Làm sao để chụp ảnh đẹp hơn trên Smart phone Android
Giờ đây, những chiếc điện thoại với camera độ phân giải cao đã khiến việc chụp ảnh trở nên dễ dàng với tất cả mọi người, tuy nhiên, để trở thành “cao thủ”, bạn phải biết những mẹo nhỏ, ví dụ như điều mà bài viết dưới đây đề cập.
Nội Dung
1. Làm sạch ống kính trên điện thoại
Nghe thì có vẻ buồn cười nhưng đây là chuyện thật. Điều đầu tiên ảnh hưởng đến chất lượng những bức ảnh của bạn là việc camera có đang trong tình trạng hoạt động tốt nhất hay không, và nếu ống kính bị mờ/ dính bụi thì đương nhiên, bạn sẽ có những tác phẩm…. mờ ảo hoặc thậm chí tệ hơn. Mỗi lần trước khi chụp ảnh, hãy nhớ lau chùi thật sạch sẽ ống kính trước khi chọn góc nhé.
Bạn đang xem: Làm sao để chụp ảnh đẹp hơn trên Smart phone Android
2. Sử dụng chế độ “chạm để chụp” hoặc nút volume khi “tự sướng”
Khi chụp một bức ảnh selfie theo cách thông thường, bạn rất dễ làm rơi điện thoại trong khi cố vừa tạo dáng vừa bấm nút chụp trên màn hình. Bằng cách kích hoạt chế độ “chạm để chụp”, công việc chụp hình của bạn sẽ dễ dàng hơn, bởi nút chụp đã “lớn” hơn rất nhiều: Giờ nó là bất cứ đâu trên màn hình.
Ngoài ra, tùy thuộc vào việc bạn thuận tay nào, việc chụp hình có thể dễ dàng hơn bằng cách sử dụng nút volume. Mặc dù cách này không hoạt động trên tất cả các thiết bị, nhưng bạn có thể thử tìm xem điện thoại mình đang sử dụng có hỗ trợ tính năng này không bằng cách vào menu volume control function hoặc use volume control as.
3. Không bao giờ bỏ lỡ những khoảnh khắc với chế độ quick-launch
Rất nhiều smartphone Android có shortcut để khởi chạy trình chụp ảnh, nhanh hơn việc bạn tìm ứng dụng để bật lên. Theo truyền thống, biểu tượng camera sẽ nằm ở thanh ứng dụng dưới cùng trên lockscreen và bạn có thể kéo nó lên để mở camera, tuy nhiên trên một số thiết bị, việc bạn cần làm chỉ là nhấn đúp nút nguồn/ khóa.
Xem thêm : Chia sẻ kinh nghiệp chụp ảnh tết đẹp và ý nghĩa trong ngày xuân
Ví dụ như trên một số điện thoại Samsung, nhấn đúp nút home sẽ mở ra trình camera.
Lối tắt này sẽ giúp bạn truy cập vào trình camera nhanh nhất có thể. Cho dù điều này không thể khiến chất lượng bức ảnh của bạn tốt hơn, bạn vẫn có thể yên tâm rằng thao tác này sẽ giúp bạn không bao giờ bỏ lỡ những khoảnh khắc đẹp.
4. Chụp ảnh theo chiều ngang
Chúng ta đã quá quen với khung hình 16:9 như một điều mặc định, và bởi vậy, những bức ảnh chụp theo chiều dọc kiểu chân dung nhìn sẽ có vẻ…khó coi. Trừ với một số lí do khiến bạn muốn chụp một bức ảnh theo chiều dọc (ví dụ như chụp một vật thể kích thước lớn ở khoảng cách gần), bức ảnh luôn đẹp hơn khi bạn chụp với chế độ landscape.
5. Tránh sử dụng ánh đèn flash
Ngay cả với những máy ảnh DSRL, chế độ flash cũng thường được sử dụng rất hãn hữu, cho những trường hợp thực sự đặc biệt. Nếu bạn có thể sử dụng ánh sáng tự nhiên cho bức ảnh của mình, hãy cứ dùng nó, bởi chẳng ai không muốn bức ảnh của mình trông tự nhiên nhất có thể, phải không?
