Chiến lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ

0

Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh cục bộ ” của đế quốc Mĩ

Ngay từ khi quân viễn chinh Mĩ ồ ạt vào miền Nam trực tiếp tham chiến, tại Hội nghị lần thứ 12 (12-1965), Ban Chấp hành Trung ương Đảng ta đã nhận định: Chiến lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ vẫn là cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, tính chất và mục đích chính trị của nó không có gì thay đổi. Tuy nhiên, cuộc chiến tranh sẽ diễn ra ác liệt hơn, bởi vì không chỉ có quân ngụy như trước, mà chúng ta còn phải trực tiếp đương đầu với quân viễn chinh Mĩ và quân chư hầu ngày càng tăng và trang bị hiện đại hơn. Đế quốc Mĩ tăng cường và mở rộng chiến tranh xâm lược trong thế thua, thế bị động, theo một chiến lược chứa đầy mâu thuẫn. Đó là mâu thuẫn giữa mục đích chính trị của cuộc chiến tranh là nhằm cứu vãn chế độ thực dân mới với biện pháp xâm lược theo lối thực dân kiểu cũ. Quân Mĩ dù được trang bị hiện đại, nhưng tinh thần chiến đấu lại kém do tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh. Tình hình đó cùng với chiến lược toàn cầu không cho phép giới cầm quyền Mĩ huy động theo ý muốn tiềm lực kinh tế và quân sự của nước Mĩ vào cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam Việt Nam.

Mặt khác, việc Mĩ mở rộng chiến tranh ra cả hai miền Nam, Bắc đã làm cho mâu thuẫn vốn có giữa nhân dân ta với đế quốc Mĩ và tay sai càng sâu sắc, nhân dân hai miền càng gắn bó chặt chẽ với nhau trong chiến đấu.

Trong khi đó, cách mạng miền Nam đang ở thế thắng, thế trận chiến tranh nhân dân đã hình thành đều khắp trên toàn miền; công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc đã và đang đạt được nhiều thành tựu to lớn, thực sự trở thành hậu phương vững chắc cho cách mạng miền Nam.

Từ những phân tích trên đây, Trung ương Đảng đi đến một kết luận rất quan trọng: Mặc dù đế quốc Mĩ đưa vào miền Nam hàng chục vạn quân viễn chinh, lực lượng so sánh giữa ta và địch vẫn không thay đổi lớn Vì vậy, cách mạng miền Nam phải tiếp tục giữ vững và phát triển thế chiến lược tiến công. Cuộc chiến tranh tuy ngày càng gay go, ác liệt nhưng “nhân dân ta đã có cơ sở chắc chắn để giữ vững và tiếp tục giành thế chủ động trên chiến trường, có lực lượng và điều kiện để đánh bại âm mưu trước mắt và lâu dài của địch” .

Tuy nhiên, hoàn cảnh quốc tế lúc này cũng rất phức tạp, vừa có thêm thuận lợi mới cho ta, lại vừa có khó khăn mới. Chủ nghĩa xét lại Khơrútsốp sụp đổ là một bước ngoặt trong đời sống chính trị của Liên Xô và trong chính sách của Liên Xô đối với Việt Nam, có lợi cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Liên Xô đã dành cho ta sự giúp đỡ to lớn và có hiệu quả hơn trước.

Nhưng do đánh giá quá cao sức mạnh của Mĩ, Liên Xô trên mọi cách hướng ta đi vào thương lượng với Mĩ dù điều kiện chưa chín muồi.

Ở Trung Quốc, cuộc cách mạng văn hoá là một tai hoạ lớn của cách mạng Trung Quốc và tác động ngày càng xấu đến chính sách của Trung Quốc đối với Việt Nam. Một mặt, Trung Quốc vẫn tích cực giúp ta kháng chiến chống Mĩ , mặt khác lại muốn lôi kéo ta theo đường lối của Trung Quốc.

Trong hoàn cảnh ấy, Đảng ta chủ trương đẩy mạnh hơn nữa hoạt động đối ngoại và đấu tranh ngoại giao, tăng cường tiếp xúc cả công khai và bí mật giữa ta với nhiều nước trên thế giới để làm rõ chính nghĩa và thiện chí của ta; góp phần hình thành trên thực tế một mặt trận nhân dân toàn thế giới ủng hộ Việt Nam chống Mĩ xâm lược. Dưới ánh sáng Nghị quyết Trung ương Đảng, với ý chí quyết tâm chiến đấu vì độc lập tự do, lại được sự phối hợp và chi viện ngày càng lớn của miền Bắc, quân và dân miền Nam đã chiến đấu anh dũng và liên tiếp giành nhiều thắng lợi.

Tiếp theo trận thắng đầu tiên tiêu diệt gọn một đại đội lính thuỷ đánh bộ Mĩ ở Núi Thành (Quảng Nam, 28-5-1965), là thắng lợi có ý nghĩa chiến lược của quân ta ở Vạn Tường (8-1965).

