Hoàn công xây dựng là gì ? Tại sao xây nhà phải làm thủ tục hoàn công
Hoàn công, đó là cách gọi của một thủ tục hành chính liên quan đến việc quản lý xây dựng của nhà nước. Thực tế đối với nhà ở riêng lẻ, việc hoàn công thực sự không khó khăn về mặt pháp lý nhưng lại khó khăn về thực tế áp dụng. Các bạn cần có suy nghĩ chính xác về hoàn công, nếu như việc cấp phép xây dựng đang ngày một nâng cao và có tầm quan trọng buộc tất cả các chủ nhà ở phải tuân thủ thì thực tế hoàn công chưa có được vị thế xứng tầm.
DỊCH VỤ HOÀN CÔNG XÂY DỰNG TẠI BÌNH DƯƠNG TRỌN GÓI
Bạn đang xem: Hoàn công xây dựng là gì ? Tại sao xây nhà phải làm thủ tục hoàn công
Không ít trường hợp xây nhà xong không quan tâm đến việc hoàn công. Hoặc một số khác hoàn công gặp rắc rối và bỏ ngang thủ tục này luôn. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến việc rất nhiều ngôi nhà ở xây dựng hoàn thiện, chủ nhà vào ở nhưng nếu xét về mặt giấy tờ pháp lý thì lại chưa được thừa nhận. Tất cả đều vì thiếu thủ tục hoàn công. Bởi vậy trong khuôn khổ thông tin của bài viết, chúng tôi muốn đưa đến các bạn cái nhìn rõ ràng và chính xác nhất về hoàn công nhà ở theo quy định của pháp luật hiện hành.
Nội Dung
Hoàn công xây dựng là gì ?
Hoàn công hay hoàn công xây dựng hay hoàn thành công trình là một thủ tục hành chính trong hoạt động xây dựng công trình nhà cửa nhằm xác nhận sự kiện các bên đầu tư, thi công đã hoàn thành công trình xây dựng sau khi được cấp giấy phép xây dựng và đã thực hiện xong việc thi công có nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng.
Hoàn công có ý nghĩa là điều kiện để được cấp đổi lại sổ hồng trong đó thể hiện những thay đổi về hiện trạng nhà đất sau khi thi công. Ngôi nhà xây dựng xong phải hoàn thiện thủ tục này trước khi làm thủ tục xin cấp sổ.
VD: Sau khi cấp sổ hồng trên sổ hồng sẽ thể hiện thông tin thửa đất, công trình nhà ở, …
Các trường hợp cần phải hoàn công
Theo quy định tại Luật xây dựng 2014 do Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ban hành. Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 06 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
Theo các quy định này, nếu xây dựng ở đô thị thì mọi trường hợp đều phải thông qua thủ tục cấp phép xây dựng. Còn đối với nhà ở tại nông thôn thì phải là nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa thì mới cần xin cấp phép xây dựng.
Tương tự như vậy, việc hoàn công được đặt ra đối với mọi trường hợp xây dựng nhà ở phải cấp phép xây dựng nêu trên, loại trừ các trường hợp xây nhà ở riêng lẻ ở nông thôn không cần xin giấy phép thì cũng không cần phải tiến hành thủ tục hoàn công.
Vấn đề cần lưu ý khi tiến hành hoàn công nhà ở
Hoàn công nhà ở chỉ được tiến hành khi bên thi công đã hoàn tất việc thi công nhà ở trên thực tế. Khi kết thúc việc thi công, nhà thầu thi công nhà ở phải có trách nhiệm hoàn thiện tất cả các công đoạn của việc thi công cũng như thu dọn hiện trường, lập bản vẽ hoàn công và chuẩn bị các tài liệu để phục vụ việc nghiệm thu toàn phần công trình. Đó là thời điểm chuẩn bị diễn ra việc hoàn công nhà.
Xem thêm : Mác Bê Tông và Cấp Độ Bền Là Gì
Một số loại giấy tờ bắt buộc phải có trong hồ sơ hoàn công nhà ở mà chủ nhà cần lưu ý là: Đơn xin hoàn công nhà ở theo mẫu được ban hành bởi Bộ xây dựng; Bản vẽ hiện trạng hoàn công nhà ở thể hiện chính xác vị trí, kích thước, vật liệu và thiết bị của nhà ở; Hợp đồng xây dựng trong trường hợp cần phải ký kết hợp đồng, Biên bản nghiệm thu công trình từ đơn vị thi công…
Về cơ bản các loại giấy tờ cần phải đáp ứng khi hoàn công nhà ở không quá nhiều, nhưng mỗi loại giấy tờ lại tiềm ẩn những rủi ro nhất định đối với chủ nhà trong quá trình xin phép hoàn công. Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về hoàn công nhà ở để các bạn có cái nhìn toàn diện về vấn đề hoàn công đối với loại công trình này.
