Ý nghĩa màu xanh dương trong tình yêu, phong thủy, thời trang
- Tỷ giá hối đoái là gì? Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái
- Tại sao nói vận động là phương thức tồn tại của vật chất, là thuộc tính cố hữu của vật chất?
- Cách vẽ răng đẹp đơn giản nhất
- Cách mạng công nghiệp ở Anh thế kỷ XVIII (Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất)
- Xu hướng cải lương với Phan Chu Trinh
“Ngắm nhìn biển rộng bao la. Một màu xanh biếc cho ta say lòng…”. Cuộc sống của chúng ta luôn tràn ngập màu sắc khác nhau. Có người thích màu xanh lá tươi non, có người yêu màu đỏ rực rỡ. Và cũng có người lại thích màu xanh dương khi thanh bình, trầm tĩnh, lúc lại dữ dội như con sóng ngoài biển khơi. Màu xanh dương vẫn được biết đến là một trong ba màu cơ bản (cùng đỏ & vàng) để phối lên các màu sắc khác. Đôi khi chúng là xanh da trời, xanh navy,… phù hợp với phong cách thời trang của cả nam và nữ. Nếu chưa hiểu rõ ý nghĩa màu xanh dương là gì trong tình yêu, phong thủy,… thì đừng bỏ qua thông tin cụ thể dưới đây nhé.
Nội Dung
Màu xanh dương là màu gì?
Màu xanh dương hay còn được gọi là xanh lam, xanh nước biển, tên tiếng Anh “Blue”. Nó còn nhiều sắc thái khác như xanh dương đậm, xanh dương nhạt, xanh da trời,… Tone màu này cùng với vàng và đỏ chính là 3 màu cơ bản tạo ra vô số những màu khác. Ví dụ:
- Xanh dương + Đỏ → Màu tím
- Xanh dương + Vàng theo tỉ lệ 8: 2 hoặc 7: 3 → Màu xanh nõn chuối
- Xanh dương + Da cam → Màu nâu,…
Ngoài ra, màu xanh dương được khúc xạ bởi mắt người. Khi bạn nhìn vào một không gian hoặc vật có màu xanh dương, cảm giác sẽ xa hơn, nhỏ hơn, sâu hơn so với màu sắc khác. Điều này rất thú vị đúng không nào.
Nguồn gốc của màu xanh dương
Tất cả mọi thứ đều có nguồn gốc của nó và màu xanh dương cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên để định hình, gọi tên được chính xác lại là câu chuyện dài. Vào năm 1858, học giả William Gladstone đã nhận thấy điều kỳ lạ về lai lịch của màu xanh dương trong lịch sử phát triển các nền văn minh. Ví dụ như văn bản của Hy Lạp cổ đại chưa từng xuất hiện từ chỉ màu xanh. Đến nhà triết học Lazarus Geiger cũng chứng minh điều tương tự ở hầu hết nền văn hoá của nhân loại thời đó. Trong Kinh thánh, truyện cổ tích,… từ Do Thái đến Trung Quốc không có sự tồn tại của màu xanh dương.
Sự thực chứng minh: Ai Cập cổ đại mới là nền văn minh duy nhất gọi tên và hiểu được tính thẩm mỹ của tone màu này. Họ bị quyến rũ bởi màu xanh từ đá Lapis Lazuli. Sau đó thì dùng vật liệu này để tạo thành những món đồ trang sức. Từ đây, xanh dương trở thành biểu tượng của sự giàu có, dành riêng cho giới hoàng gia, quý tộc.
Ở Hy Lạp- nơi không biết nên gọi màu của bầu trời, màu biển cả là gì giờ đây đã có một tone màu chính xác nhất dành cho vùng đất này. Đến Địa Trung Hải, bạn sẽ bị choáng ngợp bởi sắc màu quá sức mê hoặc, quyến rũ. Kết hợp với đó là những bậc thang bên bờ vịnh, ô cửa sổ được điểm thêm ít bụi hoa giấy đầy lãng mạn.
Đến thời Phục Hưng, các phụ kiện, đồ trang sức được nghiền ra tạo thành thứ bột đắt đỏ cho các họa sĩ. Từ đây mà rất nhiều kiệt tác nghệ thuật của Remoir, Van Gogh ra đời.
Vào thời Phục Hưng, những phụ kiện là biểu tượng một thời được nghiền ra để làm thứ bột màu đắt đỏ bậc nhất. Từ đây, màu sắc này cũng đi vào lịch sử hội hoạ với những hoạ sĩ lnổi tiếng như Renoir, Van Gogh. Ví dụ như “Đêm đầy sao”, “Những cây oliu”, “Quán café về đêm”,…
Ý nghĩa màu xanh dương trong văn hóa
Với các nước phương Tây, màu xanh dương với họ được coi như biểu tượng của nỗi muộn phiền, u sầu. Bên cạnh đó, nó còn đại diện cho sự an toàn, chính nghĩa và cả sự thật.
