Các phương pháp nhận thức khoa học
Trình bày nội dung các phương pháp nhận thức khoa học?
Nội Dung
1. Phương pháp và phân loại phương pháp
Phương pháp là hệ thống các nguyên tắc được sử dụng nhất quán trong hoạt động nói chung của con người, nhằm đạt được những mục đích đề ra. Cho nên, phương pháp bao gồm cả phương pháp nhận thức và và phương pháp thực tiễn cải tạo hiện thực khách quan của con người.
Bạn đang xem: Các phương pháp nhận thức khoa học
Do sự quy định của đối tượng nhận thức, phương pháp nhận thức được chia thành ba nhóm: Phương pháp riêng của các khoa học cụ thể. Các phương pháp chung được sử dụng trong một số khoa học khác nhau như: quan sát, thực nghiệm, mô hình hóa, hệ thống, cấu trúc, hình thức hóa v.v Phương pháp phổ biến là phương pháp của triết học của tư duy lôgíc biện chứng, không những được sử dụng trong triết học mà còn trong những khoa học cụ thể.
2. Một số các phương pháp nhận thức khoa học
a/ Các phương pháp thu nhận tri thức kinh nghiệm (trực tiếp)
Thu thập các tài liệu khoa học là giai đoạn đầu của quá trình nhận thức khoa học khi nghiên cứu khách thể. Sự hiểu biết trực tiếp (hoặc gián tiếp) về các thuộc tính, mối quan hệ, về kết cấu của khách thể dưới dạng hệ thống các thông tin làm dữ kiện, tư liệu cần thiết.
Các tư liệu khoa học, việc nghiên cứu có cơ sở tìm ra được mối liên hệ tất yếu, bản chất, quy luật chi phối sự vận động và sự phát triển của khách thể. Tuy nhiên, để có các sự kiện khoa học phải sử dụng các phương pháp như : quan sát, thí nghiệm v.v…
Xem thêm : Cách vẽ hình thang cân đơn giản, cách chứng minh chi tiết
Quan sát là sự thụ cảm, sự tri giác có chủ đích về khách thể. Quan sát được thực hiện thông qua khả năng phản ánh của các giác quan trong bộ não người (quan sát thông thường trực tiếp), khi có sự tác động của khách thể vào giác quan thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Quan sát khoa học được sự hỗ trợ của các phương tiện, dụng cụ đặc biệt để nâng cao hiệu quả của các giác quan mang tính định hướng theo các chương trình và những nguyên tắc nghiêm ngặt để có sự kiện khoa học chính xác. Các sự kiện khoa học thông qua quan sát đều là kết quả của một quá trình lâu dài phức tạp thông qua hoạt động thực tiễn của xã hội.
Thí nghiệm là phương pháp nghiên cứu khoa học sử dụng các phương tiện vật chất làm biến đổi trạng thái tự nhiên của khách thể, hoặc tái tạo nó trong những điều kiện nhân tạo với mục đích là thu thập sự kiện khoa học chính xác về khách thể.
Sự khác nhau giữa quan sát và thí nghiệm ở chỗ trong quan sát chủ thể không can thiệp vào trạng thái tự nhiên của khách thể, còn trong thực nghiệm thì chủ thể chủ động làm biến đổi trạng thái tự nhiên của khách thể, làm khách thể phản ứng lại với những điều kiện mới được xác định trước chủ thể.
Thí nghiệm không dừng lại ở chức năng thu thập sự kiện khoa học thực nghiệm tìm tòi mà còn có chức năng thực nghiệm kiểm tra. Ngoài ra còn có các phương pháp mô hình hóa, hệ thống, cấu trúc, giả thuyết tiền đề…
b/ Các phương pháp xây dựng và phát triển lý thuyết khoa học (gián tiếp)
Phân tích và tổng hợp: Phân tích là phương pháp phân chia cái toàn bộ ra thành từng bộ phận để đi sâu nhận thức các bộ phận đó. Còn tổng hợp là phương pháp liên kết, thống nhất các bộ phận đã được phân tích nhằm nhận thức cái toàn bộ. Phân tích, tổng hợp có cơ sở khách quan trong cấu tạo và trong tính quy luật của bản thân sự vật cũng như trong hoạt động thực tiễn của con người. Phân tích và tổng hợp là phương pháp nhận thức khác nhau nhưng lại thống nhất biện chứng với nhau. Do đó, không nên tách rời giữa phân tích và tổng hợp cũng như tuyệt đối hóa từng phương pháp nhận thức đó.