Nhà ở không phải là công trình quá đồ sộ nếu xét về bình diện chung hiện nay, tuy nhiên có nhiều yêu cầu pháp lý không phải bất cứ chủ nhà nào cũng có thể đáp ứng được. Như chúng tôi đã giới thiệu, khuôn khổ những thông tin phía trên mới chỉ cung cấp được cho các bạn để hiểu hoàn công nhà ở là gì? Còn thực tiễn thực hiện, sẽ có rất nhiều các yêu cầu từ cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoàn công được đặt ra mà từ đó, không ít chủ nhà đã nản lòng thực sự.
Để khắc phục vấn đề này, khi đã hiểu thông suốt về hoàn công nhà ở, chúng tôi khuyên các bạn nên tìm đến các cá nhân, tổ chức uy tín và có kinh nghiệm trong lĩnh vực này để được tư vấn,hỗ trợ thêm trong quá trình hoàn công nhà ở. Để thủ tục này trở nên thực sự dễ dàng đối với tất cả chúng ta.
Thủ tục hoàn công theo Luật xây dựng 2014
Hoàn công nhà ở chỉ được tiến hành khi bên thi công đã hoàn tất việc thi công nhà ở trên thực tế. Khi kết thúc việc thi công, nhà thầu thi công nhà ở phải có trách nhiệm hoàn thiện tất cả công đoạn của việc thi công cũng như thu dọn hiện trường, lập bản vẽ hoàn công và chuẩn bị các tài liệu để phục vụ việc nghiệm thu toàn phần công trình. Đó là thời điểm chuẩn bị diễn ra việc hoàn công nhà.
Theo Thông tư số 05/2015/TT-BXD ngày 30/10/2015 của Bộ Xây dựng Chủ nhà xin hoàn công phải đáp ứng các loại giấy tờ được quy định trong danh mục này, tuy nhiên không phải mọi trường hợp xin hoàn công đều phải tuân thủ đầy đủ 8 loại giấy tờ được nêu trong Thông tư 05/2015/TT-BXD. Cụ thể như sau:
1) Giấy phép xây dựng
2) Hợp đồng xây dựng của chủ nhà ký với các nhà thầu khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát thi công xây dựng (nếu có).
3) Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng.
Xem thêm : Đi tìm lời giải cho ý nghĩa CVS là gì? Sự thú vị đang chờ đón bạn
4) Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công xây dựng
5) Báo cáo kết quả thẩm tra và văn bản kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công xây dựng.
6) Bản vẽ hoàn công (trong trường hợp việc thi công xây dựng có sai khác so với thiết kế bản vẽ thi công xây dựng).
7) Báo cáo kết quả thí nghiệm, kiểm định (nếu có).
8) Văn bản thỏa thuận, chấp thuận, xác nhận của các tổ chức, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (nếu có) về an toàn phòng cháy, chữa cháy; an toàn vận hành thang máy.”
Thủ tục hoàn công nhà ở phức tạp ở cách các bên áp dụng trên thực tế chứ không hoàn toàn do quy định của pháp luật hiện hành. Để thực hiện tốt nhất thủ tục hoàn công, trước hết việc quản lý trong thi công nhà ở phải thật sự cẩn thận và tỉ mỉ.
Bên cạnh đó chủ nhà cần nắm vững quy trình thủ tục hoàn công nhà ở để từ đó xác định được bản thân cần tiến hành bước nào trước để không bị rối khi thực hiện.
Hiện nay, thủ tục hoàn công không còn là thủ tục hành chính (phải có sự tham gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền) như trước đây. Theo đó, không cần xin giấy phép hoàn công mà việc thực hiện thủ tục hoàn công là chuyện nội bộ giữa chủ đầu tư (chủ nhà) và đơn vị thi công.
Hiện nay,trong qui định của pháp luật việc bạn làm trễ hoàn công thì chưa có qui định mức phạt. Nhưng, tốt nhất là thực hiện đúng theo qui định pháp luật là sau khi hoàn tất thủ tục thì chúng ta tiến hành làm hoàn công để đảm bào khi chuyển đổi hiện trạng sổ hồng đúng thực tế tiện cho việc giao dịch của chủ sở hữu.
Tổng hợp 25giay.vn
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Hỏi Đáp