Phạm trù là gì?

0

Định nghĩa phạm trù và phân biệt sự khác nhau giữa phạm trù triết học và phạm trù của khoa học cụ thể?

Phạm trù là những khái niệm rộng nhất phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ chung, cơ bản nhất của các sự vật và hiện tượng thuộc một lĩnh vực nhất định.

Mỗi bộ môn khoa học đều có hệ thống phạm trù riêng của mình phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ cơ bản và phổ biến thuộc phạm vi khoa học đó nghiên cứu. thí dụ, trong toán có phạm trù “số”, “hình”, “điểm”, “mặt phẳng”…, trong vật lý học có các phạm trù “khối lượng”, “vận tốc”, “gia tốc”…, trong kinh tế học có phạm trù “hàng hóa”, ‘giá trị”, ‘tiền tệ”… phạm trù năng lượng, khối lượng của vật lý; phạm trù di truyền, biến dị của sinh học v.v…

Nguồn gốc, tính chất và đặc điểm của phạm trù. Nguồn gốc của các phạm trù đều thông qua hoạt động thực tiễn xã hội. Nói một cách khác nội dung của các phạm trù là bản thân hiện thực khách quan đã được phản ánh trong hoạt động nhận thức của con người thông qua hoạt động thực tiễn xã hội.

Quá trình hình thành và hoàn thiện các phạm trù khoa học đều là sự khái quát trừu tượng hóa bản thân hiện thực.

Các phạm trù trên đây, chỉ phản ánh những mối liên hệ chung trên một lĩnh vực hiện thực nhất định thuộc phạm vi nghiên cứu của các môn khoa học chuyên ngành. Khác với điều đó, các phạm trù của phép biện chứng duy vật như “vật chất”, “ý thức”, vận động”…là những khái niệm chung nhất phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ cơ bản và phổ biến nhất không phải chỉ của một lĩnh vực nhất định nào đấy của hiện thực, mà của toàn bộ thế giới hiện thực, bao gồm cả tự nhiên, xã hội và tư duy.

Mọi sự vật, hiện tượng đều có nguyên nhân xuất hiện, đều có quá trình vận động, biến đổi, đều có mâu thuẫn, có nội dung và hình thức,.. nghĩa là đều có những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ được phản ánh trong các phạm trù của phép biện chứng duy vật. Do vậy, giữa phạm trù của các khoa học cụ thể và phạm trù của phép biện chứng có mối quan hệ biện chứng với nhau; đó là mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung.

Với tư cách là khoa học về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển, phép biện chứng khái quát những mối liên hệ phổ biến nhất bao quát các lĩnh vực tự nhiên, xã hội, và tư duy vào các cặp phạm trù cơ bản, đó là: (1). Cái chung và cái riêng; (2). Bản chất và hiện tượng; (3). Nguyên nhân và kết quả; (4). Tất nhiên và ngẫu nhiên; (5). Nội dung và hình thức; (6). Khả năng và hiện thực;

Rate this post

Leave A Reply

Your email address will not be published.