Các loại nghiên cứu khoa học
Tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu, các công trình nghiên cứu khoa học có thể được phân thành ba loại: nghiên cứu thăm dò, mô tả và giải thích.
Nội Dung
Nghiên cứu thăm dò
Nghiên cứu thăm dò (exploratory research) thường được tiến hành trong các lĩnh vực mới với mục tiêu nghiên cứu là: (1) xác định phạm vi hoặc mức độ của một hiện tượng, một vấn đề hoặc trạng thái nào đó, (2) để hình thành một ý tưởng ban đầu (hoặc “linh cảm”) về hiện tượng, hoặc (3) để kiểm tra tính khả thi của việc thực hiện một nghiên cứu quy mô lớn hơn về hiện tượng đó. Ví dụ, nếu công dân của một quốc gia nói chung không hài lòng với chính sách của chính phủ trong giải quyết tình trạng suy thoái kinh tế, thì nghiên cứu thăm dò có thể được sử dụng để đo lường mức độ không hài lòng của công dân, đánh giá biểu hiện sự không hài lòng đó, chẳng hạn như tần suất các cuộc biểu tình công cộng; nguyên nhân không hài lòng chẳng hạn như do chính sách không hiệu quả của chính phủ trong đối phó với lạm phát, lãi suất, thất nghiệp hoặc do thuế má tăng cao. Nghiên cứu thăm dò có thể được tiến hành bằng cách phân tích các số liệu báo cáo công khai của các tổ chức thống kê kinh tế, như các chỉ số kinh tế, tổng sản phẩm quốc nội (GDP), chỉ số thất nghiệp, chỉ số giá tiêu dùng; phân tích ý kiến của các chuyên gia, các nhà kinh tế hàng đầu, các quan chức chính phủ hoặc phân tích số liệu có được từ các nghiên cứu về những vấn đề tương tự trong lịch sử. Nghiên cứu thăm dò có thể không đưa đến sự hiểu biết chính xác về vấn đề nghiên cứu, nhưng có giá trị trong việc xác định tính chất và mức độ của vấn đề và tạo tiền đề cho nghiên cứu chuyên sâu hơn.
Bạn đang xem: Các loại nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu mô tả
Nghiên cứu mô tả (Descriptive research) là tiến hành quan sát kỹ lưỡng và đưa ra tài liệu chi tiết về một hiện tượng quan tâm. Những quan sát này phải được thực hiện theo phương pháp khoa học (tức là phải có tính lặp lại, tính chính xác,…) và do đó đáng tin cậy hơn những quan sát thông thường. Ví dụ về các nghiên cứu mô tả là bảng số liệu thống kê nhân khẩu học của Cục Điều tra Dân số hoặc bảng thống kê việc làm của Bộ Lao động Hoa Kỳ. Ở đây, người ta sử dụng cùng công cụ hoặc công cụ tương tự để tính toán mức độ gia tăng dân số của các nhóm nhân khẩu khác nhau hoặc tính toán tỉ lệ việc làm theo từng lĩnh vực thông qua các cuộc tổng điều tra dân số hoặc nhiều cuộc khảo sát về lao động, việc làm khác nhau. Nếu thay đổi công cụ đo lường, kết quả thu được có thể sẽ chỉ ra hoặc không chỉ ra được sự thay đổi khi so sánh giữa thời điểm trước và sau về xu hướng diễn biến về dân số hoặc việc làm tại Hoa Kỳ. Một ví dụ khác, nghiên cứu mô tả là các báo cáo xã hội học định kỳ về các hoạt động theo nhóm của trẻ vị thành niên ở khu vực đô thị; về sự duy trì và phát triển các hoạt động tôn giáo, văn hóa trong các cộng đồng dân tộc nào đó; về vai trò của công nghệ như mạng xã hội Twitter và tin nhắn mạng đối với sự lan truyền các phong trào dân chủ tại các quốc gia Trung Đông.
Nghiên cứu giải thích
Xem thêm : Sự biến đổi đối tượng của triết học qua các giai đoạn lịch sử
Nghiên cứu giải thích (Explanatory research) tìm cách giải thích các hiện tượng, các vấn đề nảy sinh hoặc trạng thái của sự vật. Trong khi nghiên cứu mô tả xem xét khía cạnh cái gì, ở đâu và khi nào của một hiện tượng thì nghiên cứu giải thích tìm kiếm các câu trả lời cho câu hỏi tại sao và làm thế nào. Nó cố gắng để “kết nối các điểm” trong nghiên cứu bằng cách xác định các yếu tố nguyên nhân và kết quả của hiện tượng. Ví dụ như tìm ra nguyên nhân của tội phạm vị thành niên hoặc nguyên nhân của vấn đề bạo lực của các băng đảng, làm cơ sở xây dựng các chiến lược giải quyết những ung nhọt xã hội này. Hầu hết các nghiên cứu hàn lâm hoặc nghiên cứu tiến sĩ thuộc thể loại giải thích, mặc dù số lượng nghiên cứu thăm dò hoặc mô tả cũng có thể cần thiết trong giai đoạn đầu của nghiên cứu hàn lâm.
Tìm lời giải thích cho các sự kiện được quan sát đòi hỏi phải có kỹ năng lý thuyết và giải thích cùng với khả năng trực giác, sự hiểu biết và kinh nghiệm cá nhân. Những người nghiên cứu có đủ các phẩm chất này là các nhà khoa học có uy tín cao trong chuyên ngành của họ.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Tin Tức