Phát hành chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu) & những điều cần biết

0

1. Chủ thể và mục đích phát hành chứng khoán

Theo luật định, chủ thể phát hành chứng khoán là các tổ chức được phép phát hành chứng khoán để huy động vốn sau khi thỏa mãn các điều kiện theo quy định hiện hành của Chính phủ. Mỗi chủ thể khác nhau có thể phát hành một hoặc một số loại chứng khoán nhất định theo quy định của pháp luật và mục đích phát hành cũng có thể khác nhau.

a. Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương

Chính phủ, mà người đại diện là các cơ quan chức năng của chính phủ và các chính quyền địa phương, trong những thời kỳ bội chi ngân sách, hoặc cần huy động vốn để thực hiện các chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển các công trình công cộng… ngoài việc huy động các nguồn vốn từ trong nước và nước ngoài dưới nhiều hình thức khác nhau, có thể phát hành chứng khoán cho công chúng các nhà đầu tư.

Các loại chứng khoán do chính phủ hoặc chính quyền địa phương phát hành thường bao gồm: công trái quốc gia, trái phiếu đầu tư, tín phiếu kho bạc…

b. Doanh nghiệp

Một trong những điều kiện quan trọng cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp đó là vốn. Thực tế đã chứng minh rằng vốn quyết định quy mô, hiệu quả kinh doanh, quyết định vị thế của doanh nghiệp trên thương trường. Đồng thời với quy mô vốn cần thiết, các doanh nghiệp mới có điều kiện củng cố được uy tín của mình trong các quan hệ thanh toán với các đối tác liên quan. Vì vậy, khi thiếu vốn để duy trì và mở rộng quy mô kinh doanh, các doanh nghiệp phải có một cơ chế năng động để huy động vốn trong nền kinh tế. Một trong những con đường có thể lựa chọn là phát hành chứng khoán ra thị trường cho các nhà đầu tư. Thông qua việc phát hành chứng khoán, các doanh nghiệp sẽ huy động được một số vốn tương ứng với tổng giá phát hành chứng khoán trong một đợt phát hành.

Thông thường các công ty cổ phần (bao gồm cả các ngân hàng thương mại cổ phần), các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa được quyền phát hành cổ phiếu; các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp nhà nước được phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Các công ty quản lý quỹ đầu tư phát hành chứng chỉ quỹ đầu tư nhằm huy động vốn để đầu tư vào các danh mục đầu tư chứng khoán hoặc các tài sản khác do công ty quản lý quỹ lựa chọn phù hợp với các chiến lược đầu tư kinh doanh của quỹ.

2. Điều kiện phát hành chứng khoán ra công chúng

Chứng khoán có thể được phát hành cho một số chủ thể giới hạn đã quen biết (phát hành nội bộ) hoặc phát hành rộng rãi ra công chúng. Tùy theo luật pháp của mỗi quốc gia, điều kiện phát hành chứng khoán ra công chúng có những khác biệt nhất định. Thông thường, ở các quốc gia phát triển, điều kiện để chứng khoán được phát hành ra công chúng thường chỉ là tổ chức đó đã được xếp hạng tín nhiệm. Ở các nước đang và kém phát triển, để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho các nhà đầu tư, ổn định và lành mạnh hóa nền kinh tế vĩ mô cũng như góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trên toàn bộ nền kinh tế, hạn chế tình trạng lừa đảo… các tổ chức phát hành muốn thực hiện việc phát hành chứng khoán để huy động vốn phải hội đủ các điều kiện phát hành.

2.1. Điều kiện cần

a. Đối với phát hành cổ phiếu

Trường hợp phát hành lần đầu

Điều kiện định lượng

  • Phải có vốn điều lệ ở mức nhất định không nhỏ hơn mức tối thiểu theo quy định.
  • Sản xuất kinh doanh phải có lãi trong một khoảng thời gian nhất định tính đến thời điểm xin phép phát hành chứng khoán.
  • Tổng giá trị của đợt phát hành phải đạt quy mô nhất định.
  • Một tỷ lệ nhất định của đợt phát hành phải được bán cho 1 số lượng quy định công chúng đầu tư.
  • Cổ đông sáng lập phải nắm giữ một tỷ lệ tối thiểu nhất định vốn cổ phần của tổ chức phát hành trong thời hạn tối thiểu nhất định kể từ ngày kết thúc việc phát hành
  • Trường hợp tổng giá trị theo mệnh giá của đợt phát hành vượt quá một mức nhất định thì phải có tổ chức bảo lãnh phát hành.

