Thành tựu nghệ thuật Trung cổ phương Tây
Nội Dung
1. Hoàn cảnh xã hội thời Trung cổ phương tây
La mã từ chỗ là một quốc gia thống nhất, bị chia làm 2 phần: Đế quốc La mã phương Tây và phương Đông. Chế độ phong kiến Tây Âu bắt đầu. Trong điều kiện sống hạn chế về tầm nhìn, về sự giao lưu kinh tế, văn hoá… Châu Âu rơi vào tình trạng trì trệ, tối tăm… Nền văn hoá phát triển rực rỡ vào thời kỳ cổ đại dần bị tàn lụi.
Từ thế kỷ XI, Châu Âu bắt đầu được phục hồi. Mọi mặt của đời sống xã hội đều có sự đổi mới, chấm dứt sơ kỳ phong kiến bước vào thời kỳ trung kỳ phong kiến. Nổi bật là sự ra đời của thành thị và sự thành lập các trường Đại học (TK XII – XIII) đã tạo điều kiện cho một trào lưu văn hoá mới ra đời vào thế kỷ XV ở Ý. Đó là trào lưu văn hoá phục hưng. Trung cổ nằm giữa giai đoạn cổ đại và phục hưng.
Bạn đang xem: Thành tựu nghệ thuật Trung cổ phương Tây
2. Thành tựu nghệ thuật thời Trung cổ
2.1 Nghệ thuật Kiến trúc Bi dăng tanh
Một phong cách nghệ thuật tồn tại trong giai đoạn này là Bi dăng xơ và thường được gọi là nghệ thuật Bi dăng tanh. Kiến trúc Bidăngtanh vẫn tiếp tục phát triển theo truyền thống La mã với các thể loại kiến trúc phong phú. Trong các công trình kiến trúc đáng chú ý là nhà thờ thánh Xôphia (360 – 1354). Công trình này lớn nhất thế giới thiên chúa giáo (thế kỷ XV). Nó được xây dựng là sự kết hợp giữa thể thức kiến trúc mặt bằng chữ nhật của La mã vừa tạo được mặt bằng chữ thập Hy Lạp. Đặc biệt là những nóc tròn, vòm cầu đồ sộ đã tạo nét riêng biệt với sáng tạo của nghệ thuật kiến trúc Bidăngtanh. Đồng thời cũng đánh dấu sự tiến bộ của kỹ thuật xây cất kiến trúc thời Bidăngtanh so với La mã thời cổ đại. Trên nóc tròn đồ sộ đó, các kiến trúc sư Bidăngtanh còn cho dát bằng các kim loại quý như vàng… để tăng thêm phần sang trọng cho “ngôi nhà của chúa”.
2.2. Nghệ thuật Kiến trúc Roman
Xem thêm : Quy tắc 7-38-55 trong giao tiếp (Mehrabian )
Từ năm 63 TCN, ở La mã đã xuất hiện một tôn giáo mới đến thế kỷ IV TCN, đạo Kitô đã được chính thức công nhận là đạo chính ở La mã, cũng như ở Châu Âu. Đạo Kitô phát triển kéo theo việc xây dựng các nhà thờ Kitô giáo được chú trọng. Điều này thoả mãn nhu cầu chung cho cả quý tộc và nông nô. Từ thế kỷ IX đến thế kỷ XI một phong cách kiến trúc nhà thờ kitô giáo ra đời. Đó là phong cách kiến trúc Rô măng. Nghệ thuật Rô măng không phải là sự tiếp tục phát triển của nghệ thuật La mã. Tuy vậy tên gọi Rô măng cũng gợi về sự vang vọng của một nền nghệ thuật đã từng rực rỡ ở thời cổ đại.
Nhìn bề ngoài, kiến trúc Rômăng là một khối nhà thấp, chắc chắn, nhiều mảng lớn hơn các khoảng trống. Vật liệu chủ yếu bằng đá. Thời kỳ này đã biết tạo ra các cột, mỗi hàng là một gian với vòm bán nguyệt trên mi cửa. Lối kiến trúc này có ưu điểm là khoẻ khoắn, chắc chắn. Nhưng do cửa sổ nhỏ và ít nên trong lòng kiến trúc thiếu sáng.