Mờ sáng 18-8-1965, sau khi đã chiếm được Chu Lai (Quảng Nam), khoảng 9.000 lính thuỷ đánh bộ Mĩ mở cuộc hành quân mang tên “ánh sáng sao ” vào thôn Vạn Tường (xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngài), với ý đồ tiêu diệt một đơn vị chủ lực của ta, tìm kiếm một thắng lợi quân sự để gây uy thế cho lính thuỷ đánh bộ Mĩ, lấn chiếm vùng giải phóng và mở rộng vùng an toàn cho căn cứ Chu Lai. Để yểm trợ cho lực lượng tham gia càn quét, chúng huy động 6 tàu đổ bộ, 105 xe tăng và xe bọc thép, 100 máy bay lên thẳng và 70 máy bay chiến đấu.

Tại Vạn Tường, 1 trung đoàn chủ lực Quân Giải phóng phối hợp với lực lượng du kích và nhân dân địa phương tổ chức chống càn. Sau một ngày chiến đấu, quân và dân ta đã đẩy lùi cuộc hành quân càn quét của địch, diệt 900 tên, bắn cháy 22 xe tăng và xe bọc thép, bắn rơi 13 máy bay.

Vạn Tường là trận đầu tiên quân viễn chinh Mĩ trực tiếp chiến đấu với quy mô lớn trên chiến trường miền Nam, sử dụng cả hải, lục không quân và đã bị thất bại nặng nề. Chiến thắng Vạn Tường chứng tỏ quân và dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh thắng đế quốc Mĩ về quân sự trong chiến lược “chiến tranh cục bộ”. Vạn Tường được coi như là một “ấp Bắc” đối với quân Mĩ . Nó mở đầu cao trào diệt Mĩ trên toàn miền Nam. Một làn sóng “Tìm Mĩ mà đánh, tìm ngụy mà diệt ” dâng cao khắp miền Nam. Các “vành đai diệt Mĩ ” xuất hiện ở nhiều nơi, điển hình là Chu Lai, Hoà Vang (Quảng Nam), Củ Chi (Sài Gòn)…

Tiếp theo trận Vạn Tường, quân và dân ta liên tiếp giành được thắng lợi to lớn trong hai mùa khô 1965 – 1966 và 1966 – 1967.

Trong mùa khô 1965 – 1966, với lực lượng khoảng 720.000 quân, trong đó có gần 220.000 quân viễn chinh và chư hầu, đế quốc Mĩ mở cuộc phản công chiến lược lần thứ nhất. Cuộc phản công bắt đầu từ tháng 1-1966 và kéo dài trong 4 tháng, gồm 450 cuộc hành quân lớn nhỏ, trong đó có 5 cuộc hành quân “tìm diệt ” then chốt, nhằm vào hai hướng chính là đồng bằng Liên khu V và Đông Nam Bộ. Mục tiêu cuộc phản công là nhằm đánh bại chủ lực Quân Giải phóng, giành lại thế chủ động trên chiến trường, củng cố lực lượng ngụy quân. Dựa vào thế trận chiến tranh nhân dân và bằng nhiều phương thức tác chiến khác nhau, quân và dân ta đã chặn đánh địch trên mọi hướng, tiến công chúng khắp mọi nơi, điển hình là các trận đánh chặn địch ở Củ Chi (tháng 1 và tháng 2-1966), ở Bắc Bình Định (từ ngày 28-1 đến ngày 7-3-1966); tập kích các sân bay: Chu Lai, Tân Sơn Nhất, Phú Lợi. . . , các căn cứ của Mĩ – ngụy , tiêu biểu là cuộc tập kích khách sạn Víchtona (l-4-1966) diệt 200 sĩ quan Mĩ …

Tính chung trong 4 tháng mùa khô 1965 – 1966, quân và dân miền Nam đã loại khỏi vòng chiến đấu khoảng 100.000 địch, trong đó có 40.000 lính Mĩ, 3.000 quân chư hầu; bắn rơi và phá huỷ 900 máy bay, phá huỷ 6.000 xe quân sự, trong đó có 350 xe tăng, xe bọc thép.

