Công bằng, Bình đẳng & Bất bình đẳng giới là gì?
Nội Dung
Bình đẳng giới là gì?
Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
Ví dụ, khi nói về vấn đề bỏ phiếu bầu cử thì bình đẳng giới trong bỏ phiếu là nữ và nam đều có quyền bỏ phiếu như nhau. Nữ và nam đến tuổi 18 đều được đi bỏ phiếu. Lá phiếu dù của nữ hay nam đều có giá trị như nhau khi kiểm phiếu.
Bạn đang xem: Công bằng, Bình đẳng & Bất bình đẳng giới là gì?
Các yếu tố cấu thành bình đẳng giới:
- Quan tâm đến sự khác biệt về giới tính giữa nam và nữ cũng như những bất hợp lý về giới có thể tồn tại trên thực tế.
- Chú trọng đến ảnh hưởng của phong tục, tập quán là những nguyên nhân gốc rễ và cơ bản của tình trạng phân biệt đối xử.
- Các chính sách, pháp luật không chỉ quan tâm đến những quy định chung mà còn quan tâm đặc biệt đến các quy định thể hiện được hai khía cạnh: phân biệt hợp lý yếu tố ưu tiên, bình đẳng hoặc vừa ưu tiên, vừa bình đẳng cho một nhóm cụ thể hoặc là nam hoặc là nữ để đạt được bình đẳng giới trên thực tế.
Công bằng giới là gì?
Sự đối xử hợp lí với nam và nữ dựa trên việc thừa nhận các khác biệt giới tính nhằm đảm bảo cho nam và nữ có cơ hội và điều kiện tham gia và hưởng lợi một cách bình đẳng. Công bằng giới có thể được coi là phương tiện hay biện pháp thực hiện và bình đẳng giới là mục đích cuối cùng. Công bằng giới có thể được thể hiện ở các văn bản qui phạm và chương trình can thiệp có mục tiêu là phân bổ nguồn lực, trách nhiệm, cơ hội và lợi ích một cách phù hợp đối với nam và nữ.
Xem thêm : Khái niệm ô nhiễm môi trường nước là gì?
Ví dụ, trong Luật lao động của Việt Nam, công bằng giới thể hiện ở chỗ nữ lao động được nghỉ 30 phút mỗi ngày trong kì kinh nguyệt trong khi nam không được hưởng điều luật này. Gọi đây là công bằng giới vì các nhà làm luật đã dựa trên sự khác biệt sinh học của nữ và nam để đưa ra qui định này với mục đích giúp cho lao động nữ cũng đạt được sự thoải mái khi lao động như nam kể cả trong thời kì kinh nguyệt.
Bất bình đẳng giới là gì?
Bất bình đẳng giới là sự phân biệt đối xử với nam, nữ về vị thế, điều kiện và cơ hội bất lợi cho nam, nữ trong việc thực hiện quyền con người, đóng góp và hưởng lợi từ sự phát triển của gia đình, của đất nước.
Hay nói cách khác, bất bình đẳng giới là sự đối xử khác biệt với nam giới và phụ nữ tạo nên các cơ hội khác nhau, sự tiếp cận các nguồn lực khác nhau, sự thụ hưởng khác nhau giữa nam và nữ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Các tồn tại bất bình đẳng giới: Gánh nặng công việc, sự phân biệt đối xử, bất bình đẳng về kinh tế, chính trị, những định kiến dập khuôn và bạo lực trên cơ sở giới tính.
Xem thêm : Những tư tưởng cơ bản của triết học Phật giáo
Bất bình đẳng giới không nên diễn ra ở bất kỳ cấp nào. Với việc coi nhẹ quyền của phụ nữ, chúng ta chối bỏ cơ hội giúp hàng nghìn đàn ông, phụ nữ và trẻ em thoát khỏi cảnh nghèo khó nếu không muốn nói đó là sự thất bại trong việc đảm bảo công bằng. Ngay từ khi mới sinh ra, các bé trai và bé gái, đàn ông và phụ nữ được xã hội kỳ vọng sẽ đảm nhiệm các vai trò cụ thể và cư xử đúng mực dựa trên truyền thống, tôn giáo và tín ngưỡng. Các hành vi này được học hỏi và hình thành các chuẩn mực về giới trong xã hội. Thật không may, ở một số quốc gia các chuẩn mực về giới gây bất lợi cho phụ nữ. Thường thì các bé gái không được đi học. Khi các bé gái trưởng thành, họ ít có khả năng kiếm tiền hoặc không nhận biết được tiềm năng của mình. Phụ nữ ở các vùng nông thôn đóng vai trò then chốt trong phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên ở nhiều quốc gia đang phát triển, phụ nữ không được sở hữu đất đai một cách chính thức. Nếu không có đất, họ không thể có được các khoản vay để đầu tư làm nông hay để kinh doanh. Điều này cũng có nghĩa họ không có quyền kiểm soát việc sử dụng đất đai hay các lợi ích từ đất đai đó.
Đàn ông thường nắm giữ quyền quyết định trong gia đình như việc sử dụng các tài sản trong nhà. Những bất lợi này thường là kết quả của các hoạt động làm hạn chế khả năng tiếp cận các dịch vụ của phụ nữ như các khóa tập huấn, đào tạo. Tín ngưỡng về văn hóa cũng làm hạn chế các cơ hội của phụ nữ. Ví dụ như ở một khu vực thuộc Zambia phụ nữ không được phép trèo thuyền vì đó bị coi là điềm báo xấu. Hậu quả của vấn đề này là phụ nữ phải chịu cảnh nghèo khó và việc sản xuất nông nghiệp không thể phát triển như tiềm năng vốn có của nó dẫn đến đói nghèo vẫn còn tồn tại trong một thế giới đang phát triển.
Các chuẩn mực xã hội làm hạn chế cơ hội của phụ nữ cần được hiểu rõ và cần được thay đổi. Chúng ta có thể tác động đến các chuẩn mực xã hội và lấp đầy khoảng trống trong việc tiếp cận nguồn lực và dịch vụ giữa nam giới và phụ nữ về lâu dài. Thay đổi cần được thực hiện ở tất cả các cấp và cần phải có sự tham gia của cả nam giới và phụ nữ để làm nên những thay đổi đó. Các tổ chức nghiên cứu phát triển cần phải đầu tư và các chương trình thúc đẩy bình đẳng giới cùng với hoạt động nâng cao năng suất và thu nhập. Các chính sách cần được thực hiện để tăng sự tiếp cận nguồn lực và dịch vụ của phụ nữ.
Khi xây dựng tổ chức, phát triển chính sách và cộng đồng, hỗ trợ phụ nữ phát triển, chúng ta có cơ hội giảm nghèo và chia sẻ lợi ích cho bé trai và bé gái, cho nam giới và phụ nữ ở khắp mọi nơi trên thế giới.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Tin Tức