Phương pháp phỏng vấn

0

Phương pháp phỏng vấn

Khái niệm

Phỏng vấn là một phương pháp thu thập thông tin xã hội học thông qua việc tác động tâm lý xã hội trực tiếp giữa người đi phỏng vấn và người được phỏng vấn trên cơ sở mục tiêu của đề tài nghiên cứu.

Nguồn thông tin trong phỏng vấn là tất cả các câu trả lời của người được phỏng vấn thể hiện quan điểm, ý thức, trình độ của người trả lời và toàn bộ hành vi của họ.

Người đi phỏng vấn cần căn cứ vào hai nguồn thông tin này để xác định chính xác câu trả lời và sau đó tiến hành ghi chép. Khi có mâu thuẫn giữa trả lời và hành vi thì ta phải đưa ra câu hỏi phụ để xác minh độ chính xác của thông tin.

Có hai loại phỏng vấn: phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn nhóm.

Trong nghiên cứu Xã hội học, người ta thường chia phương pháp này thành hai dạng:

Phỏng vấn có tiêu chuẩn hóa: được thực hiện theo một trình tự nhất định với một nội dung đã được vạch sẵn, dùng để hỏi mọi đối tượng giống

+ Ưu điểm: Số liệu thu thập có thể so sánh trực tiếp với nhau. Dễ tổng hợp với việc kiểm định giả thuyết.

+ Nhược điểm: Yêu cầu theo trình tự gò bó nên ít khi dùng để điều tra về tâm lý. Mặt khác đòi hỏi việc xây dựng các câu hỏi, sắp xếp trật tự các câu hỏi, cũng như cách thức tiến hành phải được quy định chặt chẽ.

Phỏng vấn không tiêu chuẩn hóa (phỏng vấn tự do): Là một cuộc đàm thoại tự do theo một chủ đề đã được vạch sẵn. Tùy theo tình huống cụ thể mà đưa ra các nội dung câu hỏi khác nhau, đồng thời để thu thập được lượng thông tin mông muốn, người phỏng vấn có thể sử dụng các câu hỏi khác nhau chứ không nhất thiết phải theo một trật tự nào.

+ Ưu điểm: Tạo tâm lý thoải mái cho người phỏng vấn và người được phỏng vấn.

+ Nhược điểm: Đòi hỏi người phỏng vấn phải có trình độ học vấn cao, biết nói chuyện và lái câu chuyện theo đúng phương hướng.

Ngoài ra, trong nghiên cứu Xã hội học còn có dạng phỏng vấn sâu. Phỏng vấn sâu là cuộc phỏng vấn lấy ý kiến chuyên gia hoặc đi sâu tìm hiểu một vấn đề chính trị hay kinh tế, xã hội hóc búa nào đó.

Yêu cầu:

  • Trong Xã hội học, phỏng vấn là một quá trình điều tra sáng tạo, phải sử dụng một cách khôn khéo các câu hỏi chức năng và câu hỏi tâm lý xen kẽ vào bảng hỏi.
  • Người đi phỏng vấn phải có một trình độ nhất định, phải am hiểu các lĩnh vực trong đời sống xã hội, nhất là các lĩnh vực đang nghiên cứu.
  • Người phỏng vấn phải biết lái câu chuyện theo chủ đề đưa ra, không đi xa khỏi ý đồ thu nhận thông tin mà không phải làm mất lòng người được phỏng vấn.
  • Để cho cuộc phỏng vấn thu được kết quả tối ưu, trong mọi tình huống của các cuộc phỏng vấn luôn đòi hỏi người phỏng vấn có sự ứng xử linh hoạt, sáng tạo.

Rate this post

Leave A Reply

Your email address will not be published.