Cách Chụp Đúng Sáng Để Có Những Bức Ảnh Đẹp Nhất

0

Xin chào các bạn, video hôm nay mình sẽ đưa ra một vài quan điểm cá nhân vì có một số bạn hỏi là khi chụp ảnh thì nên chụp ảnh đủ sáng, dư sáng xíu hay nên thiếu sáng một chút. Và mỗi trường hợp sẽ có ưu điểm và nhược điểm gì cũng như áp dụng cho những trường hợp nào, chụp thể loại nào và có chỉnh sửa qua hậu kỳ không hay là để ảnh gốc không edit. Vậy mỗi trường hợp sẽ như thế nào các bạn theo dõi video này nhé!Chụp ảnh đủ sáng, dư sáng hay thiếu sáng

Kĩ thuật phơi sáng chuẩn

Vấn đề tìm ra kỹ thuật phơi sáng chuẩn vẫn luôn là một câu chuyện đầy tranh cãi. Có nhiều phương pháp phơi sáng phổ biến, điển hình là (1): phơi sáng lệch phải, (2): phơi thiếu sáng hoặc (3): phơi sáng phổ thông. Mỗi phương pháp trên lại dựa vào một phương diện khác nhau của quy trình chụp ảnh kỹ thuật số, và chúng có thể có ảnh hưởng mạnh mẽ lên chất lượng hình ảnh của bạn.

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA ẢNH KỸ THUẬT SỐ

Ba đặc tính cơ bản sau là nền tảng cho nhiều phương pháp phơi sáng khác nhau:

I. Những tone càng tối sẽ càng có nhiều noise

II. Những tone màu càng sáng có thể mất toàn bộ chi tiết sau một cường độ nhất định, tạo ra những mảng cháy sáng hoặc bão hòa màu

III. Không tận dụng toàn bộ dynamic range của máy ảnh sẽ giảm số lượng tone màu trong ảnh. Vấn đề này còn được cộng hưởng thêm bởi khả năng nắm bắt màu tối kém hơn mắt người của máy ảnh:

Chìa khóa thành công là học cách kiểm soát mức độ phơi sáng sao cho tận dụng được 3 đặc tính trên. Ở điều kiện lý tưởng, bạn sẽ muốn chụp với một mức phơi sáng phổ thông để giữ được những tone màu sáng nhất có thể mà không bị cháy sáng. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng thiết thực , vì (1). bạn không thể biết trước phổ màu chính xác trước khi chụp bức ảnh, (2). không phải lúc nào cũng có lựa chọn chụp một bức ảnh thứ hai, và (3). việc cố gắng áp dụng một tiêu chuẩn phơi sáng trong phạm vi dynamic range của một chiếc máy ảnh cụ thể có thể là điều bất khả thi.

Vì vậy, bạn sẽ cần một chiến thuật phơi sáng. Bạn sẽ muốn tập trung vào đặc điểm nào trong 3 đặc điểm trên kể cả khi bạn sẽ phải hi sinh những yếu tố còn lại? Tiếp theo, chúng ta sẽ cũng nhau tìm hiểu về những ưu nhược điểm của từng chiến thuật này.

PHƠI SÁNG LỆCH PHẢI (EXPOSE TO THE RIGHT: ETTR)

Sơ lược chiến thuật: Tập trung việc phơi sáng sao cho biểu đồ histogram của bức ảnh lệch sang bên phải nhiều nhất có thể mà không bị cháy sáng, bất chấp việc bức ảnh có thể bị thừa sáng. Sau đó giảm độ sáng bức ảnh về mức độ vừa phải khi hậu kỳ xử lý ảnh RAW.

ETTR 768x348 1

Ưu điểm:

  • Tối đa lượng tone màu trong ảnh

(Lưu ý: rất nhiều máy ảnh SLR hiện đại chụp file RAW chứa thông tin màu 14-bit, vậy nên ưu điểm này không còn quá vượt trội như xưa. Thông thường, một bức ảnh RAW sẽ có đủ tone màu trừ khi bức ảnh thiếu sáng trầm trọng.)

  • Giảm thiểu lượng noise trong ảnh do những màu sáng hơn và ít noise hơn được làm tối khi hậu kỳ chứ không phải khi phơi sáng. Lượng noise sẽ còn tùy thuộc vào mức độ phơi nhiều sáng mà tránh được cháy sáng của ảnh.

