Đấu giá/đấu thầu chứng khoán

0

Có nhiều phương pháp đấu giá/đầu thầu chứng khoán như đấu giá/đấu thầu kiểu Hà Lan, phương pháp dựng sổ, đấu giá/đấu thầu mở.

1. Đấu giá/đấu thầu kiểu Hà Lan (Dutch Auction)

Theo phương pháp này, các nhà đầu tư sẽ bỏ thầu với mức giá cao nhất (lãi suất thấp nhất) mà họ chấp nhận được tương ứng với mức cầu đăng ký. Tổ chức phát hành hoặc bảo lãnh phát hành sẽ xác định nhà đầu tư trúng thầu theo nguyên tắc ưu tiên những nhà đầu tư đặt mua chứng khoán với giá cao (lãi suất thấp) hơn đến khi mà tại mức giá (lãi suất) đó tất cả chứng khoán được bán hết. Nhà đầu tư trúng thầu sẽ mua chứng khoán theo đúng giá thầu mà họ đưa ra. Điều này có nghĩa là sẽ có rất nhiều mức giá trúng thầu.

Để tránh việc nhà đầu tư bỏ mức giá quá cao (lãi suất quá thấp) và không thực hiện mua như đã đặt thầu, thông thường phương pháp này đòi hỏi người đặt thầu phải đặt cọc/ ký quỹ theo một tỷ lệ nhất định trên số lượng đăng ký và lãi suất trần.

Ví dụ: Ngày 1/6/N Chính phủ phát hành trái phiếu ký hiệu CP0N06, mệnh giá

100.000 đồng để huy động 300 tỷ đồng theo phương pháp đấu thầu qua SGDCK Hà Nội. Giả sử tại phiên đấu thầu có 9 đơn vị đặt mua theo số lượng và lãi suất đặt thầu được thống kê ở bảng 3.1.

Bảng 1: Kết quả đặt thầu và trúng thầu

Đơn vị đặt thầuGiá ( lãi suất)Số lượng (tỷ đồng)Cộng dồn số lượng
NHTM B7,2%3030
NHTM A7.5%2050
NHTM E7.5%3080
NHTM C8.0%25105
NHTM D8.5%75180
CTBH I8.5%90270
NHTM F9.0%50320
CTCK H9.5%50370
CTCK G9.5%20390

Kết quả trúng thầu gồm: B, A, E, C, D, I, F. Trong đó: F chỉ mua được 30 tỷ đồng, các nhà đầu tư khác mua được 100% khối lượng đặt thầu. Lãi suất trúng thầu của mỗi tổ chức là lãi suất đặt thầu, cụ thể lần lượt theo thứ tự: 7,2%; 7,5%; 7,5%; 8%; 8,5%; 8,5% và 9%.

2. Phương pháp dựng sổ (Book Building)

Dựng sổ là phương pháp phân phối chứng khoán thông qua việc xác nhận nhu cầu của nhà đầu tư. Thông thường nhà đầu tư đăng ký nhu cầu và giá mua tương ứng với từng khối lượng cầu. Dựa vào nhu cầu thị trường và kết quả định giá, tổ chức bảo lãnh phát hành sẽ thỏa thuận với tổ chức phát hành một mức giá phát hành phù hợp. Tất cả chứng khoán được bán theo một mức giá duy nhất – giá phát hành. Tổ chức bảo lãnh phát hành sẽ phân phối chứng khoán cho nhà đầu tư theo một tỷ lệ nhất định. Dựng sổ là một phương pháp phát hành rất thông dụng tại Mĩ và các thị trường phát triển, đặc biệt áp dụng cho các đợt IPO.

