Thẻ nhớ máy ảnh – Những điều nên biết

0

Máy ảnh luôn cần một chiếc thẻ nhớ để lưu trữ ảnh đã chụp. Mặc dù những chiếc máy này vẫn có thể chụp mà không cần tới thẻ nhớ. Nhưng bộ nhớ của máy lại hạn chế dung lượng và không lưu ảnh sau khi tắt máy.

Hiện nay có rất nhiều hãng sản xuất thẻ nhớ, nhiều chủng loại và kích thước khác nhau. Việc lựa chọn thẻ nhớ chưa bao giờ dễ. Ngay cả với những người có nhiều năm sử dụng máy ảnh. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết hơn về thẻ nhớ. Để mua đúng loại mình đang cần. Và không lãng phí mua những tính năng không dùng tới. 

Tên các loại thẻ nhớ máy ảnh

TênTên viết tắtKích thước (WxLxH)
Secure Digital 1SD24.0 x 32.0 x 2.1mm
Secure Digital High CapacitySDHC24.0 x 32.0 x 2.1mm
Secure Digital Extended CapacitySDXC24.0 x 32.0 x 2.1mm
MicroSD / MicroSDHC / MicroSDXCMicroSD / MicroSDHC / MicroSDXC11.0 x 15.0 x 1.0mm
Memory Stick, Memory Stick PRO 1MS50.0 x 21.5 x 2.8mm
Memory Stick Duo / PRO Duo / PRO-HG DuoMSD / MSPD / MSPDX20.0 x 31.0 x 1.6mm
CompactFlash Type ICF-I42.8 x 36.4 x 3.3mm
CompactFlash Type II 1CF-II42.8 x 36.4 x 5.0mm
CFastCFast42.8 x 36.4 x 3.6mm
XQDXQD38.5 x 29.6 x 3.8mm

Bảng trên liệt kê những loại thẻ nhớ phổ biến nhất dành cho máy ảnh, máy quay phim. Ngoài ra còn rất nhiều loại thẻ nhớ thế hệ cũ hơn, hiện nay không còn được sử dụng nữa. Nên mình không đề cập tới trong bài viết.

Thẻ nhớ SD (Secure Digital)

Thẻ nhớ SD hiện đang là loại bộ nhớ phổ biến nhất dành cho các máy ảnh, máy quay. Thẻ nhớ SD được ba công ty Sandisk, Panasonic và Toshiba ra mắt vào năm 1999. Ba công ty này về sau thành lập nên hiệp hội thẻ SD và phát triển thẻ nhớ SD thành một loại bộ nhớ phổ biến như hiện nay. Kích thước thẻ nhớ SD khá nhỏ 24x32x2.1 mm và chi phí sản xuất thấp nên nhanh chóng trở thành tiêu chuẩn mới trong ngành lưu trữ.

Do những hạn chế trong những phiên bản đầu tiên, mỗi thẻ nhớ SD chỉ có dung lượng tối đa 2 GB. Do đó hiệp hội thẻ nhớ SD đã nghiên cứu và mở rộng khả năng lưu trữ của loại thẻ này. Điều may mắn nhất là những chiếc thẻ nhớ có dung lượng cao hơn, tốc độ cao hơn nhưng kích thước không thay đổi. Tới thời điểm bài viết này, nhưng chiếc thẻ SD 2 GB đã ngừng được sản xuất, chúng ta chỉ còn những phiên bản dung lương cao hơn. Những thẻ nhớ này được ký hiệu là SDHC và SHXC.

Thẻ nhớ SDHC (Secure Digital Hight Capacity)

Khi độ phân giải, tốc độ chụp của máy ảnh ngày càng cao, những chiếc thẻ nhớ SD với dung lượng tối đa 2GB không còn đáp ứng được nhu cầu của người dùng. Hiệp hội thẻ nhớ SD đã đưa ra một tiêu chuẩn thẻ nhớ mới vào tháng 1/2006. Bây giờ dung lượng tối đa của thẻ nhớ là 32 GB, hiệu suất đọc/ghi dữ liệu cũng được tăng nên rất nhiều.