Còn với văn hóa Trung Quốc, màu xanh dương là màu của nữ giới- đối lập với nhiều quốc gia coi đó thuộc tone màu mạnh mẽ của nam giới. Ở các quốc gia Trung Đông, màu xanh dương mang nghĩa của sự an toàn, che chở, bảo vệ cho người thân yêu. Chúng biểu tượng cho cả Chúa trời, những đấng tối cao ở trên luôn bất tử.
Các nước ở Mỹ Latinh thì coi tone xanh dương đại diện cho cả tiền bạc và sức khỏe. Điều này thực sự quá tuyệt vời đúng không nào.
Với người Do Thái, xanh dương cực kỳ thiêng liêng đại diện cho các vị thần. Trong đạo Hindu, màu của thần Krishna – vị thần tối cao của đạo Hindu đại diện cho tình yêu và sự vui vẻ cũng là xanh dương.
Ý nghĩa màu xanh dương trong đời sống
Xét ở khía cạnh tâm linh hơn một chút, xanh dương là màu của sự yên bình, điềm tĩnh. Bạn thấy màu xanh dương xuất hiện ở bất kỳ đâu, đặc biệt với không gian cực kỳ rộng lớn như bầu trời, vùng biển bao la ngoài kia. Hai yếu tố bao bọc lấy con người là trời và biển đều mang sắc thái tuyệt đẹp này. Có lẽ nhờ vậy mà khi cảm thấy mệt mỏi, buồn tủi, đau khổ, người ta sẽ nhìn lên trời cao hoặc làm một chuyến du lịch trở về với “biển xanh, cát trắng, nắng vàng”.
Tác giả Đàm Huy Đông đã có những câu thơ da diết:
“Nếu thật buồn em hãy về với biển
Sẽ gặp vầng trăng ngụp sóng phía xa mờ
Xem thêm : Triết học Hậu Mặc – Quan điểm duy vật trong nhận thức luận
Sẽ thấy bóng một người nôn nao thức
Sẽ thấy còn nguyên vẹn một giấc mơ”.
Hay
“Nếu buồn hãy ngước nhìn bầu trời, nó rộng lớn như vậy, nhất định có thể bao dung mọi tủi hờn của bạn”. (Bức thư 711 _999 lá thư gửi cho chính mình_Miêu Công Tử)
Ý nghĩa màu xanh dương trong phong thủy
Theo phong thủy, màu xanh dương tượng trưng cho yếu tố “Nước”. Để các thành viên trong gia đình luôn khỏe mạnh, công việc thuận lợi,… thì bạn có thể sơn màu xanh ở hướng Đông sẽ phù trợ cho sức khỏe, hướng Đông Nam là tiền tài, hướng Bắc là sự nghiệp.
Ý nghĩa màu xanh dương trong tình yêu
Theo cảm nhận chung, những người yêu màu xanh dương đều có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, yêu cái đẹp. Họ xem tình yêu là một phần không thể thiếu trong đời sống. Mỗi màu xanh dương khác nhau lại biểu hiện ý nghĩa khác nhau.
- Xanh dương sáng: Là sự trong sáng, độc lập, mạnh mẽ
- Xanh dương đậm: Là sự tin tưởng, phẩm giá, thông minh
- Xanh da trời: Là hòa bình, thanh cao, bao la rộng lớn
Ý nghĩa màu xanh dương trong thiết kế
Trong thiết kế, tone xanh dương cũng rất được yếu thích. Nó kết hợp với các màu khác tạo nên ấn tượng độc đáo, mới lạ và có thể gặp ở nhiều nơi khác nhau. Không quá sặc sỡ nhưng đủ bắt mắt, gam màu này được yêu chiều bởi vẻ thanh nhã, mát mẻ, dễ chịu và bình yên.
Một số thiết kế màu xanh dương quen thuộc sẽ được chúng tôi liệt kê dưới đây chắc chắn khiến mọi người bất ngờ nhé.
