Lệnh giao dịch chứng khoán là gì? Nội dung & các lại lệnh giao dịch chứng khoán
Với nguyên tắc trung gian, khi có nhu cầu giao dịch chứng khoán, các nhà đầu tư phải sử dụng các phương tiện để truyền tải các thông tin liên quan tới nhu cầu giao dịch của mình tới người môi giới được ủy quyền. Các phương tiện đó được gọi là các lệnh giao dịch chứng khoán.
Nội Dung
1. Khái niệm lệnh giao dịch chứng khoán
Lệnh giao dịch chứng khoán là các chỉ thị của nhà đầu tư yêu cầu người môi giới (công ty chứng khoán, nhà môi giới độc lập) tiến hành mua, bán chứng khoán theo những điều kiện nhất định.
Bạn đang xem: Lệnh giao dịch chứng khoán là gì? Nội dung & các lại lệnh giao dịch chứng khoán
Lệnh giao dịch được coi như một đơn đặt hàng cố định của nhà đầu tư đối với người môi giới. Lệnh là một cam kết không hủy bỏ trong thời hạn của lệnh, trừ khi nhà đầu tư yêu cầu hủy bỏ và được công ty chứng khoán chấp thuận.
2. Nội dung của lệnh
Để đảm bảo tính thống nhất cũng như các yêu cầu về mặt kỹ thuật giao dịch, các lệnh giao dịch phải có các nội dung cơ bản như sau:
- Tên lệnh: lệnh mua/ lệnh bán/ lệnh hủy/ lệnh sửa. Nội dung này thường được thể hiện trên các mẫu lệnh in sẵn do công ty chứng khoán in ấn.
- Các thông tin khách hàng (họ tên, số ..) và số hiệu tài khoản giao dịch.
- Đối với lệnh bán phải ghi rõ là bán đứt (long sale) hay bán khống (short sale) (ở các nước cấm nghiệp vụ bán khống thì trong lệnh không thể hiện nội dung này).
- Tên và mã ký hiệu của loại chứng khoán muốn mua hoặc bán.
- Số lượng chứng khoán và mức giá yêu cầu sẵn sàng giao dịch.
- Loại lệnh (lệnh thị trường, lệnh giới hạn, lệnh dừng,…)
- Ngày giờ đặt lệnh và thời gian hiệu lực của lệnh.
- Các thông tin khác: tên công ty chứng khoán, đại diện pháp lý của công ty…
3. Hình thức của lệnh
Lệnh giao dịch có thể được thực hiện theo các hình thức sau:
- Lệnh văn bản: các công ty chứng khoán thường in sẵn các mẫu phiếu lệnh như phiếu lệnh mua, phiếu lệnh bán, phiếu lệnh huỷ…
- Lệnh bằng điện và điện tử: điện thoại, telex, internet (email, message).
4. Các loại lệnh
– Theo hành vi giao dịch, lệnh giao dịch bao gồm:
- Lệnh bán: Là loại lệnh mà theo đó khách hàng yêu cầu nhà môi giới tiến hành bán chứng khoán cho họ theo những điều kiện nhất định.
- Lệnh mua: Là loại lệnh mà theo đó khách hàng yêu cầu nhà môi giới tiến hành mua chứng khoán cho họ theo những điều kiện nhất định.
- Lệnh huỷ bỏ: Là loại lệnh mà theo đó khách hàng yêu cầu nhà môi giới tiến hành hủy bỏ lệnh giao dịch mà họ đã đặt trước đó.
Lệnh hủy bỏ bao gồm: lệnh hủy bỏ luôn và lệnh hủy bỏ có thay thế.
- Lệnh sửa: Là lệnh do nhà đầu tư đưa vào hệ thống sửa đổi một số nội dung vào lệnh gốc đã đặt trước đó (giá, khối lượng, mua hay bán…). Lệnh sửa đổi chỉ được chấp nhận khi lệnh gốc chưa được thực hiện.
- Lệnh mở: Là loại lệnh mà nhà đầu tư yêu cầu nhà môi giới mua hoặc bán chứng khoán tại mức giá cá biệt và lệnh có giá trị thường xuyên cho đến khi bị hủy bỏ.
– Theo thời gian hiệu lực của lệnh, lệnh giao dịch bao gồm: lệnh ngày, lệnh tuần, lệnh tháng…
– Theo tính chất thực hiện, lệnh giao dịch bao gồm: lệnh giới hạn, lệnh thị trường, lệnh ATO, lệnh ATC, lệnh dừng, lệnh giới hạn dừng.