Hầu hết những chiếc thẻ nhớ SD đang được bán hiện nay là SDHC, chúng vẫn làm việc tốt với những chiếc máy ảnh sử dụng thẻ SD, nhưng do hạn chế về phần cứng. Các thiết bị cũ không khai thác được hết sức mạnh của loại thẻ nhớ mới. Những phiên bản 4 GB và 8 GB SDHC bắt đầu vắng bóng trên thị trường, hiện nay phổ biến nhất là 16 GB và 32 GB. Có lẽ loại thẻ nhớ này đang dần được thay thế như phiên bản SD đầu tiên

Thẻ SDXC (Secure Digital Extended Capacity)

Thẻ nhớ SDXC ra mắt nhằm mở rộng khả năng lưu trữ và hiệu năng của thẻ SD. Thẻ nhớ SDXC vẫn giữ nguyên kích thước so với hai người tiền nhiệm, nhưng dung lượng tối đa có thể đạt tới 2 TB (2048 GB) và sử dụng hệ thống tập tin exFat được phát triển bởi Microsoft. Không những dung lương đạt rất cao, thẻ nhớ SDXC còn có tốc độ truyền dữ liệu lên tới  312 MB/s trên những thẻ UHS-II. 

MicroSD / MicroSDHC / MicroSDXC

Thẻ nhớ MicroSD ra đời bởi kích thước của thẻ SD quá lớn, không phù hợp với những thiết bị di động. Khi những chiếc điện thoại ngày càng mỏng và nhỏ hơn. Thẻ nhớ MicroSD được phát triển lần đầu bởi Sandisk và sau này được sự ủng hộ của hiệp hội thẻ SD và trở thành một tiêu chuẩn mới dành cho các thiết bị di động.

Thẻ nhớ SD được ra mắt chính thức lần đầu vào năm 2005, có tốc độ rất hạn chế, dung lượng giới hạn 2 GB và sử dụng hệ thống tập tin FAT16.  Chúng ta có MicroSDHC và MicroSDXC, những chiếc thẻ nhớ MicroSDXC ngày nay có kích thước không thay đổi, nhưng dung lượng và tốc độ cao hơn rất nhiều.

Hiện tại đây là loại thẻ nhớ phổ biến nhất trên các thiết bị di động. Với kích thước chỉ 11x15x1 mm, dung lượng lớn, tốc độ cao và rất bền. Có lẽ những chiếc thẻ nhớ MicroSD sẽ tồn tại rất lâu nữa, khi thị trường thiết bị di động ngày càng lớn.

Memory Stick / Memory Stick Pro

Roofus at en.wikipedia

Thẻ nhớ này được Sony giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1998 và thường gặp trên những thiết bị của Sony sản xuất. Trong đó bao gồm máy ảnh, máy quay và những chiếc máy chơi game cầm tay. Cũng tượng tự thẻ SD, những chiếc thẻ nhớ Memory Stick đầu tiên có tốc độ hạn chế, dung lượng nhỏ.

Tới năm 2003 thì Sony ra mắt thẻ nhớ Memory Stick Pro có dung lượng cao hơn. Điểm hạn chế nhất của những chiếc thẻ này là giá thành, nó rất cao so với SD cùng thời điểm. Do cạnh tranh với thẻ nhớ SD không thành công, nên thẻ nhớ Memory Stick nhanh chóng biến mất trên thị trường.

Memory Stick Duo / Pro Duo / Pro-HG Duo

Sony giới thiệu loại thẻ nhớ có kích thước nhỏ hơn nhằm cạnh tranh với thẻ SD và cũng có những thành công lớn trên thị trường. Nhưng do định giá cao hơn so với thẻ nhớ SD, một lần nữa loại thẻ nhớ này tiếp tục biến mất.

Những chiếc thẻ nhớ Memory Stick Pro Duo có tốc độ đạt 60 MB/giây và dung lượng tối đa 2 TB.  Sony đã cố duy trì sử dụng loại thẻ nhớ này trên một số sản phẩm của mình, nhưng cuối cùng loại thẻ nhớ này cũng bị Sony khai tử.

Thẻ nhớ Compact Flash (CF)

André Karwath aka Aka – Eget verk

Những chiếc thẻ nhớ Compact Flash đầu tiên được Sandisk giới thiệu vào năm 1994. Loại thẻ nhớ này nhanh chóng nhận được sự quan tâm, bởi những tính năng ưu việt. Thẻ nhớ hoạt động ổn định, tốc độ truyền dữ liệu cao và thân cứng chắc khó bị uốn cong như những loại thẻ khác.