Bị thất bại nặng nề trong cuộc phản công chiến lược lần thứ nhất, đế quốc Mĩ để một thời gian dài chuẩn bị cho cuộc phản công chiến lược lần thứ hai. Trên cơ sở đã có một lực lượng hơn 980.000 quân, trong đó có 440.000 quân viễn chinh và quân chư hầu, bước vào mùa khô 1966 – 1967, đế quốc Mĩ mở cuộc phản công chiến lược lần thứ hai. Với mục tiêu tiêu diệt quân chủ lực và cơ quan đầu não cách mạng miền Nam, chúng mở tới 895 cuộc hành quân lớn, nhỏ; trong đó có 3 cuộc hành quân then chốt nhất: Cuộc hành quân Áttơnborơ đánh vào Chiến khu Dương Minh Châu (Tây Ninh), diễn ra vào tháng 11-1966, gồm 3 lữ đoàn, tương đương 30.000 quân; cuộc hành quân Xêđaphôn đánh vào vùng tam giác Trảng Bàng – Bến Súc – Củ Chi, diễn ra vào tháng 1-1967, gồm 3 lữ đoàn Mĩ (30.000 quân) cùng 3 chiến đoàn ngụy; và cuộc hành quân Gianxơn Xiti đánh vào vùng Bắc Tây Ninh, có quy mô lớn nhất và dài ngày nhất (từ 25-2 đến 15- 3-1967).

Trong cuộc hành quân Gianxơn Xiti, toàn bộ lực lượng cơ động của Mĩ ở vùng Đông Nam Bộ, gồm 6 lữ đoàn pháo binh, 1 trung đoàn và 1 tiểu đoàn công binh cùng với 1 chiến đoàn lính thuỷ đánh bộ và một số đơn vị biệt kích ngụy (tổng cộng 45.000 quân), hơn 800 xe tăng và xe bọc thép, hơn 200 khẩu pháo, hàng trăm máy bay chiến đấu, cùng với hàng ngàn xe hơi và hàng trăm máy bay vận tải quân sự 1 được huy động nhằm bao vây, càn quét một khu vực dài 35 km, rộng 25 km, âm mưu tiêu diệt cơ quan đầu não cách mạng miền Nam (Trung ương Cục, Bộ Chỉ huy Quân Giải phóng, Uỷ ban Trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam) và chủ lực Quân Giải phóng; phá hoại kho tàng dự trữ của ta; lấn chiếm, chia cắt và triệt phá căn cứ kháng chiến; phong toả biên giới.

Trong lúc đế quốc Mĩ đang ồ ạt đưa thêm quân vào miền Nam chuẩn bị cho cuộc phản công chiến lược lần thứ hai, Trung ương Đảng chủ trương mở Mặt trận Đường 9 – Bắc Quảng Trị ngay trong tháng 6-1966, tạo nên hướng tiến công mới trên một địa bàn chiến lược trọng yếu, buộc địch phải phân tán một bộ phận quan trọng quân chủ lực ra phía Bắc. Cùng với những cuộc tiến công địch trên Mặt trận Đường 9 – Bắc Quảng Trị và các chiến trường khác, quân và dân ta trên toàn miền liên tiếp mở hàng loạt cuộc phản công đánh bại các cuộc hành quân của địch.

Ba cuộc hành quân lớn “tìm diệt ” và “bình định ” của quân Mĩ đều bị đánh tan, trong đó cuộc hành quân Gian xơn Xin bị thất bại nặng nề nhất: Hơn 11.000 tên địch, hầu hết là Mĩ, bị loại khỏi vòng chiến đấu, 900 xe quân sự các loại bị phá huỷ (có 700 xe tăng và xe bọc thép M.113), 143 máy bay bị bắn rơi.

Tính chung trong mùa khô 1966 – 1967, trên toàn miền Nam, quân và dân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu khoảng 170.000 địch; trong đó có 70.000 tên Mĩ, 5.000 quân chư hầu; bắn rơi và phá huỷ 1.800 máy bay; phá huỷ 1.700 xe quân sự, 300 khẩu pháo, bắn chìm và bắn cháy 100 tàu, xuồng chiến đấu.

Thắng lợi trên mặt trận quân sự của các lực lượng vũ trang cách mạng đã tạo thế cho phong trào đấu tranh chính trị lan rộng trong các tầng lớp nhân dân.

Ở hầu khắp các vùng nông thôn miền Nam, quần chúng nông dân, được sự hỗ trợ của các lực lượng vũ trang, đã vùng lên đấu tranh chống ách kìm kẹp, trừng trị bọn ác ôn, phá vỡ từng mảng lớn ấp chiến lược, làm thất bại âm mưu “bình định “, giành dân của Mĩ – ngụy.

Trong hầu hết các thành thị miền Nam, giai cấp công nhân cùng các tầng lớp lao động, học sinh, sinh viên, Phật tử, các binh sĩ ngụy … nổi dậy đấu tranh đòi lật đổ chính phủ bù nhìn Thiệu – Kì, đòi Mĩ rút quân về nước và đòi các quyền tự do dân chủ, cải thiện đời sống. Phong trào nổ ra mạnh mẽ ở các thành phố, nhất là Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng.

Tại Đà Nẵng, lợi dụng mâu thuẫn giữa các phe phái trong nội bộ ngụy quyền, khi Nguyễn Cao Kì (Thủ tướng bù nhìn) cách chức Nguyễn Chánh Thi (Tư lệnh Quân đoàn I), ngày 10-3- 1966, Đảng bộ địa phương phát động quần chúng đứng lên đấu tranh chống Mĩ – ngụy.

