Đương sự là gì?

0

Trong các vụ việc dân sự, có một số người tham gia tố tụng có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ việc dân sự tham gia tố tụng với mục đích bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Một số trường hợp họ không có quyền lợi ích liên quan nhưng lại tham gia tố tụng để bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước… Những người tham gia tố tụng như vậy gọi là đương sự. Trong bài viết lần này chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc những nội dung liên quan tới vấn đề đương sự là gì?

Đương sự là gì?

Đương sự là cá nhân, pháp nhân tham gia tố tụng dân sự với tư cách là nguyên đơn hoặc bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Các đương sự trong vụ việc dân sự có thể là cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức, tham gia tố tụng với tư cách nguyên đơn, bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự; người yêu cầu, người bị yêu cầu, người có liên quan trong việc dân sự.

Như vậy nội dung ở trên đã giải thích được khái niệm đương sự là gì? để quý độc giả có thể nắm được rõ hơn về vấn đề này.

Nguyên đơn trong vụ án dân sự

Được quy định tại khoản 2 – Điều 68 – Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 như sau:

Nguyên đơn là người có quyền, lợi ích liên quan đến vụ án nhưng đồng thời cũng là người đã khởi kiện hoặc được người khác khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích của họ. Trong tố tụng dân sự, hoạt động tố tụng của nguyên đơn có thể dẫn tới việc làm phát sinh, thay đổi hay đình chỉ tố tụng.

duong su la gi 0

Bị đơn trong vụ án dân sự

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 – Điều 68 – Bộ luật Tố tung Dân sự năm 2015, bị đơn được hiểu như sau:

Do bị nguyên đơn hoặc người đại diện của họ khởi kiện nên bị đơn buộc phải tham gia tố tụng để trả lời về việc kiện. Tuy nhiên, hoạt động tố tụng dân sự của bị đơn cũng có thể làm thay đổi quá trình giải quyết vụ án dân sự.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự

Được quy định tại khoản 4 – Điều 68 – Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015:

Việc tham gia tố tụng của họ trong vụ án dân sự là do họ có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án dân sự. Trong đó, quyền đòi bồi hoàn giữa các đương sự là một trong những căn cứ chủ yếu để người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng, như quyền của chủ phương tiện đối với người lái xe của họ trong trường hợp chủ phương tiện phải bồi thường cho người bị hại do người lái xe gây ra; quyền của tòa án, viện kiểm sát, cơ quan điều tra đối với người tiến hành tố tụng trong trường hợp các cơ quan này đã bồi thường cho người thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người tiến hành tố tụng gây ra…

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng độc lập

Là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng độc lập với nguyên đơn và bị đơn.

Thông thường người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng độc lập có đủ điều kiện pháp lý khởi kiện vụ án dân sự nhưng do vụ án dân sự đã xuất hiện giữa nguyên đơn, bị đơn nên họ phải tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình nếu không việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ sau đó sẽ gặp khó khăn hơn.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng không độc lập

– Là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng phụ thuộc vào nguyên đơn hoặc bị đơn.

– Khi tham gia tố tụng của họ vẫn có quyền quyết định trong phạm vi quyền lợi của họ.

– Người yêu cầu trong việc dân sự: Là người tham gia tố tụng đưa ra yêu cầu về giải quyết việc dân sự.

Người yêu cầu trong việc dân sự cũng có lợi ích pháp lý độc lập, được đưa ra yêu cầu cho tòa án giải quyết như nguyên đơn trong vụ án dân sự khi tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Người có liên quan trong việc dân sự

Là người tham gia tố tụng vào việc dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc trả lời về những vấn đề liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.

Trên đây là những nội dung cơ bản xoay quanh vấn đề đương sự là gì?

Rate this post

Leave A Reply

Your email address will not be published.