9 Tư duy khác biệt biến nhân viên thành ông chủ

0

Những tình huống và hoàn cảnh khác nhau đòi hỏi tư duy khác nhau. Nếu bạn muốn từ bỏ công việc làm thuê để tự mở công ty riêng, bạn phải ý thức được điều này. Nếu không thay đổi tư duy, bạn sẽ không thể có được thành công trong kinh doanh.

Và nếu bạn mong muốn thay đổi vị trí hiện tại thì cần đầu tư cho giáo dục, thay đổi những lối mòn trong suy nghĩ, lập trình lại thói quen để vượt phá trong mọi lĩnh vực của đời sống như Adam Khoo đã khẳng định: “Người khác làm được thì bạn cũng làm được”.

9 Tư duy khác biệt biến nhân viên thành ông chủ

Tư duy có lẽ là nhân tố quyết định đối với thành công trong hầu hết mọi lĩnh vực của cuộc sống. Nói cách khác, thói quen suy nghĩ của bạn sẽ chi phối rất lớn các kết quả bạn có thể đạt được. Vậy làm thế nào để một người từng là nhân viên có thể nghĩ khác đi để thành công?

1. Bạn chịu trách nhiệm với tất cả các quyết định – dù tốt hay xấu. Các doanh nhân có cơ hội tuyệt vời để tạo ra tất cả từ con số 0, theo cách có thể không hiệu quả với người khác. Nhưng điều này có nghĩa là bạn phải đưa ra quyết định xung quanh những việc cần làm. Bạn không thể chờ mọi việc xảy hoặc chờ ai đó bảo bạn phải làm gì, bạn phải hành động. Các doanh nhân thành công cũng hiểu rằng cơ hội không tồn tại lâu và vì vậy tạo ra sự bức thiết sẽ giúp họ đạt được các mục tiêu.

2. Bạn cần giữ cả tầm nhìn ngắn hạn và dài hạn. Làm việc cho những người khác thì bạn chủ yếu chịu trách nhiệm đảm bảo rằng những việc nào cần làm bây giờ sẽ được hoàn thành. Là một doanh nhân, bạn phải lên kế hoạch, nghĩ trước về những cạm bẫy và cơ hội còn ẩn đâu đó và đưa ra quyết định dựa trên những điều không chắc chắn. Điều này đòi hỏi bạn phải quen với thực tế rằng những việc bạn làm hay không làm hôm nay sẽ có tác động đến công ty bạn trong ba tháng hoặc thậm chí là 5 năm sau này.

3. Cảm giác không thoải mái là “vùng thoải mái” mới của bạn. Là nhân viên, bạn quen với việc nghĩ “trong hộp” hơn là ngoài hộp. Là doanh nhân thì chẳng có chiếc hộp nào cả. Bạn thấy những điều những người khác không thấy, thực hiện các ý tưởng mới, nắm giữ thị trường mới, đón nhận rủi ro. Điều này đòi hỏi sự dũng cảm và khả năng tiếp tục tiến lên bất chấp sự từ chối và hoài

4. Học tập là một hành trình liên tục. Là nhân viên, bạn có một bản mô tả công việc, yêu cầu phải có một chuỗi kỹ năng nhất định. Là doanh nhân đòi hỏi bạn phải học nhiều kỹ năng mới trừ khi bạn có vốn để thuê người khác làm những việc bạn không giỏi hoặc không muốn làm. Đó có thể là học cách sắp xếp một bảng tính, tìm kiếm các nhà đầu tư, tiếp thị ý tưởng của bạn, vẽ ra cách bán hàng hoàn hảo hoặc sử dụng một công nghệ xa lạ với bạn. Những gì cần làm thì phải làm – không có lý do để bao biện.

5. Con số không biết nói dối. Về các con số, hầu hết nhân viên chỉ cần biết những gì sắp xảy ra và những gì đã trải qua là đủ. Là doanh nhân, bạn nên học cách yêu các con số thật nhanh vì dòng tiền chính là thứ quyết định bạn sẽ đi hay ở lại với công việc kinh doanh. Sau cùng, chính doanh số bán hàng, các chi phí, lợi nhuận và sự thua lỗ sẽ cho bạn những đêm mất ngủ hay một lối sống đáng thèm muốn. Không có ngọn đèn dẫn đường – chính là những con số, doanh nghiệp của bạn sẽ liên tục gặp khó khăn.

6. Yêu công ty bạn nhưng phải khách quan. Là nhân viên, bạn có thể tiếp tục làm những việc bạn không thích chỉ để nhận lương. Là doanh nhân, bạn sẽ cần phải yêu doanh nghiệp của bạn vì công sức và thời gian đã bỏ ra vì nó. Nhưng bạn không nên sa vào chiếc bẫy suy nghĩ và hành động như một nhân viên trong chính công ty của bạn, làm việc “trong” thay vì tác động tới công ty, một người làm chuyên môn thay vì người chèo lái nó tiến lên phía trước.

7. Yêu thích việc phá luật. Là nhân viên, phá luật bạn có thể bị sa thải. Là doanh nhân thì khác, bạn không thích giữ nguyên hiện trạng – bạn luôn tìm ra cách làm mọi thứ khác đi. Điều đó có nghĩa là tiếp nhận quan điểm toàn cục, luôn nhìn lên chân trời hay chí ít cũng về phía đó, nơi điều to lớn tiếp theo đang chờ đợi bạn.

8. Thời gian không dài. Là nhân viên, bạn có thời gian biểu để tuân theo. Là doanh nhân, mặc dù bạn không phải ngồi tại bàn làm việc hoặc trước máy tính 24/7, nhưng bạn sẽ luôn phải nghĩ về công ty bạn, những việc đang làm hiệu quả và những việc có thể làm tốt hơn. Sẽ không có thời gian nghỉ ngơi – bạn sẽ phải sống và hít thở nó.

9. Bắt đầu từ bây giờ. Hầu hết mọi người đều đánh giá thấp thời gian cần thiết để chuyển sang làm doanh nhân, vì thế dễ nhất là bạn bắt đầu chuyển cách suy nghĩ của bạn khi bạn vẫn còn là nhân viên, có thể là mở một công ty song song với công việc hiện tại. Điều này có thể tạo cơ hội phát triển những kỹ năng và xây dựng kinh nghiệm trong khi vẫn tận hưởng sự an toàn của khoản lương tháng, điều mà tại thời điểm nào đó bạn sẽ cần từ bỏ nếu muốn tạo dựng doanh nghiệp riêng.

(Nguồn: Sưu tầm)

Rate this post

Leave A Reply

Your email address will not be published.