+ Lệnh giới hạn (Limit order – LO)
Định nghĩa: Lệnh giới hạn là loại lệnh giao dịch trong đó khách hàng đưa ra mức giá giới hạn để mua/ bán chứng khoán. Đối với lệnh bán thì khách hàng đưa ra mức giá thấp nhất sẵn sàng bán, còn đối với lệnh mua thì khách hàng đưa ra mức giá cao nhất sẵn sàng mua.
Nhà môi giới có trách nhiệm mua hoặc bán tại mức giá giới hạn đã được xác định.
Ví dụ:
Mua REE 1.000 CP, giá 100.000đ ; điều này có nghĩa là khách hàng chỉ chấp nhận mua cổ phiếu REE với mức giá thấp hơn hoặc cao nhất là 100.000đ.
Bán SAM 500CP, giá 135.000đ; điều này có nghĩa là khách hàng chỉ chấp nhận bán cổ phiếu SAM với mức giá cao hơn hoặc thấp nhất là 135.000đ.
Đặc điểm: Lệnh giới hạn được ưu tiên sau lệnh thị trường, lệnh ATO, ATC và do đó có thể không được thực hiện ngay, vì vậy nhà đầu tư phải xác định thời gian cho phép đến khi có lệnh hủy bỏ.
- Ưu điểm: Giúp nhà đầu tư khống chế được giá mua, bán khi giao dịch được thực hiện, giảm được rủi ro khi thị trường có biến động lớn về mức giá.
- Nhược điểm: Nhà đầu tư có thể phải nhận rủi ro do mất cơ hội đầu tư, đặc biệt trong trường hợp giá thị trường bỏ xa mức giá giới hạn (ngoài tầm kiểm soát của nhà đầu tư). Trong một số trường hợp, lệnh giới hạn không được thực hiện, ngay cả khi giá giới hạn phù hợp giá khớp lệnh nhưng không đáp ứng được các nguyên tắc ưu tiên trong khớp lệnh, hoặc khối lượng lệnh đối ứng ít hơn.
Ví dụ: Cổ phiếu VTC
Khối lượng mua | Giá mua (1000đ) | Giá bán (1000đ) | Khối lượng bán |
5000 (M1) | 100 | 98 | 1000 (B1) |
99 | 1000 (B2) |
Kết quả khớp lệnh: Giá tham chiếu 99, giá khớp 100, khối lượng khớp 2000
→ M1 chỉ mua được 2000 CP với giá 100.
+ Lệnh thị trường (Market order – MO)
Định nghĩa: Lệnh thị trường còn gọi là lệnh theo giá thị trường (MP): Là loại lệnh mà khách hàng sẵn sàng giao dịch tại mọi mức giá có trên thị trường. Nhà môi giới không bị ràng buộc về giá cả, họ sẽ mua bán theo mức giá tốt nhất trên thị trường cho khách hàng.
Đặc điểm:
- Lệnh không ghi giá: ví dụ mua REE 1.000 CP @MP, bán SAM 500CP @MP
- Lệnh mua: sẵn sàng mua tại mọi mức giá bán có trên thị trường.
- Lệnh bán: sẵn sàng bán tại mọi mức giá mua có trên thị trường.
- Khi sử dụng lệnh này, nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận mua hoặc bán ngay theo mức giá của thị trường nên lệnh được ưu tiên trước các loại lệnh khác. Mặc dù vậy, lệnh vẫn có thể không được thực hiện (nếu không có lệnh đối ứng, Ví dụ: có lệnh mua cổ phiếu A nhưng không có lệnh bán cổ phiếu A), hoặc không được thực hiện hết (nếu lệnh đối ứng có số lượng ít hơn).
- Thường được khớp lệnh, nên có tác dụng làm tăng tính thanh khoản của thị trường.
- Thường được áp dụng trong các trường hợp có nhu cầu mua, bán
- Phù hợp với các nhà đầu tư lớn, có đầy đủ thông
- Lệnh thị trường không đưa ra mức giá nên nhà đầu tư không thể khống chế được giá mua, bán chứng khoán cho mình.
