiên cứu có thể đưa ra lời giải thích phù hợp cho các mô hình quan sát. Chúng ta sẽ thảo luận về hướng tiếp cận thiết lập lý thuyết trong chương tiếp sau về nghiên cứu định tính.
Xem thêm : Trăng hồng, Siêu trăng hồng là gì?
Cách tiếp cận thứ hai để xây dựng lý thuyết là dựa trên một mô hình nhận thức đã xác định từ trước, thực hiện phân tích toàn diện hiện tượng nghiên cứu để nhận diện đặc điểm của hiện tượng đó. Ví dụ về mô hình nhận thức này là mô hình đầu ra – đầu vào đơn giản. Mô hình này giúp nhà nghiên cứu có thể tìm kiếm các hệ loại đầu vào khác nhau, ví dụ như những yếu tố cá nhân, tổ chức và công nghệ có tiềm năng liên quan tới hiện tượng nghiên cứu (đầu ra) và mô tả quá trình liên kết các yếu tố đó với hiện tượng nghiên cứu. Đây cũng là một cách tiếp cận quy nạp, nó phụ thuộc nhiều vào khả năng tổng hợp của người nghiên cứu; và do đó việc xây dựng lý thuyết có thể bị tác động bởi những định kiến trước đó của người nghiên cứu về hiện tượng nghiên cứu.
Cách tiếp cận thứ ba là mở rộng hoặc điều chỉnh các lý thuyết hiện có nhằm mục đích giải thích trong một bối cảnh mới, ví dụ mở rộng các lý thuyết về học tập của cá nhân để giải thích việc học tập của tổ chức. Khi mở rộng lý thuyết, một vài khái niệm, luận điểm và điều kiện biên của lý thuyết trước đó có thể vẫn được giữ lại; một số khác cần được điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh mới. Hướng tiếp cận diễn dịch này là một phương pháp hiệu quả để phát triển các lý thuyết hiện có, góp phần làm giàu tri thức nhân loại.
Cách tiếp cận thứ tư là áp dụng các lý thuyết hiện có trong những bối cảnh hoàn toàn mới bằng cách chỉ rõ những điểm khác biệt cơ bản giữa các bối cảnh khác nhau. Lối tiếp cận này dựa trên sự so sánh giống và khác nhau. Đây có thể là phương pháp hình thành lý thuyết sáng tạo nhất trong hướng tiếp cận diễn giải. Ví dụ Markus (1987) đã sử dụng phép so sánh loại suy giữa một vụ nổ hạt nhân và sự phát triển tự do của các mạng lưới (còn gọi là mạng lưới kinh doanh đa cấp) để đưa ra lý thuyết về lượng tối thiếu của sự phát triển mạng lưới đa cấp. Giống một vụ nổ hạt nhân đòi hỏi một lượng tới hạn các chất phóng xạ để duy trì sự nổ, Markus nhận thấy một mạng lưới đa cấp cũng đòi hỏi một số lượng tối thiếu người dùng để duy trì sự phát triển của nó, nếu không có lượng tối thiếu này, người dùng có thể bỏ mạng lưới đó, cuối cùng dẫn đến sự sụp đổ của mạng.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Tin Tức