Xem thêm : Tết FC Online 2024, Tết Giáp Thìn FO4 [Sự Kiện Miễn Phí]
Quy nạp và diễn dịch: Quy nạp là thao tác của tư duy đi từ tri thức về cái riêng đến tri thức về cái chung; ngược lại diễn dịch là thao tác nhờ đó tư duy đi từ tri thức cái chung đến tri thức về cái riêng. Mối quan hệ giữa quy nạp và diễn dịch xuất phát từ mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng. Cái chung trong nhận thức là do quy nạp khái quát từ các sự kiện riêng lẻ, trong đó bao gồm cả cái tất yếu, cái ngẫu nhiên… xác lập về mối quan hệ về các quy luật của chúng. Vì vậy, diễn dịch bao giờ cũng mang lại những tri thức đúng đắn khi tiền đề xuất phát của nó đúng đắn.
Lịch sử và lôgíc là phương pháp mà trong đó cái lịch sử là khách thể được nghiên cứu trong sự vận động và phát triển còn lôgíc là sự tái tạo dưới hình ảnh tinh thần của khách thể đang vận động và phát triển với những mối liên hệ mang tính tất yếu.
Phương pháp lịch sử và lôgíc là hai phương pháp khác nhau nhưng lại có sự thống nhất với nhau. Sự khác biệt giữa hai phương pháp này thể hiện ở chỗ phương pháp lịch sử nghiên cứu sự tồn tại, vận động và phát triển thông qua tính đa dạng phong phú của các mối liên hệ theo những điều kiện lịch sử cụ thể khác nhau. Ngược lại, phương pháp lôgíc nghiên cứu tính tất yếu của các quy luật đối với các quá trình phát triển của sự vật và hiện tượng. Phương pháp lịch sử nghiên cứu sự phát triển theo trình tự thời gian, còn phương pháp lôgíc lại nghiên cứu sự hoàn thiện chín muồi của sự phát triển.
Tuy khác nhau nhưng giữa chúng lại có sự thống nhất biện chứng. Bởi vì, phương pháp lịch sử chỉ có thể nghiên cứu một cách toàn diện về tiến trình lịch sử của các sự vật và hiện tượng phải dựa vào lôgíc; ngược lại phương pháp lôgíc phải căn cứ vào các tài liệu lịch sử để vạch ra mối liên hệ tất yếu của các quá trình khách quan trong quá trình lịch sử. Từ phân tích đến tổng hợp và ngược lại sẽ mang lại cho con người những tri thức mới.
Từ trừu tượng đến cụ thể là phương pháp có vai trò đặc biệt trong việc xây dựng lý thuyết khoa học, cho phép tư duy nhận thức được bản chất của đối tượng nghiên cứu những quan hệ tất yếu của nó. Cái cụ thể là cái cụ thể trong tư duy, khác với cái cụ thể cảm tính là điểm xuất phát của bất kỳ sự nhận thức nào; cái cụ thể trong tư duy là sản phẩm của nhận thức là sự tổng hợp lại nhờ tư duy khái quát từ những tài liệu cảm tính trực quan mang lại. Cái trừu tượng là những yếu tố của cái cụ thể vì đã được khái quát thành cái chung, cái phổ biến và cái quy luật.
Sự thống nhất giữa cái trừu tượng và cụ thể trong quá trình nhận thức bắt đầu từ cái cụ thể cảm tính đến cái trừu tượng tạo nên cái cụ thể trong tư duy.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Tin Tức