Một số hãng máy ảnh như Nikon và Canon đã sử dụng loại thẻ CF này trên những chiếc máy ảnh cao cấp của họ. Thẻ CF nhanh chóng trở thành tiêu chuẩn bộ nhớ dành cho các nhiếp ảnh gia. Hai vấn đề lớn nhất của thẻ CF là kích thước lớn và có nhiều chân kết nối. Nhưng chân này dễ bị cong, gãy khi sử dụng không đúng cách. Những phiên bản CF đầu tiên sử dụng kết nối Parallel ATA/IDE nên tốc độ chưa cao lắm, nhưng việc này được khắc phục trong những phiên bản sau.Những chiếc thẻ CF I có tốc độ tối đa 167 MB/s

Thẻ nhớ Compact Flash II (CF II)

CF II được phát triển và sử dụng như một đĩa cứng mini hoặc sử dụng như một adapter để đọc các loại thẻ nhớ khác. Khác biệt giữa CF I và CF II là độ dày. Thẻ nhớ CF I dày 3.3mm trong khi thẻ nhớ CF II dày 5mm. Dù sử dụng chung chân kết nối, nhưng CF II dày hơn nên không tương thích với các thiết bị sử dụng thẻ CF I.  Loại thẻ nhớ này không nhận được nhiều sự ủng hộ từ các hãng máy ảnh lớn. Do chi phí sản xuất cao hơn và độ tin cậy thấp hơn.

Thẻ nhớ CFast

Nhằm khắc phục những han chế của giao tiếp Parallel ATA/IDE trên những thẻ CF cũ. Thẻ nhớ CFast ra đời sử dụng giao tiếp ATA có tốc độ cao hơn. Phiên bản đầu tiên CFast đạt tốc độ 300MB/s. Thẻ nhớ CFast 2.0 sử dụng kết nối ATA 3.0 đạt tốc độ 600 MB/s.

Mặc dù thẻ CFast rất giống với CF nhưng chúng không tương thích với nhau. Có ưu điểm tốc độ cao, nhưng CFast được sử dụng rất hạn chế, chỉ có một số mẫu máy sử dụng loại thẻ nhớ này. CFast chính thức ngừng phát triển và thay thế cho nó là CFexpress mới hơn và nhanh hơn.

Thẻ nhớ XQD

https://youtu.be/WyRmBsa7-Ts

Loại thẻ nhớ mới nhất được Sandisk, Sony, Nikon hợp tác phát triển và ra mắt vào năm 2010. Thẻ nhớ XQD sử dụng giao tiếp PCI Expresss có tốc độ rất cao và ổn định. Về cơ bản thẻ XQD sẽ thay thế Compact Flash và CFast. Ngoài tốc độ cao, XQD có kích nhỏ gọn, dày hơn thẻ SD nên sẽ bền và khó bị bẻ cong hơn.

Nikon là hãng đầu tiên áp dụng thẻ XQD trên nhiều máy ảnh của mình, bao gồm Nikon D4, D4s, D5, D850 và Nikon D500. Mặc dù phiên bản XQD đầu tiên có tốc độ đọc/ghi chỉ đạt 125/80 MB. Những phiên bản sau này đã có tốc độ cao hơn rất nhiều.  Nhưng loại thẻ này vẫn còn ít phổ biến, do giá thành còn cao và hiện tại chỉ có riêng Sony sản xuất loại thẻ này.  

Tốc độ thẻ nhớ

Thẻ nhớ có dung lượng ngày càng cao, giá thành cũng dễ chịu hơn. Nhưng trước khi mua một thẻ nhớ có dung lượng cao, chúng ta cũng nên cân nhắc. Dung lượng cần thiết là bao nhiêu, nếu bạn hay chụp ảnh RAW+JPG với độ phân giải 24 Megapixel. Thì một chiếc thẻ nhớ 32 GB đã quá đủ chụp tầm 500 tấm hình.

Ngoài dung lượng, tốc độ ghi cũng là yếu tố quan trọng. Bạn thường xuyên chụp liên tiếp, hãy chọn những thẻ nhớ có tốc độ ghi từ 90 MB/s trở lên. Như vậy sẽ giảm thời gian chờ đợi và giảm tiêu thụ năng lượng do qua trình ghi diễn ra nhanh hơn. Thẻ nhớ SD sử dụng những ký hiệu chung để phân biệt tốc độ, chúng ta thường gọi là Class. Ngoài Class còn băng thông tối đa mà thẻ có thể cung cấp, rồi tốc độ ghi liên tục, tốc độ ghi tuần tự, ngẫu nhiên. 