Nhược điểm: 

  • Có khả năng cao bị cháy sáng vùng highlight, đặc biệt là ở những kênh màu riêng biệt, và có thể tạo ra hiện tưởng chuyển màu không tự nhiên.
  • Cần lượng ánh sáng lớn hơn, và có thể là ISO cao hơn (có thể vô hiệu hóa ưu điểm khử noise của phương pháp này).
  • Gây khó khăn trong việc đánh giá và căn chỉnh trong lúc chụp vì chủ thể sẽ bị cháy sáng.
  • Sẽ cần chụp nhiều ảnh hơn (kèm với việc quan sát histogram) để tìm được vị trí histogram phù hợp cho việc hậu kỳ nhất. Người chụp sẽ còn cần phải quan sát histogram màu để đảm bảo không bị cháy kênh màu nào.

PHƠI THIẾU SÁNG

Sơ lược chiến thuật: Tập trung phơi thiếu sáng bức ảnh bằng cách giảm chỉ số bù trừ phơi sáng (exposure compensation, Ev) khoảng -1/3 đến -1/2 stop. Sau đó tăng sáng về mức sáng phổ thông trong khâu hậu kỳ xử lý ảnh RAW.

PHOI THIEU SANG 768x348 1

Ưu điểm:

  • Tránh được hiện tượng cháy sáng và cháy màu.
  • Cần ít ánh sáng hơn, và tốc độ ISO thấp hơn (giảm thiểu được lượng noise).

Nhược điểm:

  • Lượng noise tăng do những tone màu tối (nhiều noise hơn) bị làm sáng khi hậu kỳ.
  • Ảnh sẽ tối hơn dự tính khi nhìn trực tiếp trên máy ảnh.
  • Máy ảnh sẽ chụp được ít tone màu trầm hơn.

PHƠI SÁNG PHỔ THÔNG TRÊN MÁY ẢNH

Sơ lược chiến thuật: Tập trung phơi sáng vừa đủ ngay khi chụp mà không cần chỉnh sửa hậu kỳ.

Điều kiện để có được mức phơi sáng theo tiêu chuẩn là bức ảnh có tone màu xám trung tính nằm chính giữa biểu đồ histogram của ảnh. Bạn có thể tìm hiểu thêm về tone xám 18%, nhưng hãy lưu ý rằng không có mức độ phơi sáng “tiêu chuẩn” cho một khung cảnh mà điều này còn phụ thuộc vào dụng ý nghệ thuật của người chụp.

Ưu điểm:

  • Ảnh sẽ có mức phơi sáng phù hợp ngay từ máy ảnh. Quá trình hậu kỳ sẽ đơn giản hơn và bạn cũng sẽ dễ dàng đánh giá, lựa chọn ảnh hơn.
  • Phương pháp này không yêu cầu người chụp phải dùng file RAW.

Nhược điểm:

  • Vẫn có khả năng bị cháy sáng hoặc cháy màu khi chụp những khung cảnh có độ tương phản cao (về tone hoặc về màu), nhất là khi hệ thống đo sáng của máy ảnh vô tình phơi thừa sáng.

KẾT LUẬN: LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP PHƠI SÁNG TỐI ƯU

Phương pháp tốt nhất sẽ còn phụ thuộc vào chủ thể muốn chụp và điều kiện chụp của từng người. Điều quan trọng là bạn cần phải nắm chắc những yếu tố cạnh tranh (noise ảnh, các mức độ tone màu, cháy sáng, yếu tố thuận tiện), để chọn ra được chiến thuật cho phép bạn chụp được nhiều bức ảnh dùng được nhất mà vẫn giữ được chất lượng ảnh cao.

Khi cân nhắc giữa việc cháy sáng và ảnh bị noise, hãy nhớ rằng lựa chọn đầu có thể khiến bức ảnh không dùng được và lựa chọn còn lại sẽ làm giảm lượng chi tiết trong ảnh. Những lúc như vậy, có thể việc phơi thiếu sáng một chút sẽ là một bước đi khôn ngoan để bạn vẫn có một bức ảnh chấp nhận được. Tuy nhiên, bạn sẽ cần: (1). chụp file RAW để thay đổi độ sáng tốt hơn, (2). bạn không thể xem histogram và chụp lại một bức ảnh khác, hoặc (3). khung cảnh không high-key (chứa nhiều đối tượng màu sáng như tuyết trắng). Tuy nhiên, nếu khung cảnh đang chụp có độ tương phản thấp và không có những vật phản xạ mạnh, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn phơi sáng phổ thông.

