Mức cầu tiền tệ là gì? Nhân tố ảnh hưởng đến mức cầu
Mức cầu tiền tệ (Monetary demand = MD)
1. Khái niệm
Mức cầu tiền tệ là số lượng tiền tệ mà nền kinh tế (cá nhân, công ty, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, cơ quan Nhà nước…) cần để thỏa mãn các nhu cầu chỉ dùng của mình.
Bạn đang xem: Mức cầu tiền tệ là gì? Nhân tố ảnh hưởng đến mức cầu
Hay nói cách khác mức cầu tiền tệ là tổng khối lượng tiền tệ cần để đáp ứng nhu cầu trao đổi và nhu cầu tích lũy giá trị của các chủ thể trong nền kinh tế, trong điều kiện giá cả và các biến số vĩ mô cho trước.
2. Nhân tố ảnh hưởng đến mức cầu
Theo Paul A. Samuelson và William D.Nordhaus thì toàn xã hội đều cần đến tiền tệ, sở di toàn xã hội đều cần đến tiền là do: “Tiền tệ là có ích vì nó tạo điều kiện để giao dịch dễ dàng và nhanh chóng, định ra giá cả rõ ràng, cộng với việc tích lũy giá trị qua thời gian”…)
Do vậy, các tác giả trên cho rằng mức cầu tiền tệ lệ thuộc vào hai yếu tố: giao dịch và tích lũy.
* Mức cầu giao dịch: phát sinh do nhân dân và các doanh nghiệp cần tiền để giao dịch. Mức cấu giao dịch chịu sự tác động của lai suất, giá cả và sản lượng hàng hóa dịch vụ.
Các tác giả này cho rằng, nếu toàn bộ giá cả (P) và sản lượng (Q) tăng gấp đôi thì, lượng tiền tệ và mức cấu tiền tệ cũng tăng gấp đôi và khi mà lãi suất tăng lên thì người có tiền sẽ giữ ít hơn vì giữ tiền sẽ không có lợi, họ sẽ chuyển một bộ phận tiền của họ vào các khoản vốn tiền tệ có lãi suất cao để kiếm lợi và như vậy cầu tiền tệ đối với người đó sẽ giảm đi.
Xem thêm : Sao Thổ (Saturn) là gì? Cấu trúc, vệ tinh, hình ảnh
Ví dụ: Một gia đình có thu nhập 3.000 USD/tháng và gia đình đó giữ toàn bộ số tiền đó để chi tiêu trong cả tháng với tỷ lệ cố định là 100 USD/ngày, thì số tiền mà bình quân gia đình đó giữ hàng ngày là 1.500 USD, và giả dụ rằng giá cả tăng lên gấp đôi và do vậy thu nhập cũng tăng lên gấp đôi (không tăng khối lượng hàng hóa dịch vụ) thì số tiền bình quân mà gia đình đó giữ hàng ngày là 200 USD với thu nhập gấp đôi là 6.000 USD/tháng.
Khi lãi suất tăng lên, gia đình này sẽ tính xem nên để tiền tại nhà tất cả (hoặc để ở tài khoản séc) hay nên chuyển bớt một phần sang vốn tiền tệ (như gửi tiết kiệm..) để hưởng lãi suất. Ví dụ đầu tháng gia đình đó gửi vào tài khoản tiết kiệm 1500 USD và đến ngày 15 của tháng mới rút ra để chi tiêu, thì số tiền bình quân gia dình đó giữ được là 500 USD chứ không phải là 1.500 USD như trước đây. Các doanh nghiệp cũng vậy, họ sẽ không giữ tiền mặt và tiến gửi trên tài khoản séc nhiều, nếu vậy sẽ không có lời và ngân hàng luôn luôn giúp khách hàng đầu tư tiền tệ của họ vào các khoản vốn mang lại lợi nhuận, mà không để tiền “nằm chết” trên tài khoản séc.
* Mức cầu về tài sản.
