Thị trường tài chính là gì? Cơ cấu và Vai trò của TTTC
Nội Dung
1. Khái niệm thị trường tài chính
Trong nền kinh tế thị trường, quá trình điều hòa các nguồn vốn nhàn rỗi từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn được diễn ra chủ yếu tại các thị trường tài chính.
Trên thị trường tài chính, các nguồn cung và cầu về vốn sẽ gặp nhau một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các tổ chức tài chính trung gian như: ngân hàng thương mại, công ty tài chính, quỹ tín dụng, công ty bảo hiểm. là những thành viên tham gia vào thị trường tài chính.
Bạn đang xem: Thị trường tài chính là gì? Cơ cấu và Vai trò của TTTC
Nếu hiểu một cách giản đơn, thị trường tài chính là nơi diễn ra các hoạt động mua, bán các loại giấy tờ có giá hay những phiếu nợ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Thị trường tài chính là chiếc cầu nối giữa cung và cầu vốn trong nền kinh tế, nơi gặp gỡ của các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, qua đó hình thành nên giá mua và bán các loại cổ phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, giấy nợ ngắn hạn, dài hạn, hình thành nên giá cả của các loại vốn đầu tư.
Công cụ tham gia trên thị trường tài chính; là các loại công trái Nhà nước, các loại chứng khoán do các doanh nghiệp phát hành, các loại trái phiếu của các tổ chức tài chính phát hành, các loại giấy tờ có giá khác như kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi…
Chủ thể tham gia trên thị trường tài chính: là những pháp nhân hay thể nhân đại diện cho những nguồn cung và cầu về vốn nhàn rỗi tham gia trên thị trường tài chính, chủ yếu là các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty đầu tư, công ty bảo hiểm, các quỹ tín dụng.
2. Cơ cấu thị trường tài chính
Tùy theo cách thức vận dụng của mỗi nước trong việc tổ chức một mô hình thị trường tài chính sao cho phù hợp với bối cảnh của nền kinh tế, thị trường tài chính gồm hai bộ phận, đó là: thị trường tiền tệ và thị trường vốn.
Xem thêm : Thành tựu nghệ thuật Trung cổ phương Tây
Thị trường vốn chia ra hai bộ phận: thứ nhất là thị trường vốn tín dụng trung và dài hạn diễn ra tại các ngân hàng thương mại; thứ hai là thị trường chứng khoán, là nơi mua bán các chứng khoán dài hạn tại các sở giao dịch chứng khoán.
Cơ cấu này được căn cứ vào hai loại yếu tố sau đây:
– Căn cứ vào thời gian sử dụng vốn vay của người đi vay và thời gian cho vay của người tích lũy. Theo tiêu chuẩn này, người ta phân biệt hai loại vốn: vốn ngắn hạn và vốn dài hạn. Các nguồn vốn ngắn hạn vận động không tập trung, chủ yếu là các phương tiện thanh toán và được quy thành đối tượng của thị trường tiền tệ. Các nguồn vốn dài hạn vận động tập trung thành các kênh lớn và có khối lượng lớn để đáp ứng nhu cầu đầu tư vào sản xuất kinh doanh và được tụ lại trên các điểm giao dịch vốn lớn, các nguồn vốn được coi là đối tượng của thị trường chứng khoán.
– Căn cứ vào hình thức vận động của các nguồn tài chính. Dựa vào các hình thức vận động này người ta phân ra làm hai loại: vận động gián tiếp và vận động trực tiếp. Tương ứng với hai hình thức vận động nói trên của các nguồn vốn là hai dạng thị trường: thị trường tiền tệ chuyên môn hóa của các công cụ tài chính gián tiếp và thị trường vốn chuyên môn hóa của các công cụ tài chính trực tiếp.
Như vậy, theo mô hình này thị trường tiền tệ hoạt động chủ yếu là cho vay ngắn hạn; thị trường chứng khoán chủ yếu là đầu tư dài hạn.
Ở Việt Nam, để phù hợp với chức năng quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước, thị trường tài chính được cơ cấu theo cấp mô hình: thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán.
Xem thêm : Những tư tưởng cơ bản của triết học Phật giáo
Việc phân định này thực ra là để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình nghiên cứu từng loại thị trường, còn trong thực tế thì nhiều khi không thể phân chia rạch ròi giữa hai thị trường mà chúng có mối liên hệ với nhau.
3. Vai trò của thị trường tài chính
Hoạt động của thị trường tài chính mang lại lợi ích cho cả hai chủ thể tham gia – người mua và người bán. Thị trường tài chính là nơi tạo ra môi trường thuận lợi để dung hòa các lợi ích kinh tế khác nhau của các thành viên khác nhau trên thị trường. Vai trò của thị trường tài chính được thể hiện:
– Điều hòa các nguồn vốn nhàn rỗi từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn trong nền kinh tế, góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả sử dụng vốn của xã hội.
– Thúc đẩy, phản ánh trình độ xã hội hóa sản xuất.
Tạo môi trường thuận lợi để dung hòa các lợi ích kinh tế của các chủ thể kinh tế khác trên thị trường.
– Khuyến khích cạnh tranh và tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
– Quyết định cơ cấu kinh tế, quyết định cơ cấu đầu tư vốn, đẩy nhanh tốc độ vòng quay của vốn, góp phần làm tăng trưởng kinh tế.
– Tạo điều kiện cho sự ra đời những doanh nghiệp mới.
– Là sợi dây chuyển chuyển giao thực hiện về mặt kinh tế giữa người sở hữu và người sử dụng vốn.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Tin Tức