Các cấp chiến lược trong doanh nghiệp
Trong một tổ chức, quản trị chiến lược có thể tiến hành ở ba cấp cơ bản: cấp doanh nghiệp, cấp đơn vị kinh doanh và cấp bộ phận chức năng.
Nội Dung
1. Chiến lược cấp công ty
Chiến lược cấp doanh nghiệp (Corporate Stratergy) xác định những định hướng của tổ chức trong dài hạn nhằm hoàn thành nhiệm vụ, đạt được các mục tiêu tăng trưởng. Nó được xây dựng nhằm trả lời câu hỏi doanh nghiệp sẽ hoạt động trong những lĩnh vực kinh doanh nào, đồng thời phân bổ nguồn lực cho các lĩnh vực kinh doanh và đơn vị kinh doanh như thế nào hay nói cách khác là ưu tiêu nguồn lực có giới hạn của cho những lĩnh vực kinh doanh và đơn vị kinh doanh của danh nghiệp như thế nào.
a. Tập trung vào cốt lõi
Điểm căn bản của hoạch định và chiến lược ở cấp công ty là sự định hướng chung xuyên suốt các bộ phận trong tổ chức. Một chức năng quan trọng của các nhà quản trị cấp cao là hướng dẫn và đánh giá thành tích của các đơn vị kinh doanh chiến lược. Một đơn vị kinh doanh chiến lược (strategic business unit (SBU)) là một bộ phận hoặc bộ phận phụ của một hãng cung cấp những sản phẩm hoặc dịch vụ riêng biệt và chúng thường có sứ mệnh và mục tiêu riêng. Quản trị cấp cao ở công ty cũng quyết định có nên phân bổ như nhau, hoặc ít hơn về các nguồn lực tài chính và nguồn nhân lực giữa các SBU.
b. Các chiến lược tăng trưởng
Có 5 chiến lược phát triển ở cấp độ tổ chức là hội nhập thuận chiều, hội nhập ngược chiều, hội nhập ngang, đa dạng hóa đồng tâm, đa dạng hóa kết hợp.
- Hội nhập thuận chiều
Xem thêm : Mối quan hệ giữa phân phối, trao đổi, sản xuất, tiêu dùng
Hội nhập thuận chiều xảy ra khi một công ty thâm nhập vào công việc kinh doanh của khách hàng của nó, tiếp cận sát đến khách hàng cuối cùng.
- Hội nhập ngược chiều
Hội nhập ngược chiều xảy ra khi công ty thâm nhập vào công việc của nhà cung cấp cho nó, thường là kiểm soát chất lượng bộ phận cấu thành, đảm bảo giao hàng đúng lúc hoặc làm ổn định giá.
- Hội nhập ngang
Hội nhập ngang xảy ra khi công ty hợp nhất một hoặc nhiều đối thủ cạnh tranh và gia tăng thị phần.
Chiến lược liên minh, như thông qua các liên doanh, là một giải pháp khác với hình thức truyền thống của hội nhập thuận chiều, ngược chiều và hội nhập ngang.
- Đa dạng hóa đồng tâm,
Đa dạng hóa đồng tâm thỉnh thoảng gọi là đa dạng hóa liên quan (liên hệ), xảy ra khi một công ty thu được hoặc khởi sự kinh doanh liên quan với ngành hoặc công ty hiện tại của tổ chức về khía cạnh công nghệ, thị trường, hoặc sản phẩm.
- Đa dạng hóa kết hợp
Đa dạng hóa kết hợp xảy ra khi một công ty thêm các hàng hóa hoặc dịch vụ không liên quan với ngành kinh doanh hiện tại.
2. Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh
Một doanh nghiệp có thể hoạt động trong một hoặc số số ngành kinh doanh. Trong mỗi lĩnh vực kinh doanh đó có thể có một hoạc một số đơn vị kinh doanh hay sản phẩm, dịch vụ… Đây là những đơn vị kinh doanh chiến lược (SBU: Strategic Business Unit)
Xem thêm : Kế toán là gì? Nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu của kế toán
Chiến lược cấp kinh doanh (hay Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh) thường đề cập đến cách thức họ phát triển, cạnh tranh trong từng lĩnh vực hoặc đơn vị kinh doanh cụ thể nhằm góp phần hoàn thành chiến lược cấp doanh nghiệp.
Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh liên quan đến việc phân bổ các nguồn lực và các hành động nhằm đạt được các mục tiêu mong muốn trên một thị trường cụ thể với các sản phẩm và dịch vụ nào đó. Tiêu điểm chính của nó là tạo ra lợi thế cạnh tranh thông qua việc phát triển không ngừng năng lực căn bản của tổ chức trên một thị trường cụ thể.