Theo quy định hiện hành ở Việt Nam, lệnh này chỉ được áp dụng trong giao dịch khớp lệnh liên tục. Lệnh này không được nhập vào hệ thống khi không có lệnh đối ứng. Sau khi so khớp lệnh mà khối lượng đặt lệnh của lệnh thị trường vẫn chưa được thực hiện hết thì lệnh thị trường sẽ được xem là lệnh giới hạn mua tại mức giá cao hơn, hoặc lệnh bán tại mức giá thấp hơn một bước giá trên thị trường.
Ví dụ 1:
Xem thêm : Giá Gói Cước Netflix Tại Việt Nam Mới Nhất 2023
Sổ lệnh cổ phiếu XYZ như sau:
Khối lượng mua | Giá mua (đ) | Giá bán (đ) | Khối lượng bán |
5000 (M1) | MP | 120.000 | 1000 (B1) |
121.000 | 2000 (B2) |
Kết quả khớp lệnh: có 3000 CP được mua bán trong đó: 1000 CP được mua bán với giá 120.000đ và 2000CP được mua bán với giá 121.000đ, khối lượng 2000CP chưa được thực hiện của nhà đầu tư M1 sẽ tự động chuyển thành lệnh LO mua tại mức giá giới hạn 122.000đ.
Sau khi khớp lệnh, sổ lệnh cổ phiếu XYZ như sau:
Khối lượng mua | Giá mua (đ) | Giá bán (đ) | Khối lượng bán |
2000 (M1) | 122.000 |
Ví dụ 2:
Sổ lệnh cổ phiếu ABC như sau:
Khối lượng mua | Giá mua (đ) | Giá bán (đ) | Khối lượng bán |
1000 (M1) | 135.000 | 137.000 | 1000 (B1) |
2000 (M2) | 134.000 | MO | 2600 (B2) |
Kết quả khớp lệnh: có 2.600 CP được mua bán trong đó: 1000 CP được mua bán với giá 135.000đ và 1.600CP được mua bán với giá 134.000đ.
Sau khi khớp lệnh, sổ lệnh cổ phiếu ABC như sau:
Khối lượng mua | Giá mua (đ) | Giá bán (đ) | Khối lượng bán |
400 (M2) | 134.000 | 137.000 | 1000 (B1) |
+ Lệnh ATO (At the Opening) và ATC (At the Closing)
Lệnh ATO và ATC là dạng đặc biệt của lệnh thị trường, theo lệnh này nhà môi giới sẽ thực hiện việc mua hoặc bán chứng khoán cho khách hàng theo mức giá khớp lệnh của phiên giao dịch (là lệnh thực hiện ở mức giá khớp lệnh).
Lệnh ATO là:
- Lệnh mua hoặc bán tại mức giá khớp lệnh xác định giá mở cửa,
- Lệnh không ghi giá (ghi ATO).
Ví dụ: Mua REE 1.000CP @ATO, Bán SAM 500CP @ATO.
- Lệnh ATO được ưu tiên trước lệnh giới hạn khi so khớp lệnh,
- Hiệu lực của lệnh: trong phiên khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa.
Ví dụ:
Khối lượng mua | Giá mua (1000đ) | Giá bán (1000đ) | Khối lượng bán |
1500 (M1) | 100 | ATO | 1000 (B1) |
99 | 2000 (B2) |
Kết quả khớp lệnh: giá 100, khối lượng 1500 M1 và B1: 1000, M1 và B2: 500
Lệnh ATC là:
- Lệnh mua hoặc bán tại mức giá khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa.
- Lệnh không ghi giá (ghi ATC),
Ví dụ: Mua REE 1.000CP @ATC, Bán SAM 500CP @ATC.
- Lệnh ATC được ưu tiên trước lệnh giới hạn khi so khớp lệnh,
- Hiệu lực của lệnh: trong phiên khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa.
+ Lệnh dừng (Stop order – SO)
Lệnh dừng là loại lệnh giao dịch trong đó khách hàng đưa ra một mức giá dừng làm ngưỡng để nhà môi giới thực hiện việc mua vào hay bán ra chứng khoán.
Sau khi lệnh đã được đặt qua một nhà môi giới nào đó, nếu giá thị trường tiếp cận hoặc vượt qua mức giá dừng, nhà môi giới được ủy quyền sẽ tiến hành mua, hoặc bán chứng khoán cho nhà đầu tư. Và như vậy, tại thời điểm lệnh dừng được thực hiện, lệnh dừng đã trở thành lệnh thị trường. Vì vậy, xét về bản chất lệnh dừng được coi là lệnh thị trường có điều kiện.