Ngày 19-3-1966, Tổng hội sinh viên Huế cử người vào Đà Nẵng tổ chức cuộc hội thảo về hai vấn đề: Tác hại của đồng đơm, bán nước hay cứu nước, thu hút đông đảo sinh viên và học sinh Đà Nẵng tham gia.

Cùng thời gian trên, tại các thành phố Huế, Đà Nẵng và nhiều nơi khác tổ chức yêu nước mang tên “lực lượng nhân dân tranh thủ cách mạng” ra đời, có cơ sở của ta làm nòng cất, hoạt động công khai trong bộ phận những người làm nghề lái xe, công chức và học sinh…

Từ cuối tháng 3-1966 trở đi, phong trào đấu tranh của nhân dân Huế – Đà Nẵng có bước chuyển biến mới. Nhiều cuộc tổng bãi công, bãi khoá, bãi thị nổ ra đã làm tê liệt mọi hoạt động của địch trong thành phố. Đáng chú ý là cuộc đấu tranh ngày 30-3- 1966 của 100.000 công nhân và các tầng lớp lao động ở thành phố Đà Nẵng. Phối hợp với cuộc đấu tranh của công nhân và nhân dân Đà Nẵng, nhân dân thành phố Huế đốt Phòng thông tin Mĩ, phá Lãnh sự Mĩ và đốt phá nhà cửa của bọn tay sai.

Phong trào đấu tranh của nhân dân Huế và Đà Nẵng có ảnh hưởng lớn đến các tầng lớp nhân dân, nhất là công nhân ở Sài Gòn và nhiều thành phố, thị xã khác.

Tại Sài Gòn, ngày 21-6-1966, khoảng 7.000 công nhân trên các công trường xây dựng sân bay Biên Hoà, Tân Sơn Nhất và cảng Sài Gòn tổ chức bãi công chống chủ hãng. Đến ngày 24-6, số lượng công nhân tham gia đấu tranh lên tới 15.000 người, chiếm gần 50% tổng số công nhân của hãng này. Cuộc đấu tranh của công nhân Sài Gòn đã làm tê liệt hơn 10 công trình xây dựng quân sự Mĩ ở miền Nam. Trước khí thế đấu tranh mạnh mẽ của công nhân, ngày 27-6- 1966, Đại sứ Mĩ Ca bết Lốt, Tướng Oetmolen và chủ hãng RMK – BRJ phải chấp nhận giải quyết một phần yêu sách của công nhân, trong đó có yêu sách tăng lương.

Đầu tháng 1-1968, khoảng 3.500 công nhân nhà máy điện và nước thành phố Sài Gòn bãi công phản đối ngụy quyền Thiệu – Kì cắt giảm lương; đồng thời đòi tăng lương cho công nhân.

Cuộc bãi công của công nhân nhà máy điện đã làm cho nhiều ngành sản xuất phải ngừng hoạt động vì thiếu điện. Ngụy quyền Sài Gòn một mặt bắt giam một số công nhân, một mặt cho quân đội chiếm nhà máy điện, nước, hòng dập tắt phong trào, nhưng công nhân vẫn tiếp tục bãi công. Hưởng ứng cuộc đấu tranh của công nhân điện, nước, ngày 12-1-1968, công nhân cảng Sài Gòn tổ chức bãi công. Ngày 13-1-1968, ngụy quyền Sài Gòn ra lệnh cho cảnh sát dùng áp lực bắt công nhân điện, nước và công nhân bốc vác phải trở lại làm việc; nhưng công nhân kiên quyết chống lệnh, tiếp tục bãi công. Phong trào càng lan rộng. Ngày 15-1- 1968, khoảng 5.700 công nhân lái xe, công nhân nhà máy dệt và nhiều nhà máy khác ở Sài Gòn đấu tranh ủng hộ cuộc bãi công của công nhân điện, nước. Tính đến ngày 16-1-1968, ở thành phố Sài Gòn đã có 17.000 công nhân thuộc nhiều ngành tham gia đấu tranh.

Trước tình hình đó, ngụy quyền Sài Gòn phải nhượng bộ, chấp nhận tăng 12% lương cho công nhân kể từ tháng 9-1967.

Phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân miền Nam trong những năm 1965 – 1968 không chỉ nhằm vào ngụy quân, ngụy quyền, mà còn trực tiếp chĩa vào quân viễn chinh Mĩ và quân chư hầu. Ngày 20-1-1967, ở Quảng Ngài, có gần 40.000 người kẻo về thị xã và các thị trấn, tố cáo tội ác của lính Mĩ và lính Phê Chung Hi; gần 10.000 người chặn xe bọc thép Mĩ trên Đường số 1, đòi Mĩ rút quân về nước. Tại căn cứ Chu Lai, hàng vạn người kẻo đến đấu tranh trực diện với lính Phê Chung Hi, đòi chúng chấm dứt các hành động tội ác, đòi bồi thường những thiệt hại do chúng gây ra.

