Thư tín dụng (Letter of Credit – L/C) là gì?
Trong thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ, L/C là một phương tiện rất quan trọng, vì rằng nếu không mở được L/C có nghĩa là phương thức thanh toán này cũng không thể được xác lập và người xuất khẩu sẽ không giao hàng hóa cho người nhập khẩu.
Nội Dung
1. Thư tín dụng (Letter of Credit – L/C) là gì?
Letter of Credit là một bức thư, do một ngân hàng (Ngân hàng phát hành L/C) lập ra, trên cơ sở yêu cầu của khách hàng trong đó ngân hàng này cam kết trả tiền cho người hưởng lợi, nếu người hưởng lợi xuất trình đầy đủ bộ chứng từ thanh toán phù hợp với nội dung L/C.
Bạn đang xem: Thư tín dụng (Letter of Credit – L/C) là gì?
Trong mỗi L/C thường chứa đựng những nội dung chủ yếu sau đây:
– Số hiệu của L/C: Mỗi L/C đều có số hiệu riêng, số hiệu của L/C nhằm tạo thuận tiện trong việc trao đổi thông tin giữa các bên có liên quan trong quá trình giao dịch thanh toán. Số hiệu này cũng được dùng để ghi vào các chứng từ liên quan trong bộ chứng từ thanh toán.
– Địa điểm mở L/C: Địa điểm mở L/C là nơi ngân hàng phát hành phát hành L/C để cam kết trả tiền cho người hưởng lợi. Địa điểm này có ý nghĩa quan trọng, vì nó liên quan đến việc tham chiếu luật lệ áp dụng, để giải quyết những bất đồng xảy ra (nếu có).
– Ngày mở L/C là ngày bắt đầu phát sinh và có hiệu lực về sự cam kết của ngân hàng mở L/C đối với người hưởng lợi; là ngày ngân hàng chính thức chấp nhận đơn xin mở L/C của người nhập khẩu là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C và cũng là căn cứ để người xuất khẩu kiểm tra xem người nhập khẩu có thực hiện việc mở L/C đúng thời hạn như thỏa thuận trong hợp đồng thương mại không?
– Loại L/C: Mỗi loại L/C đều có tính chất, nội dung khác nhau, quyền lợi và nghĩa vụ của những người liên quan đến L/C cũng rất khác nhau. Do đó, khi mở L/C, người yêu cầu mở L/C phải xác định cụ thể loại L/C nào cần mở.
– Tên, địa chỉ của những người liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ: Người yêu cầu mở L/C; Người hưởng lợi; Ngân hàng mở L/C; Ngân hàng thông báo; Ngân hàng thanh toán (nếu có); Ngân hàng xác nhận (nếu có); ..
– Số tiền của L/C: Số tiền phải được ghi vừa bằng số và chữ và phải thống nhất với nhau. Tên đơn vị tiền tệ phải ghi cụ thể, chính xác.
– Thời hạn hiệu lực của L/C: Là thời hạn mà ngân hàng phát hành L/C cam kết trả tiền cho người hưởng lợi, nếu người này xuất trình được bộ chứng từ trong thời hạn đó và phù hợp với quy định trong L/C, thời hạn hiệu lực tính từ ngày mở L/C đến ngày hết hiệu lực của L/C, gắn liền với ngày hết hiệu lực, vì thông thường các L/C quy định cụ thể ngày hết hiệu lực của L/C đó.
– Thời hạn trả tiền của L/C: Liên quan đến việc trả tiền ngay hay trả tiền sau (trả chậm). Điều này hoàn toàn tùy thuộc vào quy định của hợp đồng thương mại đã ký kết. Thời hạn trả tiền có thể nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C (nếu trả tiền ngay) hoặc nằm ngoài thời hạn hiệu lực (nếu trả chậm). Trong trường hợp này, cần lưu ý là hối phiếu có kỳ hạn phải được xuất trình để chấp nhận trong thời hạn hiệu lực của L/C.
