Mỹ thuật Hy Lạp cổ đại
Nội Dung
1. Khái quát về mỹ thuật Hy Lạp cổ đại
Sau Ai Cập cổ đại, vào khoảng thế kỷ XVIII TCN, ở phía bên kia Địa Trung Hải, Hy Lạp ra đời, lãnh thổ của nó bao gồm Hy Lạp ngày nay và các đảo thuộc biển Ê Giê và vùng Tây Tiểu á. Hy Lạp không thuận lợi về nông nghiệp song lại tốt trong việc giao thông trên biển. Với tài nguyên dồi dào đã tạo điều kiện cho Hy Lạp phát triển thủ công nghiệp và ngoại thương. Nó đã góp phần thúc đẩy sự phát triển nền văn minh Hy Lạp trong đó có nghệ thuật tạo hình.
Cho đến tận ngày nay, khi nhắc đến Hy Lạp người ta sẽ nghĩ ngay đến đền thờ Pác Tê Nông (Parthénon), đến các pho tượng trên biển của Hy Lạp như tượng người ném đĩa, tượng vệ nữ Mi lô, … nghệ thuật Hy Lạp đã phát triển và để lại nhiều thành tựu vĩ đại.
Bạn đang xem: Mỹ thuật Hy Lạp cổ đại
Thành tựu của nghệ thuật tạo hình Hy Lạp vừa biểu hiện sự sáng tạo tuyệt vời của người Hy Lạp vừa chứng tỏ đỉnh cao về sự mẫu mực của Hy Lạp về trí tuệ trong tạo hình. Con người thời nay không chỉ khâm phục trước những tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu của Hy Lạp. Họ đã tìm thấy trong nền nghệ thuật cổ đại này một tư tưởng nhân văn cao thượng, một nền nghệ thuật hiện thực, ca ngợi giá trị và vẻ đẹp của con người. Đây là cơ sở để xây dựng một nền văn hoá mới, thấm đẫm những tư tưởng nhân văn.
Nhà nước Hy Lạp cổ đại là xã hội chiếm hữu nô lệ chứa đựng những tư tưởng dân chủ tiến bộ, là Nhà nước thông bang, ở đó có hai vua với quyền lực như nhau, vừa là thủ lĩnh quân sự, vừa là tăng lữ và người xử án. Chế độ xã hội ở đây là chế độ dân chủ chủ nô, chế độ đó, mở đường cho các nhà khoa học, những nghệ sĩ, những công dân tự do này được phát triển tài năng, trí sáng tạo. Điều này giúp nghệ thuật cũng như khoa học Hy Lạp cổ đại phát triển mạnh.
Nghệ thuật Hy Lạp còn được nuôi dưỡng bằng một nguồn đất đặc biệt – nguồn thần thoại Hy Lạp. Quan niệm của người Hy Lạp về thế giới thần linh giống như thế giới con người. Đó là quan niệm “thần nhân đồng hình”. Quan niệm này chi phối tới việc xây cất các công trình kiến trúc. Những câu chuyện gợi nguồn cảm hứng sáng tạo cho các nghệ sĩ tạo hình. Họ tìm thấy ở đây chất thơ, chất cảm xúc, thúc đẩy họ sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật bất hủ, thấm đượm tinh thần nhân văn.
Năm 776 TCN thế vận hội lần đầu tiên tổ chức tại Hy Lạp. Phong trào rèn luyện sức khoẻ để trở thành các chiến binh dũng mãnh đồng thời tạo ra những cơ thể đẹp đẽ cân đối. Đó là nguồn mẫu hình lý tưởng cho các nghệ sĩ Hy Lạp nghiên cứu sáng tạo ra tỷ lệ vàng cho hình tượng con người. Hội tụ tất cả những yếu tố trên là điều kiện tuyệt vời cho sự phát triển của văn hoá, nghệ thuật Hy Lạp. Nghệ thuật Hy Lạp nhất là kiến trúc và điêu khắc đã đạt tới đỉnh cao chỉ sau hơn 200 năm, từ thế kỷ VII đến V TCN.
2. Nghệ thuật kiến trúc Hy Lạp cổ đại
Trong đời sống của người Hy Lạp thời cổ đại, tôn giáo đóng vai trò quan trọng. Họ thờ rất nhiều vị thần. Thể loại kiến trúc phát triển là kiến trúc đền thờ gần như toàn thể các công trình xây dựng có giá trị nghệ thuật, to đẹp nhất thuộc về tôn giáo. Kích thước đền thờ vừa phải, không quá lớn đồ sộ. Nó cũng giống nghệ thuật kiến trúc Ai Cập ở chỗ kiến thức kiến trúc chính là kiến thức cột. Kiến trúc Hy Lạp có 3 thức cột chính:
Thức Đôríc, thức Iônic, và thức Corinthian. Sự khác nhau giữa các thức cột này được phân biệt bởi phần đầu cột và các khía rãnh.