2.3 Nghệ thuật Kiến trúc Gotich
Đến thế kỷ XII, ở Pháp xuất hiện một phong cách kiến trúc mới: phong cách Gôtích (Gothique), đã tìm cách giải quyết những hạn chế kiến trúc Rômăng bằng một số kỹ thuật mới như tạo những hàng cột bên vững chãi, là bộ cung kép để đỡ mái bên. Để nâng cao vòm nhà, kiến trúc sư Gotích đã tạo ra hệ thống vòng cung gãy, khởi từ những đầu cột chính, cắt nhau tại trung tâm của vòm nhà. Điểm đặc trưng để phân biệt kiến trúc Gôtích với Rômăng là các vòm nhọn, các mi cửa không còn là cung tròn mà là một nửa hình thoi. Sau này Gotích có thay đổi là các cung nhọn thì bây giờ là hai cánh cung nối nhau ở đỉnh nhọn. Hình này là sự phối hợp hai thể thức Rômăng và Gôtích. Nó vừa giải quyết được vấn đề chiều cao cho công trình, vừa giải quyết được phần tạo dáng cho các vòm, vòng cung đẹp hơn, mềm mại hơn. Với cách xử lý kỹ thuật mới, các nhà thờ Gôtích vươn cao trên bầu trời. Đồng thời ánh sáng vẫn chan hoà trong lòng thánh đường, tạo một không gian kiến trúc tôn giáo phù hợp.
2.4. Nghệ thuật Hội họa
Ứng với mỗi phong cách kiến trúc lại có những thể loại tranh phù hợp. Với phong cách Rômăng khi nghệ thuật mới được phục hồi trở lại sau một thời gian hạn chế và tàn lụi thể loại tranh được phát triển là tranh khuôn khổ nhỏ, làm chức năng minh hoạ cho các sách thánh kinh, hay còn gọi là các bức tiểu hoạ. Thể loại này có màu sắc đơn giản. Ngôn ngữ đặc trưng là nét, bố cục đơn giản, xúc tích và dễ hiểu đồng thời bộ lộ nội dung sâu sắc. Vì làm chức năng minh hoạ nên nội dung chính của thể loại tranh này là nội dung tôn giáo.
Xem thêm : Chủ trương đấu tranh của Đảng những năm 1936-1939
Trong kiến trúc Gôtích, các nhà thờ có nhiều khoảng trống, phù hợp với thể loại tranh ghép kính màu. Bằng nhiều lớp kính màu, thể loại tranh này đã tạo hiệu quả trang trí cao. Khi ánh sáng mặt trời chiếu qua các lớp kính tạo ra một lớp ánh sáng huyền ảo, gợi không khí huyền bí linh thiêng trong nhà thờ. Tranh ghép kính màu ngày càng phát triển với nhiều kỹ thuật đa dạng hơn. Cùng với tranh ghép kính màu, trong thời kỳ Gôtích còn thể loại tranh thờ, tranh thánh. Những tranh này phần lớn được dùng trong trang trí, thờ phụng ở bàn thờ chúa. Đề tài chính là tranh vẽ các vị thánh, chúa. Có thể có tranh đơn, nhưng cũng có thể bày nhiều bức tranh đơn ghép lại thành bức thánh tượng bình (bức bình phong về tranh thánh) bày ngay trước bàn thờ chúa, ở nghệ thuật Bidăngtanh, tranh ghép bằng các mảnh gốm màu hoặc các mảng đá phát triển hơn cả.
