Kế hoạch Đờ Lát Đơ Tátxinhi 1950
Đế quốc Mĩ can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương – Kế hoạch Đờ Lát đờ Tátxinhi
1. Mĩ can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương
Từ năm 1950, cuộc kháng chiến của nhân dân ta đã giành được nhiều thắng lợi to lớn về chính trị, ngoại giao và quân sự. Uy tín và địa vị của Nhà nước ta được nâng cao trên trường chính quốc tế. Sau khi thiết lập được quan hệ ngoại giao với các nước xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ của bạn bè không chỉ về tinh thần mà cả vật chất. Năm 1950, hàng viện trợ của Trung Quốc bắt đầu được chuyển đến Việt Nam.
Bạn đang xem: Kế hoạch Đờ Lát Đơ Tátxinhi 1950
Cùng với sự lớn mạnh của các nước xã hội chủ nghĩa, phong trào giải phóng dân tộc tiếp tục phát triển; phong trào đấu tranh vì hoà bình và dân chủ cũng ngày càng lan rộng. Tại nước Pháp, phong trào phản đối cuộc chiến tranh bẩn thỉu của thực dân Pháp ở Đông Dương ngày càng dâng lên mạnh mẽ. Nhiều nghị sĩ trong Quốc hội lên tiếng chất vấn, công kích Chính phủ theo đuổi cuộc chiến tranh phi nghĩa ở Đông Dương Nhân dân các nước Angiêri, Marốc, Tuynidi… lên tiếng đòi rút quân đội viễn chinh Pháp ra khỏi Việt Nam.
Trước tình thế đó, thực dân Pháp nhận thấy khó có thể tiếp tục cuộc chiến tranh nếu không có sự giúp sức của đế quốc Mĩ . Vì vậy, dù mâu thuẫn với Mĩ, thực dân Pháp vẫn buộc phải dựa vào Mĩ, cầu xin viện trợ Mĩ để theo đuổi cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương. Về phía đế quốc Mĩ, nhân lực Pháp thất bại ở mặt trận Biên giới, chúng tăng thêm viện trợ cho Pháp và can thiệp sâu hơn vào cuộc chiến tranh Đông Dương, nhằm ngăn chặn phong trào cách mạng. lan xuống Đông Nam Á, từng bước thay chân Pháp, độc chiếm Đông Dương
Tháng 12-1950, Mĩ, Pháp cùng với các Chính phủ bù nhìn Việt, Miên, Lào kí Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương. Với Hiệp định này, Mĩ cam kết sẽ viện trợ quân sự cho chính quyền bù nhìn ba nước để phòng thủ Đông
Dương. Cuối tháng 1-1951, Thủ tướng Pháp Plêven và Tổng Tham mưu trưởng quân đội viễn chinh Pháp Ala hội đàm với Tổng thống Mĩ Truman về viện trợ cho Đông Dương. Pháp yêu cầu Mĩ cung cấp tối đa vũ khí và các trang bị cần thiết cho quân đội bù nhìn.
Tháng 9-1951, Mĩ và Chính phủ bù nhìn Bảo Đại kí hiệp ước tay đôi dưới tên gọi Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt – Mĩ, nhằm chuyển thẳng một phần viện trợ của Mĩ cho Chính phủ Bảo Đại. Thông qua đó, Mĩ từng bước nắm chặt ngụy quyền Bảo Đại. Tháng 12-1951, Mĩ cùng Bảo Đại kí tiếp bản Hiệp nghị an ninh chung.
Dựa vào các bản hiệp định trên, viện trợ của Mĩ chiếm tỉ lệ ngày càng cao trong ngân sách chiến tranh Đông Dương:
- Năm 1950: 52 tỉ phrăng (19% ngân sách)
- Năm 1951: 62 tỉ phrăng (16% – )
- Năm 1952: 200 tỉ phưăng (35% – )
- Năm 1953; 285 tỉ phrăng (49% – )
- Năm 1954: 555 tỉ phrăng (73% – ) [Lịch sử quân đội nhân dân Việt Nam. NXB Quân đội nhân dân. Hà Nội 1974, tr.427.]
