Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (Documentary credits)

0

Toàn bộ nội dung phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đều phải tuân thủ theo bản “Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ” (UCP – Uniform Customs and Practice for Documentary Credit) do Phòng Thương mại Quốc tế (ICC – International Chamber of Commerce) soạn thảo. Trước ngày 01 tháng 07 năm 2007 sử dụng ấn phẩm số 500 (UCP 500). Kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2007 trở đi UCP 600 có hiệu lực thi hành.

1. Khái niệm

Theo định nghĩa trong UCP: phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (Documentary credits) là một sự thỏa thuận trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng – The Openning Bank; còn gọi là ngân hàng phát hành – The Issuing Bank) theo yêu cầu của một khách hàng (người xin mở thư tín dụng – the applicant for the credit) sẽ trả tiền cho người thứ ba hoặc trả cho bất cứ người nào theo lệnh của người thứ ba đó (người hưởng lợi – beneficiary) hoặc sẽ trả, chấp nhận, mua (negotiate) hối phiếu do người hưởng lợi phát hành hoặc cho phép một ngân hàng khác trả tiền, chấp nhận hay mua hối phiếu khi xuất trình đầy đủ các chứng từ đã quy định và mọi điều kiện đặt ra đều được thực hiện đầy đủ”.

Muốn thực hiện Documentary credits, nhà nhập khẩu phải mở thư tín dụng (Letter of Credit – L/C) và phải tuân thủ các điều khoản đã đặt ra trong L/C.

2. Thành viên liên quan

Tham gia vào phương thức thanh toán tín dụng chứng từ có các thành viên sau đây:

– Người xin mở thư tín dụng: Người xin mở L/C (the applicant for the credit) là người nhập khẩu. – Ngân hàng mở thư tín dụng: Ngân hàng mở L/C (the opening bank) hay còn gọi là ngân hàng phát hành L/C (the issuing bank) là ngân hàng đại diện người nhập khẩu.

– Ngân hàng thông báo thư tín dụng: Ngân hàng thông báo L/C (the advising bank) là ngân hàng đại diện người xuất khẩu hay người hưởng lợi.

– Người hưởng lợi: Người hưởng lợi (beneficiary) là người xuất khẩu, hoặc người được hưởng lợi chỉ định.

Ngoài ra trong phương thức thanh toán này có thể có các ngân hàng khác tham gia như: Ngân hàng Xác nhận L/C (the confirming bank); Ngân hàng Thanh toán L/C (the paying bank); Ngân hàng Bảo lãnh L/C (the Aval bank); Ngân hàng Chiết khấu L/C (the Ditscount bank);……

3. Quy trình thanh toán

Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ được tiến hành theo đồ như sau:

(*) Người xuất khẩu và người nhập khẩu ký kết hợp đồng ngoại thương, với điều khoản thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ.

(1). Người nhập khẩu căn cứ vào hợp đồng ngoại thương, lập đơn xin mở L/C cho người xuất khẩu hưởng và gởi tới ngân hàng phục vụ mình.

(2). Căn cứ nội dung đơn xin mở L/C, nếu đáp ứng yêu cầu, ngân hàng phát hành sẽ phát hành L/C và chuyển L/C cho người xuất khẩu thông qua ngân hàng thông báo.

(3). Sau khi nhận được L/C, ngân hàng thông báo sẽ thông báo cho người xuất khẩu biết rằng L/C đã được mở và chuyển L/C cho người xuất khẩu.

(4). Nếu chấp nhận nội dung L/C đã mở, người xuất khẩu sẽ tiến hành giao hàng; nếu không đồng ý sẽ đề nghị ngân hàng phát hành L/C tu chỉnh, sửa đổi L/C cho phù hợp với nội dung hợp đồng rồi tiến hành giao hàng.

(5). Sau khi chuyển giao hàng hóa, người xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán và gửi tới ngân hàng thông báo để yêu cầu được thanh toán tiền.

(Người xuất khẩu cũng có thể xuất trình bộ chứng từ thanh toán cho một ngân hàng được chỉ định thanh toán hoặc cho một ngân hàng chấp nhận hay chiết khấu – được xác định trong L/C)

(6). Ngân hàng thông báo kiểm tra bộ chứng từ thanh toán, nếu thấy phù hợp với quy định trong L/C thì tiến hành trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hay thực hiện nghiệp vụ chiết khấu. Nếu thấy không phù hợp, ngân hàng thông báo từ chối và gửi trả lại bộ chứng từ cho người xuất khẩu.

(7). Trong trường hợp các nghiệp vụ trên được thực hiện bởi ngân hàng chỉ định thì sau khi hoàn tất nghiệp vụ, bộ chứng từ thanh toán sẽ được chuyển giao về ngân hàng phát hành L/C kèm theo yêu cầu bồi hoàn

(8). Ngân hàng phát hành L/C yêu cầu người nhập khẩu phải thanh toán đủ tiền mới nhận được bộ chứng từ hàng hóa, đồng thời ngân hàng phát hành L/C bối hoàn cho ngân hàng thông báo L/C.

(9). Người nhập khẩu trả tiền, nhân chứng từ và kiểm tra toàn bộ chứng từ, nếu thủy không phù hợp có quyền từ chối trả tiền cho ngân hàng.

(Nguồn tài liệu: TS. Lê Thị Mận, Lý thuyết Tài chính Tiền tệ)

Rate this post

Leave A Reply

Your email address will not be published.