Thắng lợi của phong trào đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân miền Nam mở rộng quyền làm chủ ở các vùng nông thôn và ven đô thị. Uy tín và ảnh hưởng của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ngày càng được nâng cao và mở rộng không chỉ ở trong nước, mà cả trên trường quốc tế. Tính đến cuối năm 1967, Mặt trận đã có các cơ quan thường trực ở các nước: Liên Xô, Cu Ba, Hunggari, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Ba Lan, Tiệp Khắc, Trung Quốc, Campuchia, Cộng hoà Ả Rập Thống nhất, Angiêri, Inđônêxia. Cương lĩnh chính trị của Mặt trận đã được 41 chính phủ, 12 tổ chức quốc tế và 5 tổ chức khu vực lên tiếng ủng hộ. Nhân dân thế giới cũng ngày càng bày tỏ sự đồng tình, ủng hộ sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ , cứu nước của nhân dân ta. Hội nghị nhân dân Á – Phi – Mĩ Latinh (1-1966) tại Lahabana (Cu Ba) lên tiếng ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam, coi đoàn kết với Việt Nam và việc bảo vệ sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân Việt Nam là nhiệm vụ trung tâm của cách mạng các nước Á – Phi – Mĩ La – tinh. Trong khi đó, đế quốc Mĩ và tay sai ngày càng bị cô lập trên trường quốc tế.

Theo sáng kiến của nhà bác học Anh Béctơrăng Rútxen, Toà án quốc tế xét xử tội ác chiến tranh của Mĩ ở Việt Nam và Đông Dương được thành lập vào giữa năm 1967. Qua hai phiên toà tổ chức trong năm 1967, tội ác chiến tranh của Mĩ được phanh phui trước nhân dân thế giới. Nước Mĩ đứng trước nhiều khó khăn. Kinh tế, tài chính ngày càng giảm sút. Tổng thống Mĩ Giônxơn phải thú nhận: “. Suốt mùa thu năm 1967 và mùa xuân 1968, chúng ta phải đấu tranh với một trong những cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng nhất kém những năm qua… “.

Nội bộ giới cầm quyền Mĩ bị chia rẽ sâu sắc Phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam trong các tầng lớp nhân dân Mĩ trở nên mạnh mẽ, rộng lớn và đến tháng 12 phát triển trên quy mô cả nước, với “Tuần lễ đòi chấm dứt chiến tranh, chấm dứt quân dịch “. về phía cách mạng miền Nam, sự kết hợp chặt chẽ cuộc đấu tranh trên ba mặt trận quân sự, chính trị và ngoại giao 2 đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho quân và dân ta tiếp tục tiến lên giành nhiều thắng lợi to lớn. Trên cơ sở đó, đặc biệt là sau thắng lợi mùa khô lần thứ hai (1966 – 1967), Hội nghị Bộ Chính trị (12-1967) và Hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần 14 (1-1968) đi đến một quyết định lịch sử: Chuyển cuộc chiến tranh cách mạng miền Nam sang một thời kì mới – thời kì giành thắng lợi quyết định. Nghị quyết Trung ương Đảng chỉ rõ: “Nhiệm vụ trọng đại và cấp bách của ta là động viên những nỗ lực lớn nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ở cả hai miền, đưa cuộc chiến tranh cách mạng của ta lên một bước phát triển cao nhất, bằng phương pháp tổng công kích tổng khởi nghĩa để giành thắng lợi quyết định”.

Về phía Mĩ – ngụy, sau thất bại nặng nề trong cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ hai (1966 – 1967), chúng tăng quân viễn chinh lên 525.000 người, đưa tổng số quân Mĩ , ngụy và chư hầu lên tới 1 200.000 người. Trên cơ sở đó, chúng mở tiếp cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ ba (Đông – Xuân 1967 – 1968) vào miền Đông Nam Bộ, mở đầu bằng cuộc hành quân mang tên “Hòn đá vàng ” (8-12-1967) của Sư đoàn 25 quân viễn chinh Mĩ đánh vào Kon Tum, Chiến khu C.

Vừa bắt đầu triển khai cuộc phản công thì địch phát hiện quân ta đang di chuyển lớn vào các hướng quan trọng trên chiến trường miền Nam. Vì vậy, chúng buộc phải huỷ bỏ kế hoạch phản công, đồng thời rút phần lớn lực lượng về chốt giữ những vùng chiến lược quan trọng chuẩn bị đối phó với các cuộc tiến công của ta.