Từ năm 1950 đến năm 1953, đế quốc Mĩ đưa vào Đông Dương khoảng 400.000 tấn vũ khí và phương tiện chiến tranh. Riêng trong hai năm (1952 – 1953), số tiến Mĩ cho Pháp vay là 314 triệu đôla.
Các phái đoàn viện trợ kinh tế, cố vấn quân sự Mĩ cũng lần lượt sang Việt Nam.Tháng 5-1950, phái đoàn viện trợ Mĩ đến Sài Gòn. Tháng 9-1950, phái đoàn cố vấn quân sự Mĩ (MAAG) được thành lập ở Việt Nam. Năm 1952, các Phòng Thông tin Mĩ được đặt ở nhiều nơi trong vùng thực dân Pháp chiếm đóng. Các tướng, tá, chính khách Mĩ ở Đông Dương ngày càng tăng. Các trung tâm và trường huấn luyện của Mĩ bắt đầu tuyển chọn và đưa người Việt Nam sang. học tại Mĩ .
2 – Kế hoạch Đờ Lát đờ Tátxinhi
Được Mĩ viện trợ, thực dân Pháp tập trung lực lượng phòng ngự và bình định vùng tạm chiếm, nhất là khu vực đồng bằng Bắc Bộ; đồng thời chuẩn bị mở các cuộc phản công với hi vọng giành lại quyền chủ động về chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ. Ngày 6-12-1950, Chính phủ Pháp cử Đại tướng Đờ Lát đờ Tátxinhi (De Lattre de Tassigny) – Tư lệnh lục quân Khối Tây Âu – sang làm Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh, kiêm Cao uỷ Đông Dương. Đây là lần đầu tiên sau 5 năm chiến tranh xâm lược Đông Dương, Chính phủ Pháp tập trung quyền hành cả quân sự và chính trị vào tay một viên tướng để thống nhất chỉ đạo chiến tranh. Đờ Lát vạch ra một kế hoạch quân sự gồm 4 điểm chủ yếu: Gấp rút tập trung quân Âu – Phi để xây dựng thành một lực lượng cơ động chiến lược mạnh; đồng thời phát triển ngụy quân với quy mô lớn.
– Xây dựng quân đội quốc gia của chính quyền bù nhìn Bảo Đại.
Xem thêm : Mỹ thuật Hy Lạp cổ đại
– Xây dựng tuyến công sự phòng thủ bao quanh trung du và đồng bằng Bắc Bộ nhằm đối phó với chủ lực của ta và ngăn chặn ta đưa nhân lực, vật lực ra vùng tự do.
Tiến hành chiến tranh tổng lực, bình định vùng tạm bị chiếm và vùng du kích; đồng thời phá hoại hậu phương kháng chiến và chuẩn bị tấn công ra vùng tự do.
Tư tưởng chủ đạo của kế hoạch Đờ Lát là tập trung nỗ lực của đội quân viễn chinh Pháp vào chiến trường Bắc Bộ, làm cho Bắc Bộ trở thành “cái then cửa” của vùng Đông Nam Á chống lại phong trào cách mạng đang phát triển mạnh mẽ ở khu vực này. Tiếp theo kế hoạch Rơ ve, Kế hoạch Đờ Lát càng thể hiện rõ sự can thiệp của Mĩ vào cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương và viện trợ Mĩ từ lúc này đã trở thành một điều kiện hết sức quan trọng để thực hiện Kế hoạch Đờ Lát. vừa phải lo đối phó với các chiến dịch tiến công của quân đội ta và ra sức càn quét để ổn định vùng tạm chiếm, thực dân Pháp vừa đẩy mạnh tốc độ thực hiện kế hoạch Đờ Lát.