Dĩ nhiên sẽ có những thời điểm và địa điểm mà đèn LED trên smartphone tỏ ra có ích, nhưng bởi vì đèn flash thường nằm khá gần với ống kính nên nó có thể gây ra hiện tượng khá khó chịu. Nếu ánh sáng tự nhiên không đủ, hãy tăng giá trị phơi sáng (EV) và ISO trên máy ảnh của mình, nhưng cần nhớ rằng việc tăng ISO cũng sẽ làm tăng độ nhiễu hoặc noise trong hình ảnh của bạn.
6. Không sử dụng zoom kỹ thuật số
Zoom kỹ thuật số nổi tiếng về việc phá hủy chất lượng hình ảnh trên điện thoại thông minh. Trừ khi máy ảnh của bạn có zoom quang học (trường hợp các ống kính máy ảnh thực sự nhô ra trên thiết bị của bạn, như chiếc Samsung Galaxy K Zoom dẫu không tuyệt vời lắm), tất cả các thao tác zoom sẽ phóng to và cắt hình ảnh. Zoom kỹ thuật số chỉ đơn thuần sẽ giảm bớt các lựa chọn chỉnh sửa hình ảnh của bạn. Chụp ảnh đầy đủ, sau đó cắt chúng bằng tay nếu bạn muốn.
7. Kiểm tra thông số về những bức ảnh bạn đã chụp
Xem thêm : Chụp ảnh hoa nền đen
Chúng ta đều sẽ có một số hình ảnh cực kỳ tốt và những tác phẩm là khá… khủng khiếp. Bất cứ khi nào bạn thực hiện một hình ảnh tuyệt vời hoặc xấu ma chê quỷ hờn, hãy kiểm tra phần ‘Chi tiết’ của bức ảnh để xem thông số về ISO, thời gian phơi sáng và khẩu độ trên đó.
Bằng cách này, bạn sẽ từ từ tìm hiểu quy trình thiết lập trên việc điện thoại tốt nhất của mình với tùy từng điều kiện ánh sáng. Điều này đặc biệt hữu ích cho những bức ảnh “Auto”, vì vậy bạn có thể biết được mình nên thiết lập camera của mình theo mặc định hay điều chỉnh chúng cho phù hợp.
8. Sử dụng chế độ HDR
HDR là một chế độ tốt khi chụp những vật thể cố định, đặc biệt là khi bạn có đôi tay ổn định. HDR (High Dynamic Range) sẽ đảm bảo rằng ánh sáng và bóng tối trong bức ảnh được cân bằng. Điều này đặc biệt hữu ích cho hình ảnh với độ tương phản cao, ví dụ ảnh ngược sáng.
Chế độ HDR chụp hai hoặc nhiều hình ảnh phơi sáng khác nhau gần như cùng một lúc, sau đó kết hợp các bit tốt nhất và sáng nhất của cả hai thành một hình ảnh. Bạn cần phải giữ máy ảnh siêu ổn định, nếu không, ảnh của bạn sẽ có thể bị mờ.
9. Sử dụng chế độ chụp trước, chỉnh sửa sau
Có rất nhiều người tỏ ra khinh miệt với việc chụp trước sau đó mới trải qua giai đoạn chỉnh sửa, thậm chí lấy nét. Nhưng chẳng sao cả, nếu cái bạn hướng đến là tác phẩm cuối cùng chứ không phải là giai đoạn để tạo ra nó. Có rất nhiều smartphone Android tích hợp thẳng những bộ lọc hình ảnh, nhưng nếu bạn thấy không đủ, bạn vẫn có thể dùng đến những phần mềm bên thứ ba.
10.Không gian trống và quy tắc 1/3
Đây là một trong những quy tắc đơn giản và cơ bản nhất trong nhiếp ảnh, tuy nhiên chắc chắn nó sẽ giúp bức ảnh của bạn trở nên đẹp hơn nhiều. Và để giúp bạn đạt được điều này, hầu hết các máy ảnh điện thoại thông minh cho phép bạn sử dụng lưới grid khi chụp ảnh.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Kỹ Thuật Nhiếp Ảnh