Biết trước sẽ có cuộc tiến công lớn của Quân Giải phóng, nhưng không phán đoán được hướng tiến công, quy mô, hình thức của cuộc tiến công, nên Mĩ -ngụy chưa có sự chuẩn bị gì cụ thể, mà chỉ ra lệnh báo động trên toàn miền và huỷ bỏ lệnh ngừng bắn trong dịp Tết. Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, trong đêm 30 rạng 31-1-1968 (đêm giao thừa Tết Mậu Thân), lúc địch có nhiều sơ hở và chủ quan nhất, chủ lực Quân Giải phóng bất ngờ mở cuộc tập kích chiến lược vào 4 thành phố, 37 thị xã và hàng trăm thị trấn, 4 tư lệnh quân đoàn, hầu hết các bộ tư lệnh sư đoàn, 30 sân bay và gần 100 cơ sở hậu cần. Từ đó, cuộc Tổng tiến công (tức tổng công kích) và nổi dậy (không có nổi dậy đồng loạt, hay tổng khởi nghĩa, như chủ trương đã đề ra) diễn ra qua ba đợt với quy mô rộng lớn: Đợt 1 (30-1 – 25-2), đợt 2 (4-5 – 18-6), đợt 3 (17-8 – 23-9-1968).

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy diễn ra ở hầu khắp các thành phố, thị xã, thị trấn, các ấp chiến lược, các vùng nông thôn bị địch kiểm soát; ở 37 trong tổng số 44 tỉnh, thành, 4 trong tổng số 6 thành phố, 64 trong tổng số 242 thị xã, thị trấn, quận lị.

Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy 1968, khí thế mạnh mẽ nhất ở hai thành phố lớn Sài Gòn và Huế.

Tại Sài Gòn, Quân Giải phóng tiến công đến tận các sào huyệt, các vị trí quan trọng của địch: Toà Đại sứ Mĩ , Dinh Độc Lập, Bộ Tổng Tham mưu ngụy, Bộ Tư lệnh biệt khu thủ đô, Tổng Nha cảnh sát, Đài phát thanh Sài Gòn, Sân bay Tân Sơn Nhất, Sở chỉ huy các sư đoàn bộ binh Mĩ số 1, 9, 25, 101…

Phối hợp với các cuộc tiến công quân sư của lực lượng vũ trang, hàng chục vạn quần chúng nội, ngoại thành nổi dậy trừng trị bọn ác ôn ngoan cố, bọn mật vụ, phá thế kìm kẹp của địch, giành quyền làm chủ. Tại Huế, sau 4 ngày tiến công (từ rạng sáng 31-l-1968), quân và dân ta đã chiếm hầu hết các mục tiêu quan trọng của địch như Dinh Tỉnh trưởng, Đồn Cảnh sát, Đài Phát thanh, Khách sạn Thuận Hoá và Hương Giang, sân bay… và làm chủ hoàn toàn thành phố trong suất 25 ngày (từ 30-1 đến 25-2-1968).

Được sự hỗ trợ của các đòn tiến công quân sự, quần chúng trong thành phố hăng hái làm nhiệm vụ dẫn đường cho bộ đội, đào hầm, xây chiến luỹ, tiếp tế, cáng thương binh… Các tổ chức quần chúng (Mặt trận thanh niên Huế, Hội binh sĩ yêu nước li khai) ra đời. Chính quyền cách mạng được thành lập ở nhiều khu vực trong thành phố. Hàng nghìn thanh niên tình nguyện tham gia các đội du kích, tự vệ, các đội công tác.

Ở nhiều địa phương khác Kon Tum, Plâycu, Buôn Ma Thuột, Quảng Trị, Biên Hoà, Bến Tre, Mĩ Tho…), các lực lượng vũ trang tiến công mạnh mẽ, quần chúng nổi dậy, gây cho địch nhiều thiệt hại nặng nề.

Trong khi đó, trên nhiều vùng nông thôn, quần chúng nhân dân nổi dậy với khí thế mạnh mẽ, phá vỡ hàng loạt ấp chiến lược, đập tan bộ máy chính quyền và bộ máy kìm kẹp của địch, bức địch rút nhiều đồn bốt, mở rộng vùng giải phóng.