Mặt khác, cũng có những lúc việc phơi thiếu sáng cũng có thể tai hại ngang bằng với cháy sáng, vì bạn có thể bị cháy tối. Nhìn chung, dynamic range của máy ảnh càng rộng thì bạn càng nên chọn phương pháp phơi sáng lệch phải. Đối với những tình huống như vậy, bạn cần lưu ý kiểm tra histogram trên máy ảnh sau mỗi shot chụp. Bước này càng quan trọng hơn nếu bạn muốn tăng sáng vùng bóng khi hậu kỳ, hoặc bạn sử dụng những máy ảnh du lịch nhỏ gọn thường có dynamic range thấp và nhiều noise hơn.

5 cách khắc phục lỗi đo sáng thường gặp khi chụp ảnh

Chủ thể màu trắng hay đen chuyển thành xám

Hệ thống đo sáng của camera thường xem độ sáng của cảnh chụp là chuẩn tông màu trung bình (midtone). Ảnh có thể có những vùng rất sáng hoặc rất tối, nhưng độ sáng trung bình là nằm ở giữa các vùng này. Do đó, nếu bạn chụp đầy khung hình với một chủ thể rất sáng, thí dụ như phong cảnh mùa đông hay bãi biển đầy cát sáng lóa, camera sẽ giảm độ phơi sáng để xem đó là midtone và dẫn đến chủ thể màu trắng thường bị xám màu. Trong trường hợp ngược lại, nếu hệ thống đo sáng của camera bị nhầm lẫn và xem vật thể màu đen là midtone thì sẽ dẫn đến chủ thể màu đen cũng bị chuyển thành xám.

khac phuc loi do sang 01

Giải pháp khắc phục khá đơn giản. Bạn chỉ cần dùng tính năng điều khiển độ bù sáng nhằm tăng độ phơi sáng lên cao hơn so với giá trị do camera đề nghị để làm cho chủ thể đúng màu trắng, hay giảm độ phơi sáng và làm cho chủ thể đen trở lại. Hãy theo dõi biểu đồ histogram hiển thị trên màn hình và kéo vạch chỉ về phía phải của thước đo để tăng độ phơi sáng hay kéo về phía trái để giảm độ phơi sáng. Tuy nhiên, đừng tăng độ phơi sáng quá nhiều và hãy chừa một đỉnh lớn ở đầu phía phải của biểu đồ, tránh tình trạng nhiều chỗ sáng nhất của ảnh sẽ bị “cháy”.

Một cách khác để tránh lỗi này là đặt một tấm bìa màu xám trước ống kính camera và trong cùng ánh sáng như chủ thể chính. Sau đó, chỉnh camera sang chế độ phơi sáng thủ công và thiết lập chế độ đo sáng điểm (spot-metering). Hãy lưu ý để tấm bìa xám lấp đầy khu vực đo điểm và chỉnh độ phơi sáng theo đề nghị của camera. Tiếp theo, lấy tấm bìa xám ra khỏi khung hình và bố cục ảnh theo thiết lập độ phơi sáng đã thực hiện rồi nhấn nút chụp. Khi đó, camera sẽ có độ cân bằng xám đúng với môi trường ánh sáng mà bạn đang chụp và cho màu sắc chính xác hơn.

Chọn sai thiết lập ISO

Nếu muốn chụp trong nhà với điều kiện thiếu sáng mà không có chân máy, bạn nên chỉnh thiết lập độ nhạy sáng (ISO) ở mức cao nhất. Khi đó, bạn sẽ thấy camera đề nghị tốc độ màn trập rất cao trong khi khẩu độ rất nhỏ.

khac phuc loi do sang 02

Nếu camera đang thiết lập ở chế độ chụp tự động hay bán tự động, trong vài trường hợp bạn có thể sẽ không chụp được vì đã vượt tốc độ màn trập tối đa hay thiết lập khẩu độ tối thiểu không đủ nhỏ.