Có 2 loại lệnh dừng: Lệnh dừng để mua và Lệnh dừng để bán.
+ Lệnh dừng để mua (stop order to buy)
Lệnh dừng để mua là loại lệnh dừng trong đó khách hàng đưa ra một mức giá dừng để mua chứng khoán. Nếu giá thị trường tăng đạt hoặc vượt mức giá dừng thì ngay lập tức nhà môi giới chứng khoán phải mua chứng khoán vào cho khách hàng.
Ví dụ:
Vào thời điểm ngày 1/1/N, giá cổ phiếu X đang được giao dịch với mức giá bình quân là 10 USD/ cổ phiếu. Nhà đầu tư K dự đoán trong vòng 3 tháng tới giá cổ phiếu X không thể giữ được mức giá 10 USD/ cổ phiếu mà chỉ có thể ở mức giá 8 USD/ cổ phiếu. Vì lẽ đó, K quyết định đi vay một số lượng cổ phiếu của một nhà đầu tư khác, hoặc của nhà môi giới và bán ngay (bán khống) trên thị trường và hy vọng đến lúc phải trả nợ số cổ phiếu trên thì cũng là lúc giá cổ phiếu X sẽ về đúng như mức giá như K đã dự đoán. Nhưng để đề phòng dự đoán của mình không đúng, giá cổ phiếu X không giảm mà lại có xu hướng gia tăng vượt trên mức giá 10 USD/ cổ phiếu, K đặt lệnh dừng để mua với mức giá dừng 10,5 USD/ cổ phiếu. Khi giá cổ phiếu X gia tăng tới mức 10,5 USD/CP hoặc vượt 10,5 USD/CP, CTCK được ủy quyền sẽ tiến hành mua cổ phiếu X cho K. Trong trường hợp này, K đã giới hạn mức lỗ trên 1 cổ phiếu là 0,5 USD hoặc có thể lớn hơn.
Đặc điểm của lệnh dừng để mua:
Lệnh thường được nhà đầu tư đưa ra khi dự báo giá cổ phiếu có xu hướng giảm đi theo thời gian.
Xem thêm : Nhà nước Vạn Xuân – Lịch sử Việt Nam
Lệnh có thể được sử dụng kết hợp cùng với hành vi bán khống để hạn chế thua lỗ do dự báo giá không chính xác.
Tại thời điểm đặt lệnh, mức giá dừng bao giờ cũng cao hơn mức giá hiện hành.
+ Lệnh dừng để bán (stop order to sell)
Lệnh dừng để bán là một loại lệnh dừng trong đó khách hàng đưa ra một mức giá dừng để bán chứng khoán. Nếu giá thị trường biến động giảm đạt hoặc thấp hơn mức giá dừng thì ngay lập tức lệnh được kích hoạt, nhà môi giới phải bán chứng khoán ra cho khách hàng.
Ví dụ:
Nhà đầu tư K trong một phiên giao dịch vào ngày 30/8/N đã mua được 1000 cổ phiếu Z với giá 10 USD/ CP. Sau 1 tháng, giá cổ phiếu Z đã đạt tới mức giá là 15 USD/ CP. Như vậy nếu K bán ngay toàn bộ số cổ phiếu này vào ngày 30/9/N thì K sẽ có một khoản thu nhập tương ứng với 5 USD/ . Nhưng K lại cho rằng giá cổ phiếu Z hiện tại chưa phải là mức giá cao nhất mà nó có thể tiếp tục tăng. K quyết định chờ đợi khi nào cổ phiếu Z đạt tới mức giá đỉnh điểm thì mới bán. Nhưng để đề phòng trường hợp dự đoán sai, trong thời gian tới giá cổ phiếu Z không tiếp tục tăng mà ngược lại bị giảm giá, để bảo vệ số lợi nhuận của mình, K sẽ đặt một lệnh dừng để bán với mức giá dừng là 14,5 USD chẳng hạn tại một CTCK nào đó. Nếu trong thực tế mà giá cổ phiếu Z không tiếp tục tăng mà lại giảm giá thì CTCK được ủy quyền sẽ bán toàn bộ số cổ phiếu trên cho K với mức giá 14,5 USD/ CP hoặc thấp hơn một lượng giá trị nhất định.