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đã đánh trúng hầu hết các cơ quan đầu não, các sở chỉ huy của Mĩ – ngụy – chư hầu, tiến công hàng loạt các căn cứ, các tuyến phòng thủ, các hệ thống giao thông thuỷ, bộ, các kho tàng, làm tê liệt mọi hoạt động liên lạc, vận chuyển của địch. Chỉ tính riêng đợt 1 của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy (30-l – 25-2), quân và dân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 147.000 địch, trong đó có 43.000 lính Mĩ ; số quân ngụy đào ngũ, rã ngũ là 200.000. Một khối lượng rất lớn vật chất và phương tiện chiến tranh bị phá huỷ: 2.370 máy bay các loại, 230 tàu, xuồng chiến đấu, 1.700 xe tăng và thiết giáp, hàng ngàn xe ô tô, 230 tàu, xuồng chiến đấu, trên 200 kho xăng, gần 250 kho bom đạn…

Từ trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy, nhiều lực lượng mới chống Mĩ – ngụy xuất hiện, mặt trận đoàn kết dân tộc chống Mĩ được mở rộng. Tổ chức “Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ”. Được sự hỗ trợ của các đòn tiến công quân sự, quần chúng trong thành phố hăng hái làm nhiệm vụ dẫn đường cho bộ đội, đào hầm, xây chiến luỹ, tiếp tế, cáng thương binh… Các tổ chức quấn chúng (Mặt trận thanh niên Huế, Hội binh sĩ yêu nước li khai) ra dời. Chính quyền cách mạng được thành lập ở nhiều khu vực trong thành phố. Hàng nghìn thanh niên tình nguyện tham gia các đội du kích, tự vệ, các đội công tác.

Ở nhiều địa phương khác Kon Tum, Plâycu, Buôn Ma Thuột, Quảng Trị, Biên Hoà, Bến Tre, Mĩ Tho…), các lực lượng vũ trang tiến công mạnh mẽ, quần chúng nổi dậy, gây cho địch nhiều thiệt hại nặng nề.

Trong khi đó, trên nhiều vùng nông thôn, quần chúng nhân dân nổi dậy với khí thế mạnh mẽ, phá vỡ hàng loạt ấp chiến lược, đập tan bộ máy chính quyền và bộ máy kìm kẹp của địch, bức địch rút nhiều đồn bốt, mở rộng vùng giải phóng.

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đã đánh trúng hầu hết các cơ quan đầu não, các sở chỉ huy của Mĩ – ngụy – chư hầu, tiến công hàng loạt các căn cứ, các tuyến phòng thủ, các hệ thống giao thông thuỷ, bộ, các kho tàng, làm tê liệt mọi hoạt động liên lạc, vận chuyển của địch. Chỉ tính riêng đợt 1 của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy (30-1 – 25-2), quân và dân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 147.000 địch, trong đó có 43.000 lính Mĩ ; số quân ngụy đào ngũ, rã ngũ là 200.000. Một khối lượng rất lớn vật chất và phương tiện chiến tranh bị phá huỷ: 2.370 máy bay các loại, 230 tàu, xuồng chiến đấu, 1.700 xe tăng và thiết giáp, hàng ngàn xe ô tô, 230 tàu, xuồng chiến đấu, trên 200 kho xăng, gần 250 kho bom đạn…

Từ trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy, nhiều lực lượng mới chống Mĩ – ngụy xuất hiện, mặt trận đoàn kết dân tộc chống Mĩ được mở rộng. Tổ chức “Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hoà bình Việt Nam” đại diện cho các tầng lớp trí thức, tư sản dân tộc tiến bộ ở các thành thị ra đời (20-4-1968), do Luật sư Trịnh Đình Thảo làm Chủ tịch, Kĩ sư Lâm Văn Tết và Hoà thượng Thích Đôn Hậu làm Phó Chủ tịch.

Cuộc tập kích chiến lược Tết Mậu Thân 1968 – mở đầu cuộc Tổng tiến công và nổi dậy – là đòn bất ngờ làm cho địch choáng váng. “Chiến tranh Việt Nam có quá nhiều bất ngờ, nhưng không có bất ngờ nào làm người ta phải sửng sốt nhiều hơn trận tiến công Tết. Đặc biệt nó lại diễn ra ngay trong Sứ quán Mĩ ở Sài Gòn, nơi từng nhiều lần tuyên bố rằng “tình hình tồi tệ đã qua rồi” 2. Tờ Thời báo Mĩ số ra ngày 9-2-1968 gọi cuộc tập kích này “chắc chắn là một hành động bất ngờ thần thánh, một lực lượng địch tản mát và không ai thấy được, bị săn đuổi khắp nơi không lúc nào ngừng, bỗng dưng xuất hiện và đồng loạt tiến công ở hàng trăm trận địa trên khắp nước” . Nhưng do lực lượng địch còn đông (hơn 500.000 quân Mĩ và gần 1.000.000 quân ngụy), cơ sở ở thành thị còn mạnh, chúng nhanh chóng tổ chức lại lực lượng phản công ta ở cả thành thị lẫn nông thôn. Vì vậy, trong đợt 2 và 3 của cuộc tổng tiến công và nổi dậy, yếu tố bất ngờ đối với địch không còn, lực lượng của ta gặp không ít khó khăn và tổn thất. Thế và lực tiến công của ta yếu hẳn đi, cách mạng mất dân, mất đất trước những cuộc phản kích điên cuồng của địch. Lực lượng của ta phải rút ra khỏi thành phố trong khi nhiều vùng nông thôn bị địch lấn chiếm. Chỗ đứng chân của ta bị thu hẹp và bị đẩy lùi ở nhiều vùng rộng lớn.

