Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội
Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội?
Nội Dung
Mối quan hệ biện chứng giữa cá nhân và tập thể
Cá nhân là một hiện tượng mang tính lịch sử với tính cách là những con người cụ thể và đồng thời là sản phẩm của sự phát triển xã hội, là chủ thể lao động của các quan hệ xã hội, và của nhận thức. Cá nhân là một con người hoàn chỉnh trong sự thống nhất những khả năng riêng có của con người đối với chức năng xã hội do người đó thực hiện.
Bạn đang xem: Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội
Tập thể là hình thức liên hệ các cá nhân thành từng nhóm có tính chất xã hội xuất phát từ lợi ích, nhu cầu về kinh tế, chính trị, đạo đức, thẩm mỹ, nghề nghiệp, v.v… nên xã hội có nhiều tập thể khác nhau.
Bản chất của quan hệ giữa cá nhân và tập thể là quan hệ lợi ích – cái cơ sở của sự liên kết hoặc chia rẽ các thành viên trong một tập thể. Lợi ích là một nhu cầu vật chất – tinh thần của mỗi cá nhân vừa bao hàm sự thống nhất và mâu thuẫn. Bởi lợi ích và nhu cầu của mỗi cá nhân là khác nhau và việc thỏa mãn lợi ích và nhu cầu cho mỗi cá nhân của tập thể thường thấp hơn so với nhu cầu của mỗi cá nhân. Nhưng cá nhân lại luôn cần đến và có nhu cầu tập thể, bởi cá nhân không thể tồn tại độc lập với tập thể trong tính chất liên kết của các tổ chức xã hội, tính cộng đồng xã hội.
Xem thêm : Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ (1969-1972)
Sự bảo đảm ổn định về mặt tổ chức và phát triển của cá nhân thường được xây dựng trên cơ sở những nguyên tắc như: tính chất tương trợ theo tinh thần hữu ái; thực hiện tốt quyền lợi và nghĩa vụ của cá nhân với tập thể và ngược lại; sự kết hợp hài hòa giữa lợi ích, nhu cầu cá nhân với lợi ích nhu cầu tập thể; bình đẳng trong tập thể, tôn trọng tập thể và quyền quyết định của tập thể; cá nhân có ý thức trước tập thể về hành vi của mình; tập thể luôn quan tâm đến cá nhân, thỏa mãn những lợi ích, nhu cầu chính đáng của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, tùy theo tính chất của mâu thuẫn giữa cá nhân và tập thể và những điều kiện lịch sử cụ thể mối quan hệ giữa cá nhân với tập thể có thể phát triển và cũng có thể tan rã.
Mối quan hệ giữa lợi ích của xã hội và lợi ích cá nhân là nền tảng của quan hệ cá nhân và xã hội
Khái niệm xã hội được xác định trên bình diện rộng hẹp khác nhau: loài người, quốc gia, dân tộc, giai cấp, chủng tộc, v.v Nhưng dù thể hiện dưới hình thức nào xã hội bao giờ
tồn tại như một hệ thống hoàn chỉnh của những quan hệ xã hội, cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân.
Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội là một mối quan hệ biện chứng, trong đó xã hội giữ vai trò quyết định, nền tảng của mối quan hệ này là lợi ích. Thực chất của việc tổ chức trật tự xã hội là sắp xếp các quan hệ lợi ích sao cho khai thác được cao nhất của mỗi thành viên vào các quá trình phát triển kinh tế – xã hội. Trong đó xã hội bao giờ cũng là điều kiện, môi trường, là phương thức để lợi ích cá nhân được thực hiện. Sự phát triển của xã hội dẫn đến tính chất đa dạng và phong phú về lợi ích, về mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội. Cá nhân ngày càng tiếp nhận nhiều hơn những giá trị vật chất và tinh thần của xã hội nhằm thỏa mãn những nhu cầu cho hoạt động và sự phát triển nhân cách của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội về lợi ích cũng thay đổi và phát triển có tính chất lịch sử, phụ thuộc vào quá trình thay đổi của các phương thức sản xuất vật chất khác nhau.
Trong chế độ nguyên thủy lực lượng sản xuất thấp kém, nên để duy trì sự tồn tại và phát triển của xã hội nó dựa trên quan hệ sở hữu công cộng tư liệu sản xuất. Cho nên, cá nhân hòa tan vào tập thể, v.v…
Xem thêm : Quan điểm “vô vi” của Lão Tử về đạo đức, nhân sinh, chính trị xã hội
Trong chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội dựa trên chế độ sở hữu tư liệu sản xuất có khuynh hướng tuyệt đối hóa vai trò của cá nhân, lợi ích và nhu cầu cá nhân, v.v…
Dưới chủ nghĩa xã hội, về căn bản dựa trên nền tảng sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất cho nên mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và xã hội về cơ bản có khuynh hướng dẫn đến sự thống nhất về lợi ích của cá nhân và xã hội, tạo điều kiện cho sự hoàn thiện và phát triển của mỗi cá nhân, v.v..
Ý nghĩa
Về mặt nguyên tắc thừa nhận tính khách quan, phổ biến và quy luật của mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể, cá nhân và xã hội. Trong mối quan hệ đó không phủ nhận vai trò của cá nhân, nhưng mặt khác khẳng định vai trò của xã hội đối với mỗi cá nhân.
Trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay, đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta có khả năng bảo đảm sự kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể và lợi ích xã hội, giải quyết kịp thời những mâu thuẫn nội bộ trong nhân dân, tạo ra những điều kiện thuận lợi để mỗi cá nhân có điều kiện phát triển toàn diện nhân cách.
Việc xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường đi đôi với tăng cường vai trò quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa luôn bảo đảm sự công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ đối với mọi công dân, chống đặc quyền đặc lợi; phát huy yếu tố con người là mục đích cao nhất trong mọi hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội là một yêu cầu trong việc giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội ở nước ta hiện nay.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Tin Tức