– Thời hạn giao hàng: Được ghi trong L/C và cũng do hợp đồng thương mại quy định. Bên bán phải chuyển giao xong cho bên mua, kể từ khi L/C có hiệu lực. Thời hạn giao hàng liên quan chặt chẽ với thời hạn hiệu lực của L/C. Nếu hai bên thỏa thuận kéo dài thời gian giao hàng thêm một số ngày, ngân hàng phát hành L/C cũng sẽ hiểu rằng thời hạn hiệu lực của L/C cũng được kéo dài thêm một số ngày tương ứng.
– Những nội dung liên quan tới hàng hóa: Tên hàng, số lượng, trọng lượng, giá cả, quy cách, phẩm chất, bao bì, ký mã hiệu, .. cũng được ghi cụ thể trong nội dung L/C.
– Những nội dung về vận chuyển, giao nhận hàng hóa như: điều kiện cơ sở về giao hàng (FOB, CIF,); nơi giữ hàng, giao hàng; cách vận chuyển, cách giao hàng; được thể hiện đầy đủ và cụ thể trong nội dung L/C.
– Các chứng từ mà người hưởng lợi phải xuất trình: Đây cũng là một nội dung rất quan trọng của L/C. Bộ chứng từ thanh toán là căn cử để ngân hàng kiểm tra mức độ hoàn thành nghĩa vụ chuyển giao hàng hóa của người xuất khẩu, để tiến hành việc trả tiền cho người hưởng lợi.
Ngân hàng phát hành L/C thường yêu cầu người hưởng lợi đáp ứng những yếu tố liên quan tới chứng từ sau đây:
+ Các loại chứng từ phải xuất trình: căn cứ theo yêu cầu đã được thỏa thuận trong hợp đồng thương mại. Thông thường bộ chứng từ gồm có:
Hối phiếu thương mại (Commercial Bill of Exchange); hóa đơn thương mại (Commercial Invoice); Vận đơn hàng hải (Ocean Bill of Lading); Chứng nhận bảo hiểm (Insurance Policy); Chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin); Chứng nhận trọng lượng (Certificate of Quality); Danh sách đóng gói (Packing List); Chứng nhận kiểm nghiệm (Inspection Certificate); các chứng từ khác.
+ Số lượng bản chứng từ thuộc mỗi loại.
+ Yêu cầu về việc ký phát từng loại chứng từ.
– Sự cam kết của ngân hàng phát hành L/C: Đây là nội dung ràng buộc trách nhiệm mang tính pháp lý của ngân hàng phát hành L/C đối với L/C mà mình đã mở ra.
Ví dụ: Phần cam kết trong một L/C thường được diễn đạt như sau: “Chúng tôi cam kết với những người ký phát hoặc người cầm phiếu trung thực rằng các hối phiếu được ký phát và chiết khấu phù hợp với các điều khoản của tín dụng này sẽ được thanh toán xuất trình và các hối phiếu được chấp nhận theo điều khoản của tín dụng sẽ được thanh toán”.
2. Các loại L/C chủ yếu:
Xem thêm : Thông tin về cà phê bột
– L/C có thể hủy ngang (Revocable L/C): Là L/C mà người yêu cầu mở có toàn quyền để nghị ngân hàng phát hành L/C sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ nó, mà không cần báo trước cho người hưởng lợi biết (đương nhiên việc sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ phải diễn ra trước khi L/C được thanh toán).
Như vậy, loại L/C có thể hủy bỏ ngang thuộc loại cam kết không bị ràng buộc trách nhiệm pháp lý. Đứng trên góc độ quyền lợi của bên bán, loại L/C này không đảm bảo quyền lợi cho họ; do đó ngày nay nó ít được sử dụng trong thanh toán thương mại quốc tế.