Cột Đôríc có hai mươi khía rãnh khá rộng. Hai mươi bốn đôi khi là bốn tám khái của cột Ioníc sâu hơn, khít hơn. Cột Đôríc ra đời sớm nhất và phát triển ở Pðloponnêse và các khu dân cư ở miền Nam ý và đảo Sixin (Sicile).
Phong cách Iôníc thanh mảnh và duyên dáng hơn. Phần đầu cột được trang trí bằng hình guột cột Đôríc Iônic Côranhtiêng trang trí. ở thời Hy Lạp hoá thức Cô ranh tiêng được sử dụng nhiều. Phần đầu cột được trang trí bằng những hoạ tiết và cách điệu mềm mại và trang nhã.
Xem thêm : Bảng giá pháo hoa Z121 dịp tết Giáp Thìn 2024
Đền thờ Pác-tê- non (Partenon) được khởi công trên đồi Acrôpôn (Acropolis) thờ nữ thần Atêna (Athena): là đền thờ kết hợp hài hoà giữa sự khoẻ khoắn của thức Đô níc và sự duyên dáng nhẹ nhàng của thức Iônic.
Vẻ đẹp của Pác tê non thể hiện trong sự cân đối, hài hoà về tỷ lệ giữa các bộ phận kiến trúc. Nó còn bộc lộ trong sự đơn giản, trang nhã của khối kiến trúc chủ yếu dựa trên những đường thẳng với trang trí bằng các tác phẩm điêu khắc và phù điêu dạng trụ ngang. Kiến trúc cân đối hài hoà của Pác tê non được trang điểm thêm đẹp đẽ, lộng lẫy bằng các tác phẩm điêu khắc của Phi đi át và các học trò của ông. Tác giả của Pác tê non là Ichtinốt và Can Li Crát.
Ngoài Pác tê non, Hy Lạp còn rất nhiều đền thờ nổi tiếng: Đền thờ thần Dớt ở Péc Gam Ô Lym Pia và đền thờ thần biển cả Pô Dây Đon (Poseidon) ở phía Nam Aten, …
Cho tới thế kỷ VI TCN, các đền thờ của Hy Lạp đều được làm bằng gỗ hoặc gạch. Đến thế kỷ V, người Hy Lạp chuyển sang các kiến trúc đá cẩm thạch lộng lẫy và sang trọng, với bốn mặt đền là các hàng cột đá. Kiến trúc tôn giáo là thể loại biểu hiện tài năng của người Hy Lạp. Bên cạnh đó họ còn quy hoạch đô thị, xây dựng các nhà hát, thành luỹ, … vào thời kỳ các thế kỷ IV – II TCN. Từ thế kỷ IV trong kiến trúc Hy Lạp còn phát triển loại kiến trúc lăng mộ, có những lăng lớn, đẹp đẽ được xếp vào một trong 7 kỳ quan của thế giới cổ đại như lăng vua Mô xô lơ (Mausole) ở Halicácnat (Halicrnasse).
Kiến trúc Hy Lạp nói chung là vẻ đẹp trang nhã, mực thước, trong sáng với kết cấu kiến trúc chính là phong cột trên mặt bằng hình chữ nhật.
3. Nghệ thuật Điêu khắc Hy Lạp cổ đại
3.1 . Thời cổ sơ (Thế kỷ VII – VI trước công nguyên)
Cũng giống như kiến trúc, điêu khắc Hy Lạp cũng được phát triển qua 3 thời kỳ. ở thời kỳ cổ sơ hình tượng điêu khắc rất đơn giản, trước đó nghệ thuật điêu khắc Hy Lạp đã bắt đầu những bước đi dò dẫm từ thế kỷ X – VIII. Phần lớn là các tượng nhỏ bằng đồng thanh, đồng nung, hoặc ngà voi thể hiện một cách sơ lược hình tượng các con vật, con người hay các quái vật trong sự kết hợp giữa người và vật. Đôi khi còn có những tượng bằng gỗ, diễn tả các vị thần. Điêu khắc thời kỳ này gắn liền với tôn giáo.