Điều kiện định tính

  • Thành viên HĐQT và tổng giám đốc (giám đốc) phải có trình độ, kinh nghiệm quản lý kinh
  • Có phương án sử dụng có hiệu quả số vốn huy động được từ đợt phát hành.
  • Các báo cáo tài chính, bản cáo bạch và các tài liệu cung cấp thông tin của công ty phải có độ tin cậy nhất định,…

Trường hợp phát hành bổ sung

Ngoài các điều kiện như phát hành lần đầu còn phải đáp ứng thêm các điều kiện sau:

  • Lần phát hành sau phải cách lần trước một khoảng thời gian nhất định.
  • Đã hoàn tất các đợt phát hành trước đó.
  • Giá trị cổ phiếu phát hành thêm không lớn hơn tổng giá trị cổ phiếu hiện đang lưu hành.

Ở Việt Nam hiện nay, theo Luật Chứng khoán có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2007, một CTCP muốn phát hành cổ phiếu rộng rãi ra công chúng cần thỏa mãn các điều kiện sau:

  • Có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán tối thiểu 10 tỷ đồng (tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán).
  • Hoạt động kinh doanh năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán.
  • Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán được Đại hội đồng cổ đông thông

b. Đối với phát hành trái phiếu

  • Phải có tỷ lệ tối thiểu tổng giá trị trái phiếu xin phép phát hành bán cho một số lượng đầu tư nhất định ngoài tổ chức, tùy theo quy mô vốn điều lệ của tổ chức phát hành.
  • Phải có tổ chức bảo lãnh phát hành, trừ trường hợp bản thân tổ chức phát hành trái phiếu là tổ chức tín dụng.
  • Phải có cam kết thực hiện nghĩa vụ đối với nhà đầu tư và xác định đại diện người sở hữu trái phiếu.

Ở Việt Nam hiện nay theo Luật Chứng khoán có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2007, tổ chức kinh tế là doanh nghiệp muốn phát hành trái phiếu ra công chúng để huy động vốn phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán tối thiểu là 10 tỷ đồng (tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán).
  • Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán, không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 1 năm.
  • Có phương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ số vốn huy động được từ đợt chào bán được Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty thông
  • Có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều kiện khác.

Ngoài các điều kiện nêu trên, khi doanh nghiệp muốn phát hành chứng khoán ra công chúng phải thực hiện đầy đủ các quy định về thủ tục phát hành ví dụ: đơn xin phát hành, phương án phát hành chứng khoán, bản cáo bạch…

Phương án phát hành thường bao gồm các nội dung như: mục tiêu phát hành, số vốn cần huy động, số lượng chứng khoán cần phát hành, mệnh giá chứng khoán, thời gian dự kiến phát hành và kết thúc, phương thức phát hành, công ty bảo lãnh phát hành (nếu có), số lượng chứng khoán đang lưu hành, giữ lại (nếu có), phương án kinh doanh bằng nguồn vốn phát hành và khả năng trả nợ, những rủi ro trong kinh doanh và phát hành (nếu có)…

Nội dung bản cáo bạch thường bao gồm: tên, địa chỉ của đơn vị phát hành, giấy phép đăng ký kinh doanh, tóm tắt điều lệ hoạt động, sơ lược về quá trình hình thành, phát triển, cơ cấu bộ máy tổ chức, cơ cấu sở hữu vốn của các cổ đông hiện hữu; hội đồng quản trị, ban giám đốc, kế toán trưởng, số cổ phiếu mà họ nắm giữ; tình hình hoạt động trong 2 năm gần nhất, các sản phẩm và dịch vụ kinh doanh chính, tình hình nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, chính sách đối với người lao động, thuế, các nội dung liên quan đến việc phát hành quyền mua cổ phần, chứng quyền, trái phiếu chuyển đổi…

