Tiếp cận hệ thống (Systemic Approach)

0

Tiếp cận hệ thống là một phương pháp nghiên cứu rút ra lý thuyết hệ thống (system theory) được nhiều ngành khoa học khác nhau vận dụng, trong đó có xã hội học.

Hệ thống là tổng hoà các thành tố, các thành phần bộ phận và các mối quan hệ giữa chúng với nhau theo một kiểu nào đó, tạo thành một cơ cấu toàn vẹn, hoàn chỉnh.

Trong xã hội học, theo quan điểm tiếp cận hệ thống (systemic approach), mỗi sự kiện, quá trình xã hội của chủ thể xã hội, phải được xem xét dưới một nhãn quan đa diện, nhiều chiều, biện chứng, thống nhất, mọi thành phần của hệ thống đều có sự phụ thuộc lẫn nhau một cách chặt chẽ.

Khi nghiên cứu một hệ thống xã hội, xã hội học xem xét hai mặt cơ bản là: thăng bằng hay ổn định và mất ổn định. Cần đi sâu phân tích theo trình tự sau:

A/ Thăng bằng hay ổn định

  • Ổn định động
  • Ổn định tĩnh là sự ổn định có sức ỳ cao không tạo điều kiện cho sự phát triển

B/ Mất ổn định?

  • Tích cực, báo hiệu sự thay đổi hệ thống bằng một hệ thống mới tốt đẹp hơn
  • Tiêu cực, dẫn đến suy yếu và đổ vỡ hệ thống

Khi xem xét hoạt động của một hệ thống xã hội, xã hội học xây dựng các khái niệm sau:

  • Khi các bộ phận hoạt động nhịp nhàng theo một mục tiêu thống nhất thì có sự đồng bộ
  • Sự phát triển quá sớm hay sự duy trì tình trạng lạc hậu quá độ ở một bộ phận nào đó có nguy cơ dẫn đến lệch pha

C/ Tích hợp (integration) và thích nghi (adaptation)

  • Tích hợp là sự thống nhất nội bộ do những nội lực phát sinh bên trong hệ thống. Thích nghi là quá trình quan hệ thích ứng của hệ thống với các hệ thống xung

Để đảm bảo sự thích nghi cần thiết với môi trường, hệ thống xã hội phải là một hệ thống mở.

Rate this post

Leave A Reply

Your email address will not be published.