− L/C không thể hủy bỏ ngang (Irrevocable L/C): Đây là loại L/C mà sau khi nó đã được mở ra, mọi việc liên quan đến sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ L/C ngân hàng phát hành L/C chỉ có thể được tiến hành trên cơ sở sự thỏa thuận của các bên có liên quan. Như vậy, nếu không có sự nhất trí của người hưởng lợi về những nội dung cần tu chỉnh trong L/C, ngân hàng phát hành L/C không được phép thực hiện theo yêu cầu đơn phương của người yêu cầu mở L/C, do đó quyền lợi của bên bán được đảm bảo.
L/C không thể hủy ngang là loại được áp dụng rất phổ biến trong thương mại quốc tế.
Theo quy định trong UCP số 500 nếu không có ghi chú đặc biệt gì khác về loại L/C muốn mở, ngân hàng được quyền hiểu đó là L/C không thể hủy ngang.
L/C không thể hủy ngang có xác nhận (Confirmed Irrevocable L/C): Đây là loại L/C không thể hủy ngang, được một ngân hàng khác đảm bảo trả tiền cho người thụ hưởng, theo yêu cầu của ngân hàng phát hành L/C phát hành L/C đó. Do có hai ngân hàng dứng ra cam kết trả tiền cho người hưởng lợi, cho nên loại L/C này được coi là rất đảm bảo quyền lợi cho bên xuất khẩu. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là để có được sự xác nhận như vậy, đương nhiên phải thanh toán một khoản phí (phí xác nhận) nhất định đối ngân hàng xác nhận. Trên thực tế, nhu cầu xác nhận L/C phụ thuộc nhiều yếu tố, song chủ yếu tùy thuộc vào mức độ tín nhiệm và tình hình tài chính của ngân hàng phát hành L/C.
L/C không thể hủy ngang, miễn truy đòi (Irrevocable without resource L/C): Đây là loại L/C không thể hủy ngang, mà sau khi người thụ hưởng đã được trả tiền, ngân hàng phát hành L/C không có quyền đòi lại tiến trong bất kỳ tình huống nào. Khi sử dụng Irrevocable without resource L/C, người xuất khẩu phải ghi trên hối phiếu: “Miền truy hồi người ký phát” (Without resource to drawers). Đồng thời L/C cũng phải ghi như vậy.
– L/C chuyển nhượng (Irrevocable Transferable L/C): Là loại L/C không thể hủy ngang, mà ngân hàng thanh toán được phép trả toàn bộ hay một phần số tiền của L/C cho một hay nhiều người theo lệnh của người hưởng lợi đầu tiên.
Một L/C muốn được chuyển nhượng, phải có lệnh đặc biệt của ngân hàng phát hành L/C và trên L/C phải ghi “có thể chuyển nhượng được”. Lưu ý rằng việc chuyển nhượng chỉ được thực hiện một lần trong L/C đó.
– L/C tuần hoàn (Revolving L/C): Là loại L/C mà sau khi đã sử dụng xong hoặc đã hết thời hạn hiệu lực, lại tự động có giá trị như cũ và được tiếp tục sử dụng sau một thời gian nhất định.
L/C tuần hoàn cần được chỉ rõ ngày hết hạn hiệu lực cuối cùng. số lần tuần hoàn và giá trị mỗi lần đó. Đồng thời, cũng phải quy định rõ số dư của hạn ngạch L/C dùng chưa hết lần trước được hay không được cộng dồn vào hạn ngạch L/C sử dụng lần kế tiếp.
– L/C giáp lưng (Back to back L/C): Là loại L/C được mở ra dựa trên cơ sở số tiền của một loại L/C khác đã được mở trước đó.
Loại L/C này thường được sử dụng nhiều trong phương thức giao dịch, mua bán qua trung gian, chuyển khẩu. Việc vận hành quá trình thanh toán loại hình L/C này nói chung khá phức tạp, đặc biệt là những điều kiện về thời hạn, bộ chứng từ…
– L/C đối ứng (Reciprocal L/C): Là loại L/C chỉ có giá trị hiệu lực, khi L/C của bên đối tác cũng đã được mở ra.