Logo xanh dương & trắng – Oreo (Thương hiệu bánh quy ngọt nổi tiếng ở Hoa Kỳ), – BigW (Chuỗi cửa hàng bách hóa tại Úc), – Tập đoàn SamSung Hàn Quốc – Oral-B (Thương hiệu sản phẩm vệ sinh răng miệng) – Linkedin (Mạng xã hội định hướng kinh doanh) – Bluetooth,… | Logo xanh dương & vàng – Visa (Thẻ tín dụng) – Walmart (Chuỗi siêu thị bán lẻ) – IKEA (Tập đoàn bán lẻ nội thất của Thụy Điển) – Vietnam Airlines (Hãng hàng không Việt Nam) – New Holland (Thương hiệu máy móc toàn cầu) Xem thêm : Tổng đài Internet Viettel – Số Hotline Internet Viettel 24/7 – Bảo Việt (Công ty Bảo hiểm Việt Nam),… |
Logo xanh dương & đỏ – VietinBank (Ngân hàng Công thương Việt Nam) – MB Bank (Ngân hàng Quân đội Việt Nam) – American Family Insurance (Dịch vụ bảo hiểm gia đình Mỹ) – Pepsi (Hãng nước uống giải khát có gas) – Suzuki (Tập đoàn xe ô tô Nhật Bản) – Kraft (Tập đoàn chế tạo và sản xuất hoa quả Hoa Kỳ) – Biti’s (Thương hiệu sản xuất giày dép tại Việt Nam)… | Logo xanh dương nổi tiếng – Các mạng xã hội như: Facebook, Twitter, Skype hay Zalo – Các thương hiệu nước uống đóng chai như: Lavie, Aquafina, Satori, Vĩnh Hảo,.. – Các thương hiệu ô tô như: Mazda, SAIC, BMW, PEUGEOT |
Cách sử dụng màu xanh dương trong cuộc sống
Phối màu xanh dương trong thời trang
Trong lĩnh vực thời trang, màu xanh dương cũng có nhiều sắc thái khác nhau như pastel, turquoise, sapphire, navy hay cobalt. Trên thực tế, nó có tới 260 sắc màu, xét về số lượng chỉ thua 295 sắc màu xanh lá cây và nhiều gấp đôi sắc màu đỏ (130) hay sắc màu cam (128).
Khi phối đồ với màu xanh dương, bạn nên ưu tiên một số màu sắc như trắng, vàng, vàng kim, đen,… đều rất nổi bật. Ví dụ, bạn kết hợp một chiếc áo màu xanh da trời nhạt với quần sooc đen hoặc áo phông cánh dơi màu navy cùng chân váy hai tầng màu đen rất đơn giản nhưng hợp thẩm mỹ. Còn không thích màu đen hơi tối, chị em chuyển qua màu trắng. Áo phông trắng với quần bò xanh dương lại quá hợp rồi.
Một cách mix đồ khác cũng rất được các nàng ưa chuộng là phong cách ton sur ton. Thay vì sử dụng hai hay nhiều màu, chúng ta chỉ cần sử dụng những sắc thái khác nhau của màu xanh dương để tạo chiều sâu cho set đồ. Chẳng hạn như một outfit gồm chân váy màu xanh than đậm và áo sơ mi màu xanh nhạt. Hay chiếc váy xòa màu xanh pastel mix với chiếc túi xách màu xanh coban.
Công nương Kate – một biểu tượng thời trang nổi tiếng với phong cách thanh lịch cũng rất ưa chuộng những bộ váy màu xanh dương.
Phối màu xanh dương trong thiết kế đồ họa
Màu xanh dương trong các logo hay thiết kế đồ họa tạo cảm giác tin tưởng, có trách nhiệm. Như đã chia sẻ ở trên có rất nhiều thương hiệu đều chọn tone màu này. Đặc biệt là liên quan đến lĩnh vực tài chính, ngân hàng, ô tô, nước uống đóng chai,…
Phối màu xanh dương trong phong thủy
Trong phong thủy, màu xanh dương thuộc hành Thủy, mà Kim sinh Thủy nên màu xanh dương kết hợp với màu thuộc hành Kim sẽ rất tốt.
- Các tone màu thuộc hành Kim gồm: trắng, xám, ghi.
- Các tone màu thuộc hàn Thủy gồm: đen, xanh nước biển sẫm (cùng tone).
- Bên cạnh đó, bạn cần nhớ: màu xanh dương kỵ màu vàng sậm, nâu đất (Thổ).
- Trái tim màu xanh dương có ý nghĩa gì? Ý nghĩa trái tim màu xanh dương
- Trái tim màu cam có ý nghĩa gì? Ý nghĩa của trái tim màu cam
Như vậy với đầy đủ thông tin ở trên, bạn đã hiểu rõ ý nghĩa màu xanh dương là gì. Nó có thể mang đến cảm xúc tích cực của hòa bình, kết nối, trí tuệ. Tuy nhiên tone xanh dương đôi khi làm chúng ta liên tưởng đến sự lạnh giá, u sầu. Dù ra sao thì mọi người có thể vận dụng chúng vào cách phối đồ hằng ngày hoặc thiết kế đồ họa cho phù hợp nhất nhé.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Tin Tức