Ngoài việc cần tiền để mua hàng hóa, thanh toán các khoản nợ, người ta còn giữ tiền để tích lũy tài sản, nhằm phục vụ cho các nhu cầu trong tương lai như phòng khi đau ốm bất thường hoặc thực hiện công việc theo kế hoạch như chuẩn bị lập gia đình cho con, cháu. Nói chung ở đây người có tiền thích để tài sản của mình vào các khoản đầu tư có lãi suất cao hoặc để tiền ở các tài khoản, vì sự an toàn của nó. Để kích thích dân chúng rút tiền ra khỏi lĩnh vực an toàn thì phải nâng cao lãi suất.
Các nhà nghiên cứu thuộc “Học thuyết Đầu tư Kết hợp” đã nhận định rằng: các nhà đầu tư muốn tránh nguy hiểm người ta không để tiền của mình vào một rổ mà phân phối nó cho nhiều khoản đầu tư và trong đó bao gồm cả các khoản vốn bằng tiền không sinh lãi để bảo vệ tài sản của mình, tránh sự biến động giá hàng hóa, tránh sự biến động của tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên chúng ta có thể thấy là việc giữ vốn bằng tiền nhiều chỉ diễn ra trong điều kiện giá trị đồng tiền ổn định hoặc ở các nước có thói quen giữ tiền để làm tài sản như ở vùng nông thôn của các nước chậm phát triển. Khi giá trị tiền tệ không ổn định người ta tích lũy tài sản bằng vàng, bằng bất động sản, hoặc các tài sản có giá trị khác. Vì vậy hiểu mức cầu về tài sản chính là mức cầu tích lũy.
Một số nhà kinh tế khác cho rằng: “số cầu tiền tệ chịu ảnh hưởng của một số yếu tố như dân số và mức gia tăng dân số thói quen sử dụng tiền mặt của dân cư, thời cơ kinh tế, vật giá và sự tiên liệu”.
Xem thêm : Mỹ thuật Hy Lạp cổ đại
Alfred Marshall (Anh) và Irving Fisher (Mỹ) thuộc trường phải Thuyết Trọng tiền, đã nghiên cứu về mức cầu tiền tệ. Hai tác già này cho rằng “tốc độ lưu thông của tiền tệ” ảnh hưởng lớn đến mức cầu tiền tệ. I. Fisher đưa ra phương trình nổi tiếng:
Trong đó:
- P (Price) là mức giá bình quân.
- GNP là tổng thu nhập quốc dân danh nghĩa.
- Q (Quantity) là sản lượng hàng hóa, dịch vụ.
- M (Monetary) là khối lượng tiền tệ.
- V (Velocity) là tốc độ lưu thông bình quân của tiền tệ.
Như vậy ta có M = GNP / V
Luận điểm của các tác giả này là cho rằng V tương đối ổn định và do đó khi GNP danh nghĩa tăng lên mà khi Q và V không thay đổi, thì M sẽ tăng lên. Hay khi giá cả tăng lên thì M cũng tăng lên. Nói cách khác mức cầu tiền tệ tăng lên là do sự gia tăng lượng hoặc gia tăng giá cả và ngược lại.
Vì vậy mà trường phái trọng tiền cho rằng “một tỷ lệ tăng lên cố định của tiền tệ khoảng 3 hay 4% một năm, sẽ loại bỏ tình trạng không ổn định trong một nền kinh tế hiện đại, những biến đổi này thế này, mai thế khác và không thể tin cậy được của chính sách tiền tệ”.
Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể thấy được rằng tốc độ lưu thông tiền tệ luôn luôn có sự thay đổi theo chiều hướng tăng lên. Ví dụ như khi lãi suất tăng, người ta sẽ giữ tiền ít đi, hoặc khi giá cả tăng lên nhanh, lạm phát ở mức phi mã hoặc siêu tốc người có tiền có khuynh hướng sử dụng ngay số tiền mình đang có để tránh sự mất giá của đồng tiến.
(Nguồn tài liệu: TS. Lê Thị Mận, Lý thuyết Tài chính Tiền tệ, 2010)
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Tin Tức