Các nhà quản trị cấp cao của hãng hoặc của SBU tập trung vào việc hoạch định và hình thành chiến lược để (1) duy trì và dành lợi thế cạnh tranh trong việc phục vụ khách hàng, (2) xác định các lĩnh vực chức năng ( ví dụ, sản xuất, nguồn nhân lực, marketing và tài chính ) có thể đóng góp một cách hữu hiệu như thế nào, và (3) phân bổ các nguồn lực giữa các chức năng. Việc tập trung vào khách hàng là cơ sở căn bản của sự thành công của hoạch định và chiến lược cấp đơn vị kinh doanh. Khi hoạch định và hình thành chiến lược tập trung vào khách hàng, nhà quản trị phải trả lời ba câu hỏi cơ bản:
- Ai sẽ được phục vụ?
- Nhu cầu nào của khách hàng sẽ được thỏa mãn?
- Nhu cầu của khách hàng sẽ được thỏa mãn như thế nào?
3. Chiến lược cấp chức năng
Chiến lược chức năng liên quan đến các hành động có tương quan với nhau và các cam kết về nguồn lực được dành cho các hoạt động sản xuất, marketing, nguồn nhân lực, tài chính và các lĩnh vực chức năng khác của tổ chức. Hoạch định và chiến lược chức năng cần hỗ trợ các chiến lược và kế hoạch đơn vị kinh doanh.
Các doanh nghiệp đều có các bộ phận chức năng như: marketing, nhân sự, tài chính, sản xuất, nghiên cứu và phát triển v.v…Các bộ phận này cần có chiến lược để hỗ trợ thực hiện chiến lược cấp đơn vị kinh doanh và cấp doanh nghiệp, ví dụ: bộ phận marketing có chiến lược 4Ps, bộ phận nhân sự có chiến lược thu hút người tài giỏi về doanh nghiệp, bộ phận tài chính có chiến lược giảm thiểu chi phí, chiến lược đầu tư cho sản phẩm mới v.v…Chiến lược cấp chức năng thường có giá trị trong từng thời đoạn của quá trình thực hiện chiến lược cấp đơn vị kinh doanh và cấp doanh nghiệp. Nó cũng có thể được coi là các giải pháp về các chức năng để thực hiện chiến lược cấp kinh doanh và chiến lược cấp doanh nghiệp.
Biểu I: Những vấn đề trong xây dựng chiến lược chức năng
Các chức năng | Các vấn đề chính |
Nguồn nhân lực | Hệ thống thưởng nào là cần thiết? |
Thành tích của nhân viên nên được xem xét như thế nào? | |
Cách tiếp cận nào được sử dụng để chiêu mộ những ứng viên tài năng? | |
Các hành động chương trình đối xử công bằng nào cho phục nữ, người thiểu số | |
Tài chính | Sự phối hợp giữa nguồn vay và tài sản bao nhiêu là mong muốn? |
Tỷ lệ bao nhiêu về lợi nhuận sẽ dành cho tái đầu tư và bao nhiều cho phân chia cổ tức? | |
Tiêu chuẩn nào cần được sử dụng để phân bổ tài chính và nguồn nhân lực cho dự án? | |
Tiêu chuẩn nào nên được sử dụng để tài trợ tín dụng cho khách hàng | |
Marketing | Hàng hóa hoặc dịch vụ nào nên được nhấn mạnh? |
Sản phẩm nên được phân phối như thế nào? (ví dụ bán trực tiếp, nhà bán sỉ, nhà bán lẻ…) | |
Cạnh tranh chủ yếu nên dựa vào chi phí hay vào nhân tố khác? | |
Hình ảnh nào tổ chức và đặc trưng nào của sản phẩm nên được nhấn mạnh cho khách hàng? | |
Sản xuất | Mức độ cam kết nào về chất lượng toàn diện? |
Nhà cung cấp nên được lựa chọn như thế nào? | |
Trọng tâm nào sẽ được sử dụng: sản xuất để tồn kho hay sản xuất theo nhu cầu khách hàng | |
Hoạt động sản xuất nào (ví dụ tự động hóa hoặc bố trí khác nhau) cần thay đổi để cải thiện hiệu suất? |
Như vậy các chiến lược của ba cấp cơ bản này không độc lập mà có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chiến lược cấp trên là tiền đề cho chiến lược cấp dưới, đồng thời chiến lược cấp dưới phải thích nghi với chiến lược cấp trên thì tiến trình thực hiện chiến lược mới có khả năng thành công và đạt hiệu quả. Tiến trình quản trị chiến lược ở mỗi cấp có hình thức giống nhau gồm các giai đoạn cơ bản: phân tích môi trường, xác định nhiệm vụ và mục tiêu, phân tích và lựa chọn chiến lược, tổ chức thực hiện và kiểm tra chiến lược.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Ảnh Đẹp