Đặc điểm:
Lệnh thường được nhà đầu tư đưa ra khi dự báo giá cổ phiếu có xu hướng tăng lên theo thời gian.
Tại thời điểm đặt lệnh mức giá dừng phải thấp hơn mức giá hiện hành. Lệnh được sử dụng để bảo vệ lợi nhuận trong một thương vụ đã thực hiện.
→ Khi nào thì sử dụng lệnh dừng:
Sử dụng lệnh dừng có tính chất bảo vệ:
- Bảo vệ tiền lời của người kinh doanh trong một thương vụ đã thực hiện.
- Bảo vệ tiền lời của người bán trong một thương vụ bán khống.
Bán khống chứng khoán là bán các chứng khoán mà nhà đầu tư chưa thực sự sở hữu tại thời điểm bán. Bằng cách vay chứng khoán từ các công ty chứng khoán để bán rồi mua chứng khoán đó để hoàn trả lại, nhà đầu tư sẽ có lời nếu chứng khoán rớt giá sau đó.
Bán khống chứng khoán là bán chứng khoán chưa có ở thời điểm hiện tại bằng hợp đồng giao lại chứng khoán đó trong tương lai. Nếu mua lại chứng khoán ở mức giá thấp hơn, người bán sẽ có lời. Tuy nhiên nếu chi phí mua lại chứng khoán tăng, người bán khống sẽ bị lỗ.
Trong thực tế, bán khống chứng khoán phù hợp với phương pháp lựa chọn chứng khoán duy lý. Nếu một nhà đầu tư dựa vào phân tích cơ bản của một công ty và tin rằng chứng khoán đã được định giá quá cao và giá chứng khoán nhất định sẽ giảm thì việc cân nhắc để bán khống chứng khoán này là một chiến lược hợp lý.
Tại Việt Nam, theo Luật Chứng khoán có hiệu lực 1/1/2007 thì nghiệp vụ bán khống vẫn chưa được phép thực hiện.
Sử dụng lệnh dừng có tính chất phòng ngừa:
- Phòng ngừa sự thua lỗ quá lớn trong trường hợp mua bán
- Phòng ngừa sự thua lỗ quá lớn trong trường hợp bán trước, mua
→ Ưu điểm và nhược điểm của lệnh dừng:
+ Ưu điểm: Bảo vệ lợi nhuận hoặc hạn chế thua lỗ đối với nhà đầu tư.
+ Nhược điểm: Khi có một số lượng lớn các lệnh dừng được “châm ngòi”, sự náo loạn trong giao dịch sẽ xảy ra khi các lệnh dừng trở thành lệnh thị trường, từ đó bóp méo giá cả chứng khoán và mục đích của lệnh dừng là giới hạn thua lỗ và bảo vệ lợi nhuận không được thực hiện.
+ Lệnh giới hạn dừng (Stop limit order)
Lệnh giới hạn dừng được sử dụng như là một công cụ để khắc phục sự bất định về mức giá thực hiện trong lệnh dừng. Đặc trưng của lệnh giới hạn dừng là khách hàng phải đồng thời đưa ra 2 mức giá là mức giá dừng và mức giá giới hạn. Khi giá thị trường của chứng khoán giao
dịch tiếp cận hoặc vượt qua mức giá dừng, lệnh giới hạn dừng sẽ trở thành lệnh giới hạn có điều kiện.
Lệnh giới hạn dừng cũng có 2 loại: giới hạn dừng để bán và giới hạn dừng để mua. Đối với lệnh giới hạn dừng để mua, ngoài giá dừng còn đặt thêm giá giới hạn, giá này cao hơn giá dừng một mức nhất định. Ngược lại, đối với lệnh giới hạn dừng để bán, ngoài giá dừng còn đặt thêm giá giới hạn, giá này thấp hơn giá dừng một mức nhất định.
Ví dụ: Ông H đặt lệnh giới hạn dừng để bán 100 cổ phiếu TMS, giá dừng 55.000đ; giá giới hạn 50.000đ. Điều này có nghĩa là lệnh trên sẽ được kích hoạt tại mức giá 55.000đ hay thấp hơn, tuy nhiên vì có giá giới hạn 50.000đ nên lệnh này không được thực hiện tại mức giá thấp hơn 50.000đ.
(Tài liệu tham khảo: topica.edu.vn)
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Tin Tức