Trong hai L/C liên quan, sẽ có một L/C được mở trước nó thường được ghi như sau: “Tín dụng này chỉ có giá trị khi người hưởng lợi đã mở ra một L/C đối ứng cho người mở tín dụng này..”. Đồng thời bên mở tín dụng đối ứng cũng sẽ ghi: “Tín dụng này đối ứng với LC số … mở ngày tại ngân hàng…..” và thông báo kịp thời cho bên đối tác biết.
– L/C thanh toán dẫn (Deferred L/C); Là loại L/C mà ngân hàng sẽ thanh toán dẫn dẫn trị giá LC cho người hưởng lợi, theo tiến trình hoàn thành nghĩa vụ chuyển giao hàng hóa của họ đối với bên mua, loại L/C này thích ứng với các hợp đồng giao hàng nhiều lần.
– L/C có điều khoản đỏ (Red clause L/C): Là loại L/C có một điều khoản đặc biệt, thể hiện ở chỗ: người yêu cầu mở cho phép người thụ hưởng được nhận một số tiền nhất định trong tổng số tiền của L/C đã mở ngay cả khi người này còn chưa thực hiện nghĩa vụ xuất chuyển hàng hóa cho người nhập khẩu.
– L/C dự phòng (Standly L/C): Là loại L/C được phát hành với mục tiêu nhằm trực tiếp bảo vệ quyền lợi cho người nhập khẩu.
Người nhập khẩu yêu cầu người xuất khẩu thông qua ngân hàng phục vụ mình, mở L/C dự phòng cho người nhập khẩu hưởng lợi. Trong trường hợp người xuất khẩu vi phạm hợp đồng thương mại đã ký kết, gây thiệt hại cho người nhập khẩu thì ngân hàng mở L/C dự phòng sẽ thanh toán tiền đền bù những thiệt hại đó.
3. Các thành phần tham gia
Như đã trình bày ở trên, trong thành phần tham gia vào quả trình giao dịch thanh toán phương thức tín dụng chứng từ, ta có thể chia thành hai loại: khách hàng gồm có người xuất khẩu và người nhập khẩu và các ngân hàng.
Dưới đây ta lần lượt xem xét về trách nhiệm, quyền hạn chủ yếu của các thành phần tham gia.
Người nhập khẩu
Nếu trong hợp đồng thương mại, thỏa thuận về diều khoản thanh toán là áp dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ thì việc mở L/C của người nhập khẩu là điều kiện tiên quyết để người xuất khẩu thực hiện hợp đồng thương mại.
Xem thêm : Mức cầu tiền tệ là gì? Nhân tố ảnh hưởng đến mức cầu
Muốn mở thư tín dụng, người nhập khẩu phải:
– Làm đơn đề nghị mở L/C gửi tới ngân hàng phục vụ mình theo mẫu thống nhất của ngân hàng.
– Ký quỹ một số tiền trong L/C (tỷ lệ ký quỹ thường tùy theo quan hệ giữa người yêu cầu mở L/C với ngân hàng mở; có thể chỉ ký quỹ 10%, song cũng có trường hợp phải ký quỹ tới 100% số tiền của L/C.
– Phải trả một khoản thủ tục phí (theo tỷ lệ phụ thuộc số tiền và thời hạn của L/C).
Người nhập khẩu có quyền:
– Đề nghị ngân hàng sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ L/C theo đúng quy định trong UCP 500.
– Từ chối hoàn trả toàn bộ hoặc một phần số tiền của L/C cho ngân hàng, nếu xét thấy bộ chứng từ thanh toán không phù hợp với những điều kiện mà họ đã nêu trong L/C.
Người xuất khẩu
Khi nhận được L/C do ngân hàng thông báo chuyển đến, phải tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng xem có phù hợp nội dung của hợp đồng thương mại không. Nếu phát hiện những nội dung không phù hợp. không rõ ràng và bất lợi cho mình, có quyền yêu cầu người nhập khẩu đẻ nghị ngân hàng sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Người xuất khẩu chỉ chuyển giao hàng hóa cho người nhập khẩu, sau khi đã có được L/C đáp ứng yêu cầu. Sau khi giao hàng, người xuất khẩu phải khẩn trương lập bộ chứng từ thanh toán theo quy định trong thư và xuất trình cho ngân hàng trong thời hạn hiệu lực của nó.