Những hạn chế trên bắt nguồn từ tư tưởng chủ quan, nóng vội, đánh giá cao lực lượng ta, đánh giá thấp lực lượng địch, muốn giành thắng lợi lớn, kết thúc chiến tranh nhanh. Trong quá trình chỉ đạo cuộc Tổng tiến công, chúng ta còn cứng nhắc, không chủ động kịp thời điều chỉnh kế hoạch rút khỏi thành phố sau đợt 1, về giữ nông thôn của ta để bảo toàn và củng cố lực lượng Mặc dù có những hạn chế, thiếu sót, nhưng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 là một đòn giáng mạnh vào Mĩ – ngụy, mở ra bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, làm lung lay tận gốc ý chí xâm lược của quân viễn chinh Mĩ , buộc chúng phải xuống thang chiến tranh.

Trong cuốn sách “Giải phẫu một cuộc chiến tranh”, nhà sử học Mĩ Gabrien Côncô đánh giá: “Tết Mậu Thân là sự kiện quan trọng nhất của cuộc chiến tranh. .. Đối phương đã đạt được các mục tiêu chiến lược mà họ đề ra” . Tổng thống Mĩ Giônxơn cũng phải thừa nhận đó ” là một đòn choáng váng đối với tất cả chúng ta ở mức độ này hoặc mức độ khác. Chúng ta đã biết sắp có một hành động phô trương lực lượng; nó ồ ạt hơn mức chúng ta dự đoán… Nhưng chúng ta không nghĩ là họ tiến công nhiều mục tiêu đến như vậy…” .

Ngay sau đợt 1 của cuộc tổng tiến công, ngày 30-3-1968, Tướng Oétmolen đến Sài Gòn phổ biến chủ trương của Chính phủ Mĩ :

– Bỏ chiến lược hai gọng kìm “tìm diệt ” và “bình định”, thay bằng chiến lược “quét và giữ”. Chiến lược này do Tướng Abram đề ra và được Chính phủ Mĩ chấp nhận. Theo các nhà chiến lược Mĩ, đây là một chiến lược phòng ngự có “chiều sâu “. “Giữ” là giữ các thành thị, các căn cứ quân sự, các đường giao thông và các vị trí chiến lược quan trọng, giữ cho quân Mĩ không bị thiệt hại nặng; giữ cho ngụy quân, ngụy quyền không bị tan rã, sụp đổ; “quét” là một biện pháp để “giữ”.

– Quân đội Nam Việt Nam (quân ngụy) sẽ thay dần quân đội Mĩ trên toàn chiến trường và giữ vai trò chính.

Tính chất chiến tranh ở Việt Nam sẽ nặng về chống du kích, hành quân quy mô lớn sẽ giảm.

Thực chất đó là chủ trương “phi Mĩ hoá ” chiến tranh thay cho “Mĩ hoá” chiến tranh (tức “chiến tranh cục bộ “). Ngày 31-3-1968, Giônxơn tuyên bố không ra tranh cử tổng thống nhiệm kì thứ hai; đồng thời thông báo quyết định hạn chế hoạt động của Mĩ ở Việt Nam, rút dần quân Mĩ về nước; ra lệnh ngừng ném bom bắn phá miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra. Giới cầm quyền Mĩ cũng phải cử phái đoàn do Hariman cầm đầu, sang Pari (Pháp) đàm phán với đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Phiên họp đầu tiên giữa đại diện hai bên Chính phủ bắt đầu từ ngày 13-5-1968. Bộ trưởng Xuân Thuỷ phát biểu trước, nhấn mạnh mục đích cuộc nói chuyện này là “để xác định với phía Mĩ việc Mĩ chấm dứt không điều kiện ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và sau đó nói chuyện về những vấn đề khác liên quan đến hai bên”.

Hội nghị hai bên ở Pari sau nhiều phiên họp trong năm 1968 tuy chưa giải quyết được vấn đề gì cơ bản, nhưng đã mở dầu cho thời kì ta tiến công địch trực tiếp về ngoại giao trên bàn hội nghị, là một diễn đàn rất quan trọng để ta vạch trần bộ mặt xâm lược tàn bạo và ngoan cố của đế quốc Mĩ .

Với chủ trương “phi Mĩ hoá” chiến tranh của Giônxơn, trên thực tế, đế quốc Mĩ đã phải chấp nhận sự thất bại hoàn toàn của chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và chiến tranh phá hoại ở miền Bắc Việt Nam.

(Lytuong.net – Nguồn tài liệu: Nguyễn Xuân Minh, Lịch sử Việt Nam 1945-2000, NXB Giáo dục)

Rate this post

Leave A Reply

Your email address will not be published.