Nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận
Phân tích nội dung, ý nghĩa mối quan hệ biện chứng giữa nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận?
Kinh nghiệm và lý luận là hai trình độ khác nhau của nhận thức, đồng thời lại có sự thống nhất, tác động qua lại và chuyển hóa cho nhau. Nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận không đồng nhất với nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính, tuy chúng có mối liên hệ với nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính; bởi vì trong kinh nghiệm có yếu tố lý tính. Do đó có thể coi kinh nghiệm và lý luận là các bậc thang của của nhận thức lý tính, nhưng khác nhau về tính chất, trình độ phản ánh hiện thực.
Bạn đang xem: Nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận
Nhận thức kinh nghiệm
Xem thêm : Nguyễn Bình – Người thống nhất các lực lượng vũ trang Nam bộ đầu năm 1946 (Tiểu sử + Câu chuyện)
Nhận thức kinh nghiệm là quá trình nhận thức bởi sự thu nhận từ quan sát và thí nghiệm, nó tạo thành tri thức kinh nghiệm. Cho nên, tri thức kinh nghiệm nảy sinh một cách trực tiếp từ thực tiễn. Có hai loại tri thức kinh nghiệm: Tri thức kinh nghiệm thông thường (tiền khoa học) thu được từ những quan sát hàng ngày và tri thức kinh nghiệm khoa học thu nhận được từ những thí nghiệm khoa học.
Tri thức kinh nghiệm giới hạn ở lĩnh vực các sự kiện, miêu tả, phân loại các dữ kiện thu nhận được từ quan sát và thí nghiệm,nó vừa là sự phản ánh trực tiếp, nhưng cũng có tính trừu tượng và khái quát nhất định. Tri thức kinh nghiệm có vai trò không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của con người, nhưng nó còn hạn chế, song cần phải tổng kết, khái quát những tri thức kinh nghiệm nhất định để có thể phát triển thanh tri thức lý luận.
Nhận thức lý luận
Xem thêm : Tại sao nói vận động là phương thức tồn tại của vật chất, là thuộc tính cố hữu của vật chất?
Nhận thức lý luận là sự phát triển tất yếu của quá trình nhận thức, nó là trình độ cao hơn về chất so với nhận thức kinh nghiệm. Cho nên, nó là tri thức lý luận là tri thức khái quát từ tri thức kinh nghiệm, nhưng nó không hình thành một cách tự phát từ kinh nghiệm và không phải mọi lý luận đều trực tiếp xuất phát từ kinh nghiệm. Do tính độc lập tương đối mà lý luận có thể mang tính vượt trước những dữ kiện kinh nghiệm. Khác với kinh nghiệm, lý luận mang tính trừu tượng và khái quát cao nên nó mang lại sự hiểu biết sâu sắc về bản chất, về quy luật của các sự vật, hiện tượng, v.v… Đặc biệt một khi lý luận xâm nhập vào thực tiễn hoat động của quần chúng thì nó trở thành sức mạnh vật chất.
Nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận, một mặt thấy dược biện chứng của quá trình nhận thức; mặt khác cũng thấy được sự khác nhau giữa tri thức kinh nghiệm và tri thức lý luận. Vì vậy, phải coi trọng lý luận, nhưng không tuyệt dối hóa lý luận coi thường kinh nghiệm thực tiễn. Điều đó cũng có nghĩa là phải quán triệt nguyên tắc về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Phê phán và khắc phục bệnh kinh nghiệm và giáo điều trong hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người. Nhất là trong đường lối chính sách của một nhà nước đối với sự phát triển kinh tế – văn hóa xã hội nói chung.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Tin Tức