Người xuất khẩu sẽ được nhận tiền thanh toán, nếu như ngân hàng kiểm tra, thấy bộ chứng từ phù hợp về hình thức với các điều kiện trong L/C.
Ngân hàng mở L/C (Issuing Bank)
Căn cứ vào đơn xin mở L/C của người nhập khẩu, hợp đồng thương mại để tiến hành mở L/C, ngân hàng mở L/C thông báo nội dụng L/C đó cùng với việc gửi bản gốc cho người xuất khẩu, thông qua ngân hàng thông báo. Tiến hành việc sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh nội dung LC theo yêu cầu và sự thỏa thuận của các bên có liên quan. Sau đó, thông báo ngay những nội dung đã điều chỉnh cho bèn xuất khẩu qua ngân hàng thông báo.
Kiểm tra bộ chứng từ thanh toán của người xuất khẩu gửi đến, xem có phù hợp với những quy định trong L/C không. Nếu phù hợp, trả tiền cho người xuất khẩu; nếu không, có quyền từ chối việc thanh toán tiền.
Theo quy định trong UPC 500, ngân hàng chỉ chịu trách nhiệm kiểm tra “bề ngoài” của các chứng từ, chứ không chịu trách nhiệm kiểm tra tính xác thực, tính pháp lý của chứng từ. Mọi sự tranh chấp “bên trong” của chứng từ sẽ do hai bên nhập khẩu – xuất khẩu tự giải quyết. Ngân hàng được miễn trách nhiệm trong trường hợp rơi vào các rủi ro bất khả kháng như chiến tranh, đình công, nổi loạn, động đất, lụt lội…
Ngân hàng thông báo (Aduising Bank)
Khi nhận được thông báo về L/C đã mở và bản gốc của L/C đó, cần chuyển ngay cho bên xuất khẩu. Khi nhận được bộ chứng từ thanh toán của bên xuất khẩu gửi đến, phải chuyển ngay và nguyên vẹn bộ chứng từ đó đến ngân hàng mở. Ngân hàng không chịu trách nhiệm về những hậu quả phát sinh do sự chậm trễ hoặc mất mát chứng từ trên đường đi đến ngân hàng mở (chỉ cần chứng minh mình đã chuyển nguyên vẹn và đúng hạn bộ chứng từ đó qua bưu điện).
Ngân hàng trả tiền (Paying Bank).
Ngân hàng trả tiền có thể là ngân hàng mở L/C hoặc một ngân hàng khác, do ngân hàng mở ủy nhiệm. Nếu địa điểm trả tiền được quy định tại nước của người bán, thì ngân hàng trả tiền thường là ngân hàng thông báo L/C.
Trách nhiệm của ngân hàng trả tiền giống như ngân hàng mở L/C, khi nhận được bộ chứng từ thanh toán của người bán chuyển đến sẽ kiểm tra, kiểm soát và thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu.
Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank),
Thương là một ngân hàng lớn, có uy tín trong lĩnh vực tài chính – tiền tệ quốc tế. Chịu trách nhiệm thanh toán tiền trong L/C cho người thụ hưởng. Ngân hàng này được hưởng khoản phí xác nhận khá cao và có thường yêu cầu ngân hàng mở phải đặt tiền ký quỹ, có khi tới 100% trị giá của L/C cần xác nhận.
Ngoài các ngân hàng tham gia trên, còn có thể có thêm một số ngân hàng thương mại khác tham gia trong phương thức thanh toán này, nhằm đảm bảo quyền lợi cho nhà xuất trong thanh toán tiền hàng.
(Nguồn tài liệu: TS. Lê Thị Mận, Lý thuyết Tài chính Tiền tệ, 2010)
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Tin Tức