Trong các thể loại tranh kể trên, hầu hết là mang nội dung trích ra từ kinh thánh. Hình ảnh Chúa Trời đức mẹ và chúa hài đồng, các thánh được diễn tả bằng một quan niệm tạo hình đặc biệt. Điều chi phối những quan niệm này lại chính là tôn giáo. Ví dụ quan niệm tạo hình theo đẳng cấp được sử dụng triệt để. Các bậc thang đẳng cấp được tạo ra theo tình cảm tôn giáo, tư duy tôn giáo. Điều này thể hiện ở nhiều lĩnh vực của ngôn ngữ tạo hình, trong đó rõ nhất là ở tỷ lệ các nhân vật. Sự to nhỏ của hình tượng nhân vật là tuỳ thuộc vào địa vị tôn giáo của nhân vật mà không theo xa gần. Các nhân vật trong tranh thờ thường được kéo dài về tỷ lệ. Khuôn mặt gầy, hóp, đôi mắt mở to ngơ ngác hay đắm chìm vào một thế giới xa xăm nào đó thể hiện sắc xảo chân dung của người tu hành khắc khổ. Các màu xanh, đỏ, vàng được đặc biệt yêu thích trong tranh trung cổ. Có thể nhận định một cách chính xác rằng nghệ thuật thời trung cổ đã tạo ra được một kiểu người phù hợp với lý tưởng tôn giáo, niềm tin tôn giáo, ít chất hiện thực nhưng giàu tính siêu hình thần bí, biểu hiện cảm xúc, tình cảm tôn giáo, kiểu người mộ đạo thành kính.
Sau thời cổ đại, tình hình xã hội thay đổi. Tôn giáo ngự trị trong xã hội, hướng cái đẹp lên thế giới của cha – con và thánh thần, thế giới thiên đàng vĩnh hằng. Nghệ thuật mang tính nhân văn của Hy Lạp La mã cổ bị hạn chế không được tiếp tục phát triển. Thay vào đó là một nền nghệ thuật tôn giáo phát triển gần như chiếm độc quyền. Điều này tạo cơ sở để các nhà tư tưởng phục hưng cách tân và đưa ra phong cách nghệ thuật mới, thay đổi một quan niệm sáng tạo nghệ thuật.
2.5. Nghệ thuật Điêu khắc
Cùng với sự phục hồi của kiến trúc, điêu khắc cũng được phục hồi trở lại từ thế kỷ XI. Lúc đầu chỉ là những phù điêu trang trí với đề tài hoa lá… Do quy định nghiêm ngặt của tôn giáo, giáo hội nên hình tượng người không được đề cập tới trong nghệ thuật tạo hình. Theo quan niệm tôn giáo, sẽ bị kết tội nếu kẻ nào làm việc tạo ra con người giống chúa trời. Say không bị cản trở bởi những tư tưởng cực đoan đó, trong nghệ thuật dần xuất hiện hình tượng con người trong đề tài quen thuộc: “Ngày phán xử cuối cùng”. Nhất là trong nghệ thuật gôtích, hình tượng điêu khắc được sử dụng rộng rãi hơn. Tượng người diễn tả các vị thánh và đề tài phán xét cuối cùng chiếm phần lớn trang trí kiến trúc như ở cổng phía nam của nhà thờ Sáctơrơ (Chartres) ở Pháp. Cổng này còn được gọi là cổng ngày phán xét cuối cùng và lòng từ bi (1215 – 1240).
Điêu khắc Gôtích phát triển từ phù điêu hình tượng nỏi thấp đến cao dần, và cuối cùng là tượng tròn. Tính khoa học trong hình tượng điêu khắc cũng ngày một được nâng cao. Tỷ lệ cân đối hơn, hoàn thiện hơn. Trong nghệ thuật Bidăngtanh hầu như không sử dụng hình tượng điêu khắc mà chủ yếu là diện trang trí bằng các hoạ tiết trang trí phong phú và lộng lẫy về hình, màu sắc. Các mô típ thực vật như hoa hồng, hoa cẩm chướng, lá nho… được sử dụng nhiều, kết hợp với các hoa văn hình học từ thế kỷ XVI. Hoa văn động vật không được người Bidăngtanh chú trọng.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Tin Tức