Trong nghệ thuật điêu khắc Hy Lạp xuất hiện 2 loại tượng: Tượng nam khoả thân và nữ mặc áo dài. Những tượng này được thể hiện trong dáng đứng thẳng, hai tay buông theo thân. Tượng trong dáng tĩnh, nghiêm trang cân đối. Tỷ lệ cơ thể cũng như hình khối chưa chuẩn mực, chất liệu sử dụng là đá.
Thời gian này, trong điêu khắc Hy Lạp vẫn thấy những ảnh hưởng của ước lệ tạo hình phương Đông. Tượng “nhìn ngay ngó thẳng” và gắn liền với tôn giáo tín ngưỡng. Sang thế kỷ VI trong phong cách làm tượng đã có sự chuyển biến. Các tượng thẳng đứng như cây cột dần được thay thế bằng những pho tượng dáng động từ đơn giản đến phức tạp dần. Nửa đầu thế kỷ V, điêu khắc Hy Lạp được đánh dấu bằng các tác phẩm chạm nổi ở đền thờ thần diễn tả 12 chiến công người anh hùng Hecquyn (Hercules). Con người được diễn tả ở nhiều tư thế vận động khác nhau, sinh động. Hình tượng điêu khắc đã thoát khỏi sự chi phối của ước lệ tạo hình cơ sở. Nghệ thuật điêu khắc Hy Lạp bước vào thời kỳ mới.
3.2 . Thời cổ điển (Thế Kỷ V – IV trước công nguyên)
Từ giữa thế kỷ V thành bang A ten đã phát triển trở thành trung tâm lớn của Hy Lạp cả về chế độ xã hội cũng như văn hoá nghệ thuật. Người đứng đầu về điêu khắc thời này là Phi đi át (Phiđias), Pô ly clét (Polycléte) và Mirông.
Xem thêm : Xác định nhu cầu vốn thành lập doanh nghiệp
Pôlyclét dành nhiều thời gian cho nghiên cứu và sáng tạo của mình cho việc tìm ra tỷ lệ chuẩn cân đối, hài hoà của cơ thể nam giới. Tiêu biểu là tượng Đôripho (Doryphore) người lực sỹ vác giáo: có tỷ lệ 7 đầu, cân đối, hài hoà của các tỷ lệ giữa đầu, thân, tay, chân, sự mềm mại, sống động của hệ thống cơ, chất đá đã biến thành da thịt, có cảm nhận được sự vững chắc của cơ thể, sự chuẩn xác về giải phẫu tạo hình kết hợp với cái đẹp của đường nét, hình khối.
Mirông lại nghiên cứu dáng động của hình tượng con người. Tiêu biểu là tượng “người ném đĩa” cho ta hình ảnh của một lực sĩ cường tráng đang vận động hết sức của cơ thể để vung tay ném đĩa, ở đó có sự phối hợp cái đẹp về dáng, về hình, về tỷ lệ. Trong sự phối hợp phần chân nghiêng và thân nhìn chính diện. Sự kết hợp đã tạo ra sự chuyển động và vẻ đẹp hoàn mỹ cho tác phẩm.
Sang thế kỷ IV, điêu khắc Hy Lạp lại tiến thêm một bước, nếu ở thời kỳ trước các tác giả muốn đạt đến độ mẫu mực về tỷ lệ, hình khối, tạo dáng động thì thế kỷ này họ lại muốn tăng thêm chất liệu thực cho tượng, bớt chất lý tưởng hoá với đại biểu là: Xcopa (Scopas), Pra Xi Ten (Praxitéle), Li Xíp (Lisippe), Mô Xô Lơ, … tác phẩm của ông như (Hernes), Héc Mét, tượng nữ thần săn bắn ác Tê Mít và đặc biệt là các tượng vệ nữ như vệ nữ của cơ thể nữ. Đến đây các nghệ sĩ Hy Lạp đã phô diễn vẻ đẹp tuyệt mỹ mà tạo hoá đã ban tặng cho “phái yếu” qua những pho tượng khoả thân. Có lẽ cũng vì lẽ đó mà khi tìm thấy hai pho tượng vô danh: Vệ nữ Mi lô và tượng nữ thần chiến thắng ở Xa Mô Crát: Hai phong cách và hai vẻ đẹp khác nhau: Một lý tưởng hoà và một tràn đầy, hiện thực.