2.2. Điều kiện đủ

Ngoài các điều kiện cần nêu trên (điều kiện theo quy định của pháp luật để có thể triển khai một đợt phát hành chứng khoán), để tăng khả năng thành công cho mỗi đợt phát hành, các tổ chức phát hành, các doanh nghiệp cần quan tâm giải quyết các vấn đề sau:

  • Nâng cao uy tín của tổ chức phát hành với nhà đầu tư,
  • Tìm hiểu nhu cầu thị trường để lựa chọn loại chứng khoán, thời điểm phát hành và phương thức phát hành thích hợp nhất nhằm thỏa mãn được các điều kiện của nhà đầu tư.

3. Các hình thức phát hành chứng khoán

Phát hành chứng khoán là tổng hợp những nghiệp vụ liên quan đến kỹ thuật phát hành và phân phối chứng khoán của tổ chức phát hành. Để đảm bảo việc phát hành chứng khoán được thực hiện theo đúng kế hoạch và phù hợp với các mục tiêu của tổ chức phát hành, với các loại chứng khoán khác nhau có thể được thực hiện bằng các phương thức khác nhau.

3.1. Phát hành trái phiếu

– Phát hành theo phương thức bán lẻ

Bán lẻ là phương thức phát hành trong đó tổ chức phát hành (TCPH) trực tiếp bán trái phiếu cho các nhà đầu tư (chủ yếu là các cá nhân, hộ gia đình) tại hệ thống các quầy giao dịch của mình.

Trong phương thức này, tổ chức phát hành công bố một mức lãi suất nhất định, thị trường là người quyết định khối lượng chứng khoán được phát hành.

Phương thức bản lẻ chủ yếu được thực hiện bởi các tổ chức tín dụng (khi phát hành kì phiếu ngân hàng), kho bạc nhà nước (KBNN) phát hành tín phiếu kho bạc.

– Phát hành qua các tổ chức đại lý

Về mặt kỹ thuật, phương thức này giống như phương thức bán lẻ, tuy nhiên trái phiếu được bán thông qua các tổ chức đại lý hưởng hoa hồng như các công ty chứng khoán, công ty tài chính, ngân hàng thương mại (NHTM)… Trường hợp không bán hết trái phiếu, tổ chức đại lý được trả số trái phiếu còn lại cho TCPH.

– Bảo lãnh phát hành

Bảo lãnh là phương thức phát hành trong đó một, hoặc một số tổ chức bảo lãnh (thường là ngân hàng đầu tư, tổ chức tài chính) giúp TCPH thực hiện các thủ tục cần thiết trước khi phát hành trái phiếu ra thị trường và có trách nhiệm phân phối số trái phiếu dự kiến phát hành, hoặc mua trái phiếu để bán lại, hoặc mua lại số trái phiếu còn lại chưa được phân phối hết… Tổ chức bảo lãnh chỉ có trách nhiệm thực hiện việc bao tiêu trái phiếu theo các điều kiện thoả thuận và hưởng phí bảo lãnh mà không bao hàm nghĩa vụ thanh toán đối với người đầu tư thay TCPH.

– Phát hành theo phương thức đấu thầu

Đấu thầu là phương pháp phân phối chứng khoán thông qua kết quả đấu thầu. Các nhà đầu tư có nhu cầu sẽ nộp đơn đăng ký đấu thầu, trong đó nêu chi tiết số lượng và lãi suất đặt thầu. Việc đấu thầu có thể thực hiện công khai cho toàn bộ thị trường, hoặc đấu thầu hạn chế cho một số các nhà đầu tư được lựa chọn. Thông thường tổ chức phát hành đưa ra mức lãi suất trần để hạn chế các hồ sơ đấu thầu với mức lãi suất quá cao. Các nhà đầu tư trúng thầu sẽ được lựa chọn trên cơ sở lãi suất đặt thầu từ thấp đến cao cho đến khi số lượng trái phiếu được phân phối hết.