Độ nhạy sáng ISO lý tưởng được khuyên dùng khi chụp ngoài trời hay những nơi có điều kiện nhiều ánh sáng là 100 hay 200, trong khi ISO phù hợp để chụp trong nhà là 400 hay 800. Các mức ISO từ khoảng 1600 trở lên chỉ phù hợp ở những nơi có điều kiện sáng rất yếu và đồng thời cũng thường gây ra hiện tượng nhiễu hạt (noise).

Tốc độ quá chậm không “bắt” được chuyển động

Khi đang cố gắng tập trung chỉnh độ phơi sáng để giữ lại tất cả các vùng sáng nhất và các vùng tối bị nhiễu hạt, bạn rất dễ quên là màn trập cần phải chỉnh đủ nhanh để chụp được mọi chuyển động trong cảnh.

khac phuc loi do sang 03

Đây là vấn đề đặc biệt thường gặp khi chụp trong nhà với điều kiện tương đối thiếu sáng hay chụp ảnh trong một buổi diễn âm nhạc. Trong vài trường hợp, bạn chỉ cần chỉnh thêm khẩu độ một chút để tốc độ màn trập nhanh hơn, nhưng thường thì bạn cần tăng thêm thiết lập ISO. Nhiều nhà nhiếp ảnh thường ngại dùng thiếp lập ISO cao vì sợ ảnh bị nhiễu, nhưng nếu bạn chỉnh trong tầm độ nhạy có sẵn của camera và không dùng các thiết lập mở rộng thì không sao cả. Nên nhớ là ảnh bị nhiễu còn hơn là bị mờ.

Một giải pháp khác là dùng đèn flash để thêm ánh sáng và cũng sẽ tăng tốc độ màn trập nhanh hơn. Phương pháp này thường được dùng để chụp ảnh chân dung bạn bè và gia đình trong nhà. Nhưng để chụp các buổi diễn âm nhạc, bạn phải dùng thiết lập ISO cao và khẩu độ lớn.

Chủ thể ngược sáng bị thiếu sáng

Khi chủ thể được chiếu sáng từ phía sau hay bị tối hơn hậu cảnh xung quanh, camera có thể dễ bị lẫn lộn để phơi sáng phần quan trọng nhất của ảnh trong khi cố cân bằng độ phơi sáng của toàn khung hình.

Cách đơn giản nhất để có được đúng độ phơi sáng với chủ thể ngược sáng là chuyển sang chế độ đo sáng điểm (spot-metering) hay đo sáng ưu tiên trung tâm (centre-weighted).

Chế độ centre-weighted chú trọng nhiều hơn vào việc phơi sáng phần trung tâm của khung hình cho chính xác. Trong khi đó, chế độ spot-metering chỉ chú trọng vào độ sáng của vật thể ở dưới vùng đo sáng điểm khi chọn thiết lập độ phơi sáng.

Mây trong ảnh phong cảnh bị quá sáng

Lỗi này xảy ra khi thiếu cân bằng giữa độ sáng của bầu trời và mặt đất trong ảnh phong cảnh. Tuy nhiên, trong trường hợp này, hệ thống đo sáng của camera đã ưu tiên cho tiền cảnh và chỉnh độ phơi sáng khiến phần sáng nhất của bầu trời bị “cháy”. Vấn đề này có thể giải quyết bằng cách dùng kính lọc ND Grad để cân bằng độ phơi sáng của cảnh chụp hay áp dụng công nghệ kỹ thuật số hiện đại để tạo ảnh tầm động cao HDR (high dynamic range).

Phương pháp chụp ảnh HDR tốt nhất được thực hiện bằng cách ghép hai hay nhiều ảnh được chụp với các thiết lập độ phơi sáng khác nhau, một thiết lập cho bầu trời và một thiết lập khác cho mặt đất. Sau đó các ảnh này có thể ghép lại bằng phần mềm biên tập hình ảnh hay phần mềm HDR chuyên dụng. Vì hai ảnh cần phải khớp với nhau nên quan trọng là không được dời vị trí của camera, tốt nhất là nên đặt camera trên chân máy thật vững chắc.

Một số camera ngày nay có trang bị sẵn tính năng chụp ảnh HDR, do đó bạn có thể chụp trực tiếp trên camera mà không cần phải sử dụng thêm bất kỳ phần mềm biên tập nào để cho ra bức ảnh ưng ý nhất.

5/5 - (10 votes)

Leave A Reply

Your email address will not be published.