Tốc độ ghi tối thiểuSpeed ClassUHS Speed ClassVideo Speed Class
2 MB/secClass 2 (C2)
4 MB/secClass 4 (C4)
6 MB/secClass 6 (C6)Class 6 (V6)
10 MB/secClass 10 (C10)Class 1 (U1)Class 10 (V10)
30 MB/secClass 3 (U3)Class 30 (V30)
60 MB/secClass 60 (V60)
90 MB/secClass 90 (V90)

Đọc thông số thẻ nhớ máy ảnh

  1.  Tốc độ đọc tối đa: Đây là tốc độ đọc tuần tự cao nhất của thẻ nhớ, được tính bằng MB/s. Một số bạn thường nhầm lẫn đây là tốc độ ghi của thẻ nhớ. Thẻ nhớ trên hình có tốc độ đọc tối đa đạt 95 MB/s.
  2. Dung lượng thẻ nhớ: Đây là thông số dễ nhận biết nhất, cho chúng ta biết khả năng lưu trữ của thẻ nhớ
  3. Loại thẻ nhớ: chúng ta có 3 loại là SD, SDHC, SDXC, trong trường hợp này là SDXC
  4. Đạt chuẩn quay phim V30, đáp ứng tốc độ ghi liên tục 30 MB/s
  5. Đạt tiêu chuẩn USH-I (Ultra High Speed)
  6. Thẻ nhớ cũng thỏa mãn tiêu chuẩn Class 10, theo bảng trên tốc độ ghi tối thiểu không thấp hơn 10 MB/s
  7. Đạt chuẩn UHS-3, tốc độ ghi 30 MB/s

Tốc độ thẻ nhớ Compact Flash (CF)

Ultra DMA ModeTên gọi khácTốc độ/giây
Ultra DMA 125 MB/sec
Ultra DMA 2Ultra ATA/3333.3 MB/sec
Ultra DMA 344.4 MB/sec
Ultra DMA 4Ultra ATA/6666.7 MB/sec
Ultra DMA 5Ultra ATA/100100 MB/sec
Ultra DMA 6Ultra ATA/133133 MB/sec
Ultra DMA 7Ultra ATA/167167 MB/sec
  1. Dung lượng tối đa 64 GB
  2. Tốc độ ghi tuần tự thấp nhất đạt 65 MB/s
  3. Tốc độ đọc tuần tự cao nhất đạt 160 MB/s
  4. Đạt tiêu chuẩn UDMA7 

Nên mua thẻ nhớ hãng nào?

Hiện nay có rất nhiều thương hiệu thẻ nhớ. Nhưng chỉ có một số ít tự sản xuất được thẻ nhớ. Những hãng còn lại sẽ đặt hàng những công ty có thể sản xuất và đặt thương hiệu của họ nên đó. Một số hãng nổi tiếng nhất đó là Toshiba, Samsung, Sandisk, Lexar. Do họ có thể tự làm mọi thành phần của thẻ nhớ, nên công nghệ sẽ được cập nhật nhanh hơn và đồng bộ hơn.

Mình hay sử dụng thẻ nhớ của Sandisk, do hãng có thâm niên khá lâu và tham gia quá trình phát triển nhiều loại thẻ nhớ khác nhau. Những hình thẻ nhớ ở trên đều là thẻ của mình đang sử dụng và chưa hư thẻ nào, nên vẫn đặt niềm tin ở Sandisk.  Nếu bạn đang muốn thẻ nhớ tốc độ cao và giá thành không quá mắc. Thì dòng Sandisk Extreme Pro 95 MB/s là một lựa chọn rất hợp lý. Loại thẻ này cân bằng giữa dung lượng và tốc độ, đem lại trải nghiệm rất tốt.

Cảm ơn bạn đã tham khảo bài viết này, chúc bạn lựa chọn được thẻ nhớ như ý. Nếu có bất cứ điều gì chưa rõ, hãy để lại bình luận. Mình sẽ hỗ trợ ngay khi có thể, hẹn gặp lại trong bài viết sau.

so-sanh-the-nho-extreme-pro-vs-ultra
Extreme Pro
455,000
Tốc độ đọc 170 MB/s
Tốc độ ghi 90 MB/s
Quay phim 4K
Bảo hành 5 năm

Tham khảo

the-nho-sandisk-extreme-vs-extreme-pro
Extreme
329,000
Tốc độ đọc 90 MB/s
Tốc độ ghi 40 MB/s
Quay phim 4K
Bảo hành 5 năm

Tham khảo

so-sanh-the-nho-sandisk-ultra-vs-extreme-pro
Ultra
349,000
Tốc độ đọc 80 MB/s
Tốc độ ghi 10 MB/s
Quay phim Full HD
Bảo hành 5 năm

Tham khảo

5/5 - (10 votes)

Leave A Reply

Your email address will not be published.