Mỗi phương thức phát hành có ưu, nhược điểm nhất định. Phát hành thông qua tổ chức bảo lãnh, đại lý, hay đấu thầu giúp cho tổ chức phát hành huy động được số vốn lớn trong thời gian ngắn, tận dụng được lợi thế về cơ sở vật chất kỹ thuật và trình độ chuyên môn của các tổ chức bảo lãnh, đại lý.

Ưu thế của phương thức đấu thầu là hướng vào thị trường, lấy sự điều tiết của thị trường làm nguyên tắc điều hành. Cách làm như thế sẽ tạo ra cho thị trường một giá chuẩn, tạo được uy tín và lòng tin cho những người tham gia thị trường. Tuy nhiên, trong phương thức này, người phát hành cũng có những rủi ro tiềm ẩn, đó là: có thể không có đủ số

người đấu thầu để mua hết số lượng chứng khoán chào bán, hay lãi suất hình thành trên thị trường có thể cao hơn mức lãi suất tối đa mà tổ chức phát hành có thể chấp nhận.

Bán lẻ đòi hỏi tổ chức phát hành phải tự tổ chức bán chứng khoán. Nếu mạng lưới tiêu thụ hạn chế thì không thể huy động được số vốn lớn trong thời gian ngắn, mặt khác chi phí cho việc huy động vốn theo phương thức này thường khá cao. Vì vậy, bán lẻ trái phiếu thường sử dụng trong những trường hợp: nhu cầu vốn huy động không lớn, không đòi hỏi gấp rút về thời gian.

Phương thức phát hành là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng huy động vốn. Nếu không xác định được phương thức phát hành thích hợp với điều kiện thực tế của nền kinh tế thì tổ chức phát hành có thể sẽ không thành công trong việc huy động vốn. Trên thực tế việc phát hành trái phiếu thường được thực hiện dưới hình thức phát hành rộng rãi ra công chúng dưới hình thức bảo lãnh hoặc đấu thầu.

3.2. Phát hành cổ phiếu

Phát hành cổ phiếu gắn với những công ty cổ phần hoặc các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa theo chương trình cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước. Việc phát hành cổ phiếu có thể được thực hiện theo các hình thức dưới đây:

a. Theo chủ thể tham gia đầu tư cổ phiếu

Phát hành nội bộ

Là việc phát hành cổ phiếu cho các thành viên trong nội bộ tổ chức phát hành. Phát hành nội bộ thường được thực hiện theo các hướng:

  • Thứ nhất, phát hành cho người lao động của doanh nghiệp theo chương trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước (DNNN).
  • Thứ hai, phát hành quyền mua cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu (đối với các công ty chưa phát hành rộng rãi cổ phiếu ra công chúng).
  • Thứ ba, phát hành trong phạm vi những người quen biết…

Phát hành nội bộ (còn gọi là phát hành riêng lẻ) chỉ được thực hiện trong phạm vi một số người nhất định. Việc phát hành chứng khoán nội bộ thường không chịu sự điều chỉnh của luật về CK & TTCK mà chịu sự điều chỉnh của những văn bản pháp luật khác như: Luật Doanh nghiệp. Việc phát hành riêng lẻ thường được miễn trừ các thủ tục xin phép Ủy ban Chứng khoán nhà nước (UBCKNN), và chứng khoán phát hành theo hình thức này không phải là đối tượng được giao dịch ở sở giao dịch chứng khoán (SGDCK). Phát hành nội bộ thường được thực hiện theo phương thức bán lẻ

Phát hành ra công chúng (phát hành trên TTCK)

Phát hành chứng khoán ra công chúng là việc phát hành trong đó chứng khoán được bán rộng rãi ra công chúng và khối lượng phát hành phải đạt tới một quy mô nhất định. Chứng khoán được phát hành ra công chúng thường là đối tượng giao dịch trên TTCK tập trung, được điều chỉnh bởi luật pháp về CK & TTCK và chịu sự quản lý, giám sát của một cơ quan chuyên trách. Đối với những nước và khu vực có TTCK phát triển như: Mỹ, Nhật, Hồng Kông,… Luật Chứng khoán không quy định cụ thể các điều kiện phát hành ra công chúng mà chỉ quy định những thủ tục mà doanh nghiệp phải thực hiện khi phát hành. Còn ở những nước có TTCK mới nổi thường đưa ra những điều kiện nhất định đối với tổ chức phát hành để đảm bảo đây là những doanh nghiệp có uy tín, có tình hình tài chính lành mạnh, hoạt động sản xuất kinh doanh tốt.

