Tam giác phơi sáng trong nhiếp ảnh
Sau khi bạn đã tìm hiểu về phơi sáng, giá trị phơi sáng, kỹ thuật bù trừ EV thì thuật ngữ Tam Giác Phơi Sáng (Exposure Triangle) là điều bạn cần phải nắm ngay và luôn để có thể đi sâu và đi xa trong bộ môn nhiếp ảnh.
1. Tam giác phơi sáng là gì?
Tam giác phơi sáng là khái niệm dùng để chỉ 3 yếu tố liên quan mật thiết với nhau, đó là: khẩu độ , tốc độ màn trập, ISO. 3 thông số này kết hợp với nhau để cho ra một tấm ảnh phơi sáng đúng cách.
Bạn đang xem: Tam giác phơi sáng trong nhiếp ảnh
Hiểu một cách nôm na, khẩu độ (Aperture) là độ mở của ống kính được điều chỉnh to hoặc nhỏ để cho ánh sáng lọt vào cảm biến nhiều hay ít.
Tốc độ màn trập (Shutter Speed) là cánh cửa cho phép ánh sáng đi vào cảm biến, cửa mở lâu hay nhanh cũng sẽ tác động đến lượng ánh sáng được phép đi vào cảm biến.
Cuối cùng, ISO vốn là thông số cho biết độ nhạy cảm với ánh sáng của phim trong máy ảnh, nhưng với máy ảnh kỹ thuật số nó dùng để chỉ lượng thông tin về ánh sáng thu thập được bởi bộ cảm biến, có thể dễ dàng điều chỉnh bằng một bánh xe xoay.
Ngoài việc điều chỉnh ánh sáng thì 3 yếu tố Khẩu, Tốc, ISO còn tạo ra những “hiệu ứng bên lề” khác cho hình ảnh. Khẩu độ thì sẽ làm cho độ sâu trường ảnh (depth of feild) dày hay mỏng. Tốc độ màn trập giúp làm mờ hoặc đóng băng chuyển động. ISO sẽ khiến cho hình ảnh bị noise hay không.
2. Mối quan hệ của Khẩu độ, Tốc độ, ISO trong tam giác phơi sáng
Xem thêm : Mỹ Trinh – Mẫu Ảnh chụp indoor sexy nhẹ TPHCM
Trong tam giác phơi sáng, chỉ cần 1 thông số thay đổi thì ít nhất sẽ có 1 trong 2 thông số còn lại phải thay đổi theo để đảm bảo cho độ phơi sáng luôn được duy trì hợp lý.
Giải thích hình ảnh: Nhìn vào hình trên có thể thấy Chấm xanh lá là giao giữa 3 thông số
- Khẩu độ: F/2.8
- Tốc độ: 1/30
- ISO: 1600
Với 3 thông số này sẽ cho hình ảnh CHUẨN SÁNG
Trên thực tế, khi chụp với tốc độ 1/30 thì ảnh dễ bị nhòe do rung tay hoặc do chủ thể chuyển động, vì vậy ta sẽ muốn tăng tốc độ màn trập nhanh hơn ở 1/60.
Giả sử độ mở khẩu tối đa của ống kính là F/2.8 (không thể mở thêm lên F/2), vậy nhìn vào biểu đồ trên là t chỉ còn 1 cách là tăng ISO từ 1600 lên 3200 để đảm bảo hình ảnh ĐÚNG SÁNG, và đó chính là vị trí của chấm màu vàng
- Khẩu độ: F/2.8
- Tốc độ: 1/60
- ISO: 3200
Trên đây chính là một ví dụ minh họa cho mối quan hệ mật thiết của 3 yếu tố trong tam giác phơi sáng.
Xem thêm : Cách chỉnh Picture style ảnh chân dung trắng hồng và ảnh phong cảnh trong trẻo cho DSLR, Mirrorless
Tùy vào từng trường hợp, bạn sẽ cần đưa ra quyết định là nâng thông số nào lên và giảm bớt thông số nào xuống để giữ duy trì sự cân bằng của bộ 3 này.
Ví dụ khác, nếu như bạn chụp ảnh phong cảnh cần giảm ISO ở mức thấp nhất để tránh việc ảnh bị nhiễu hạt, lúc này bạn sẽ có 2 lựa chọn
– Một là, mở thêm khẩu, giúp bù sáng lại nhưng độ sâu trường ảnh mỏng đi
– Hai là, giảm tốc độ màn trập xuống thấp để bù sáng nhưng nếu xuống thấp quá ảnh sẽ có nguy cơ bị mờ nhòe
Vậy lúc đó bạn sẽ chọn phương án nào? Mọi quyết định đều nằm ở bạn.
Khi bạn đã thuần thục để điều khiển 3 thông số Khẩu, Tốc, ISO thì bạn đã bước thêm một bước trên con đường thành nhiếp ảnh gia rồi đấy! ^^
Tổng hợp: pus.edu.vn
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Kỹ Thuật Nhiếp Ảnh