Bảng 2: So sánh phương pháp Đấu giá kiểu Hà Lan và Dựng sổ

Phương pháp Đấu giá kiểu Hà LanPhương pháp Dựng sổ
Phát hành theo nhiều mức giá khác nhau, không kiểm soát được giá trúng thầu và số vốn huy động thực tếPhát hành tại một mức giá duy nhất, kiểm soát được giá phát hành và số vốn huy động thực tế
Đảm bảo tính công bằng cho tất cả các nhà đầu tưKhông đảm bảo tính công bằng cho tất cả các nhà đầu tư do tổ chức bảo lãnh có thể thiên vị cho một số khách hàng qua tỷ lệ phân phối
Giá trúng thầu thường lên tới mức cao nên giá chứng khoán trên thị trường thứ cấp có thể giảm hoặc đi ngangGiá phát hành có thể được định giá ở mức thấp, tạo sự phát triển của thị trường thứ cấp

3. Đấu giá (đấu thầu) mở (Open Auction)

Đấu giá (đấu thầu) mở là một phương thức được phát triển trong một thập kỉ gần đây (từ 1997) nhằm khắc phục nhược điểm của phương thức đấu thầu/đấu giá kiểu Hà Lan và phương pháp dựng sổ truyền thống. Về cơ bản, phương pháp đấu giá (đấu thầu) mở thực hiện tương tự như đấu giá (đấu thầu) kiểu Hà Lan, tuy nhiên các nhà đầu tư trúng thầu được áp dụng cùng một mức lãi suất cao nhất mà chứng khoán có thể phân phối hết. Các nhà đầu tư sẽ bỏ thầu với mức giá cao nhất (lãi suất thấp nhất) mà họ chấp nhận được tương ứng với mức cầu đăng ký. Tổ chức phát hành hoặc bảo lãnh phát hành sẽ xác định mức giá cao nhất (lãi suất thấp nhất) mà tại đó tất cả chứng khoán được bán hết. Nhà đầu tư đặt thầu với mức giá cao hơn (lãi suất thấp hơn) mức giá (lãi suất) trúng thầu sẽ được đáp ứng toàn bộ nhu cầu đăng ký. Nhà đầu tư đặt thầu với mức giá (lãi suất) bằng mức giá (lãi suất) trúng thầu sẽ được đáp ứng toàn bộ hoặc chỉ một phần nhu cầu đăng ký. Nhà đầu tư đặt thầu với mức giá thấp (lãi suất cao) hơn mức giá (lãi suất) trúng thầu sẽ không được đáp ứng nhu cầu đăng ký.

Trở lại ví dụ nêu ở bảng 1, nếu áp dụng đấu thầu mở thì lãi suất trúng thầu là 9% và tất cả các nhà đầu tư trúng thầu đều được mua trái phiếu với lãi suất 9%.

Thực tế IPO tại Việt Nam

Từ năm 2006 đến nay, Việt Nam bắt đầu tiến hành cổ phần hóa các DNNN có quy mô lớn, ví dụ: Vietcombank, Tập đoàn Bảo Việt, Habeco, Sabeco, PVFC, Vietinbank. Phương pháp chủ yếu được áp dụng khi IPO các doanh nghiệp này là Đấu giá kiểu Hà Lan. Thực tế áp dụng phương pháp này tại Việt Nam có một số hạn chế sau:

  • Lạm dụng chào giá cao nhằm kéo giá bình quân tăng lên. Một số nhà đầu tư đưa giá cao một cách khó hiểu và chấp nhận bỏ cọc. Nhiều nhà phân tích cho rằng, mục đích của việc đưa giá cao nhằm tạo ra sốt ảo để lũng đoạn thị trường và nhằm tăng phần giá trị chiết khấu ưu đãi đối với nhân viên (thông thường 40%). Tỷ lệ bỏ cọc cao dẫn đến hệ quả các phiên đấu giá thường không thành công như mong muốn.
  • Việc định giá cao, việc Nhà nước thu hồi phần lớn thặng dư phát hành, việc đưa ra tỷ lệ chào bán ra công chúng ở mức thấp (10-15%) đã dẫn đến sự bất cân đối cung cầu trong thời kì thị trường phát triển nóng, gây nên những hệ lụy nghiêm trọng như giá cổ phiếu giảm sau IPO, việc tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược nước ngoài khó khăn và gây áp lực lớn lên ban điều hành của doanh nghiệp sau

Nguồn: Mạc Quang Huy, Cẩm nang Ngân hàng đầu tư, NXB Thống kê, 2009

Rate this post

Leave A Reply

Your email address will not be published.