Việc phát hành cổ phiếu trên TTCK cho công chúng bao gồm bao gồm phát hành lần đầu và phát hành các lần tiếp theo. Giữa phát hành lần đầu và phát hành các lần tiếp theo có những điểm khác nhau nhất định.

  • Phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO – Initial Public Offering): là việc phát hành trong đó cổ phiếu của công ty lần đầu tiên được bán rộng rãi ra công chúng đầu tư.
  • Phát hành lần đầu (thêm) cổ phiếu ra công chúng (chào bán sơ cấp, phân phối sơ cấp): là việc phát hành cổ phiếu bổ sung của công ty đại chúng cho rộng rãi công chúng đầu tư.
  • Động lực của IPO không chỉ thuần túy là huy động vốn mà còn để tạo tính thanh khoản cho các cổ đông hiện hữu, quảng bá hình ảnh doanh nghiệp tới công chúng. Động lực đối với phát hành các lần tiếp theo chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu tăng vốn. Ngoài ra, đây cũng là cơ hội cho các cổ đông lớn thực hiện thoái vốn. Lý do các cổ đông cũ không được thực hiện thoái vốn qua thị trường thứ cấp là họ có số lượng lớn cổ phiếu chưa được đăng ký do đó bị hạn chế giao dịch trên
  • Quy mô vốn huy động đối với IPO thường không lớn, trong khi các đợt phát hành tiếp theo thường có quy mô lớn song thủ tục và quy trình thường không phức tạp bằng IPO do cổ phiếu đã được lưu hành và một số yêu cầu về thủ tục đã được loại bỏ.
  • IPO thường thu hút sự quan tâm lớn của công chúng và giá cổ phiếu sau IPO thường có xu hướng tăng lên trên thị trường thứ cấp. Ngược lại, giá cổ phiếu sau các đợt phát hành thêm thường biến động đi ngang hoặc đi xuống do hiệu ứng pha loãng nguồn cung cổ phiếu.

Ở Việt Nam, những năm đầu hoạt động, TTCK gần như chỉ thực hiện chức năng duy nhất là nơi giao dịch thứ cấp. Đến nay, TTCK đã trở thành kênh huy động vốn quan trọng, tạo điều kiện cho sự phát triển có tính đột phá của các doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế. Năm 2007, đánh dấu sự bùng nổ của hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng. Tổng số doanh nghiệp thực hiện IPO bán đấu giá qua SGDCK TPHCM và TTGDCK HN là 98, với tổng số vốn thu được trên 40.000 tỷ đồng. Số cổ phiếu bán được đạt 93,9% tổng số cổ phiếu đưa ra chào bán, số vốn thu được cao hơn giá trị dự kiến khi đưa ra đấu giá là 49%. Điển hình của các đợt IPO này là đợt chào bán của Vietcombank với tổng trị giá thu được là 10.516 tỷ đồng, Công ty Phân đạm và Hóa chất Dầu khí với tổng giá trị thu được 7.000 tỷ đồng, Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam và Công ty Tài chính Dầu khí với tổng giá trị thu được của mỗi đơn vị đều trên

4.000 tỷ đồng. Năm 2008, do khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, hoạt động IPO cũng như chào bán thêm cổ phiếu bị chững lại.

b. Theo phương thức phát hành

Theo tiêu thức này, việc phát hành cổ phiếu thường được thực hiện bởi một trong các phương thức sau:

  • Tự phát hành tại tổ chức phát hành.
  • Đấu giá cổ phiếu.
  • Phát hành thông qua các tổ chức bảo lãnh phát hành như các ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán.