3.3. Thời kỳ Hy Lạp hoá (thế kỷ III – II trước công nguyên)
Ở thời kỳ này, Aten không còn là trung tâm cường thịnh duy nhất như thời trước, trên những miền đất mới ở Tiểu á và Bắc phi mọc lên những trung tâm mới. Điêu khắc cũng như điêu khắc đều muốn tìm đến một phong cách mới. Hoặc tiếp tục phong cách của giai đoạn trước nhưng đẩy cao hơn về mặt biểu hiện những tình cảm đau thương, bi thảm như những tác phẩm “người lính Gô loa bị trọng thương” hay người chiến binh gô loa giết vợ và tự sát”, … Trong pho tượng này gây ấn tượng mạnh cho thị giác và cảm xúc. Hoặc phức tạp hơn trong phong cách diễn tả, hoặc cường điệu hoá. Thể loại thường gặp trong điêu khắc thời Hy Lạp hoá là nhóm tượng và phù điêu lớn
Phù điêu trên riềm mũ cột đền thờ Pðcgam dài khoảng 120m, bao quanh đền thờ, diễn tả cuộc giao chiến giữa các thần linh và những người khổng lồ. Mọi hình tượng đều được diễn tả bằng kỹ thuật điêu luyện, hình khối mạnh mẽ, cường độ dữ dội trong động tác.
Nhóm tượng Lao Cun: Mang đầy chất bi tráng, diễn tả một cảnh tượng khủng khiếp về số phận con người. Nhóm tượng diễn tả 3 nhân vật, mỗi người mang một nét đẹp riêng. Ngoài cái đẹp lý tưởng về hình thể, tác giả còn muốn nhấn mạnh vẻ đẹp về tính cách, về sự bộc lộ nội tâm. Qua hình dáng, thái độ khác nhau của 3 nhân vật đã bộc lộ nỗi khiếp sợ, đau đớn, kiệt sức của 3 cha con. Sức căng vặn của 3 cơ thể, kết hợp với đường cong ngoằn ngoèo của hai con rắn đã tạo nên nhóm tượng có bố cục chặt chẽ, gắn bó thể hiện nội dung sâu sắc
4. Nghệ thuật hội hoạ, đồ hoạ Hy Lạp
Nghệ thuật hội hoạ Hy Lạp hầu như không còn giữ được tác phẩm nào, các tác giả, tác phẩm danh tiếng của họ còn được lưu truyền trong sách, truyện ta biết được tên tuổi: Apenlơ, Giơxít, Pôlinhơ, … với đề tài chủ yếu là lịch sử và thần thoại Hy Lạp. Các tác phẩm được vẽ với phong cách tả thực, sinh động. Ngoài ra có một nguồn tài liệu khá phong phú cho nghệ thuật vẽ hình mang tính đồ hoạ, đó là những hình vẽ trên những chiếc bình cổ Hy Lạp. Bình cổ Hy Lạp có nhiều kiểu dáng đẹp. Điều đáng chú ý là các hình vẽ trang trí trên đồ gốm cổ Hy Lạp có hai cách trang trí: Hình vẽ đen trên nền trắng sáng hoặc hình vẽ màu đỏ trên nền gốm đen. Các hoạ sĩ trang trí lưu ý đặc biệt đến yếu tố nét, mảng trong các hình vẽ. Đề tài thay đổi qua các thời kỳ: Thần thoại, duyên dáng, đa tình, lịch sử, …
Qua ba loại hình nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và hội họa của Hy Lạp cổ đại ta có thể thấy rõ đặc điểm đặc trưng nhất của nghệ thuật Hy Lạp đó là một nền nghệ thuật gắn liền với thần thoại, mà thần thoại Hy Lạp vừa giải thích, mô phỏng tự nhiên, xã hội vừa là những trang viết huyền thoại về lịch sử Hy Lạp. Quan niệm thần nhân đồng hình đã dẫn đến đặc điểm lớn cho nghệ thuật Hy Lạp cổ đại. Tính chất tôn giáo, thần thoại bộc lộ ở nội dung, đề tài. Nhưng qua các hình tượng nhân vật các tác giả lại muốn ca ngợi vẻ đẹp của con người, một vẻ đẹp hoàn thiện cả về ngoại hình và nội tâm. Các nghệ sĩ Hy Lạp đã bỏ được công thức chi phối trong nghệ thuật tạo hình buổi ban đầu, những ước lệ tạo hình cơ sở để tiến tới một nền nghệ thuật hiện thực giàu tính nhân văn. Các loại hình nghệ thuật tạo hình đều phát triển và có thành tựu cao, để lại cho nhân loại nhiều tác phẩm vô giá. Đó là nền móng, là cơ sở cho nghệ thuật tạo hình châu âu sau này.
(Nguồn tham khảo: Giáo trình Lịch sử Mỹ thuật thế giới)
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Tin Tức