4. Các phương thức phát hành chứng khoán

Có nhiều phương thức phát hành chứng khoán như: bán lẻ, đấu thầu (đấu giá), bảo lãnh, trong đó, đấu thầu (đấu giá) và bảo lãnh phát hành là những phương thức được sử dụng phổ biến hơn cả. Mỗi phương thức có đặc điểm và ưu nhược điểm riêng.

  • Đấu giá/đấu thầu chứng khoán
  • Bảo lãnh phát hành

5. Lợi ích và bất lợi đối với doanh nghiệp khi phát hành chứng khoán

5.1. Phát hành cổ phiếu

– Những lợi ích:

  • Thứ nhất, doanh nghiệp tăng được vốn đầu tư dài hạn nhưng không bị bắt buộc có tính pháp lý phải trả khoản chi phí cho việc sử dụng vốn. Khi kinh doanh bị thua lỗ, công ty không phải chia lợi tức cổ phần cho cổ đông.
  • Thứ hai, doanh nghiệp không có nghĩa vụ hoàn trả vốn cho cổ đông theo kỳ hạn cố định, điều đó giúp công ty chủ động sử dụng vốn mà không phải lo gánh nặng nợ nần.
  • Thứ ba, huy động vốn qua phát hành cổ phiếu thường làm giảm hệ số nợ và tăng mức độ vững chắc về tài chính của công ty, qua đó làm tăng thêm khả năng huy động vốn và mức độ tín nhiệm cho doanh nghiệp,…

– Những bất lợi:

  • Một là, việc phát hành cổ phiếu thường ra công chúng làm tăng thêm cổ đông mới từ đó phải phân chia quyền bỏ phiếu và quyền kiểm soát công ty cho số cổ đông mới, gây bất lợi cho cổ đông hiện hữu. Mặt khác, nếu công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao, phát hành cổ phiếu thường để huy động vốn sẽ không có lợi cho công ty bằng cách phát hành trái phiếu hay vay vốn từ các tổ chức tín dụng.
  • Hai là, chi phí phát hành cổ phiếu thường nói chung cao hơn chi phí phát hành cổ phiếu ưu đãi và trái phiếu.
  • Ba là, theo chế độ quản lý tài chính của nhiều nước, lợi tức cổ phần không được tính vào chi phí kinh doanh hợp lệ để giảm trừ thu nhập chịu thuế, trong khi đó lợi tức trái phiếu hay lãi vay được tính vào chi phí kinh doanh làm giảm mức thuế thu nhập mà doanh nghiệp phải nộp…

5.2. Phát hành trái phiếu

– Những lợi ích:

  • Lợi tức trái phiếu được giới hạn ở mức độ nhất định. Nếu doanh nghiệp kinh doanh có triển vọng thu lợi nhuận cao sẽ làm tăng mức doanh lợi vốn chủ sở hữu.
  • Chi phí phát hành trái phiếu thường thấp hơn phát hành cổ phiếu.
  • Khi phát hành trái phiếu, những người chủ sở hữu doanh nghiệp không bị phân chia quyền kiểm soát doanh nghiệp cho những trái chủ.
  • Ở hầu hết các nước, lợi tức trái phiếu được tính vào chi phí kinh doanh làm giảm thu nhập và thuế thu nhập phải nộp.
  • Khi phát hành trái phiếu mua lại doanh nghiệp có thể chủ động điều chỉnh cơ cấu vốn.

– Bất lợi:

  • Doanh nghiệp có nghĩa vụ trả gốc và lợi tức cho các trái chủ đúng kỳ hạn. Nếu đến thời điểm trả nợ công ty gặp khó khăn về tài chính sẽ dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán, tăng nguy cơ bị phá sản.
  • Việc tăng vốn bằng phát hành trái phiếu có thể dẫn đến hệ số nợ Nếu công ty kinh doanh thua lỗ sẽ làm tăng mức thua lỗ trên vốn chủ sở hữu, làm giảm vốn chủ sở hữu, giảm giá cổ phiếu của công ty…

Rate this post

Leave A Reply

Your email address will not be published.