Về chính trị, với việc Bảo Đại lên ngôi “Quốc trưởng” và chính phủ Trần Văn Hữu làm lễ tuyên thệ (3-1951), thực dân Pháp coi như đã hoàn thành việc lập chính quyền tay sai. Chúng ra sức tuyên truyền cho nền độc lập giả hiệu và tô son trát phấn cho chính quyền bù nhìn. Để tập trung quyền hành trong tay, Trần Văn Hữu lần lượt thanh trùng lực lượng Đại Việt của Nguyễn Hữu Trí ở Bắc Bộ, cách chức Phan Văn Giáo, thủ hiến Trung phấn, bao vây phong toả vùng kiểm soát của lực lượng Cao Đài, thay thế khu tự trị công giáo” ở Bùi Chu, Phát Diễm bằng tổ chức hành chính quân sự của ngụy quyền. Chính phủ Trấn Văn Hữu tiếp tục công nhận các công sở do Pháp bàn giao, tổ chức bộ máy hành chính từ tỉnh, huyện xuống tới xã, thôn trong vùng tạm chiếm.
Cùng với việc củng cố bộ máy ngụy quyền, thực dân Pháp và tay sai còn tập hợp và tranh thủ các đảng phái phản động; đồng thời tổ chức thêm nhiều đoàn thể tổ chức chính trị lừa bịp như “Thanh niên kháng chiến hải ngoại”, “Thanh niên lao động”. “Thanh niên diệt cộng”, “Đoàn thanh niên kiến quốc”… để lôi kéo quần chúng, phá hoại kháng chiến. Chúng dùng bọn cha cố phản động nắm giáo dân, bắt phu, bắt lính, phá hoại việc thực hiện các chính sách của ta, nhất là ở những vùng tập trung đồng bào công giáo.
Ở vùng Tây Nguyên, thực dân Pháp nham hiểm và xảo quyệt đẩy mạnh việc thực hiện “ba chính sách lớn” (chính sách có mặt; chính sách muối, kí ninh, dụng cụ và chính sách không can thiệp) để khống chế nhân dân các dân tộc vùng Tây Nguyên. Thông qua bộ máy cai trị từ tỉnh xuống buôn làng, qua các cuộc hành quân và nhất là bằng chính sách độc quyền nắm và phân phát muối, thuốc chữa bệnh, công cụ sản xuất, thực dân Pháp ra sức kim kẹp nhân dân, buộc họ phải theo chúng chống lại kháng chiến.
Trong các vùng tạm chiếm, với việc đẩy mạnh thực hiện chính sách “Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh” của thực dân Pháp, nhân dân ta phải đóng góp rất nặng nề. Ở Bắc Bộ, ngoài việc tăng các loại thuế, thực dân Pháp đặt ra nhiều thứ thuế mới: thuế đò, thuế bến, thuế nhà ngói dọc đường, thuế binh bị quốc phòng… Chúng còn triệt để thi hành chính sách “tam quang” (cướp sạch, đất sạch, phá sạch), hỏng triệt phá nguồn cung cấp cho kháng chiến. Tháng 3-1951, ở Bắc Bộ, thực dân Pháp mở chiến dịch cướp phá thóc lúa. Chúng ra lệnh binh lính phải theo dõi từng bước việc gặt hái của nông dân, kiểm soát chặt chẽ các chợ và đường giao thông, bắt nông dân phải tập trung thóc gạo bán cho nhà chức trách. Mỗi khi càn quét, chúng ra sức cướp phá; không lấy được hết, chúng đổ thóc gạo xuống sông, ao, hồ. Ở một số nơi, chúng bắt dân tập trung thóc gạo lên đồn rồi phát ăn từng ngày, cho quân “gặt cướp” ở các vùng giáp ranh.
Ở vùng Bình – Trị – Thiên, thực dân Pháp liên tiếp tiến hành các “trận phá lúa”, các “chiến dịch vét thóc gạo”. Tại Liên khu V, địch tiến hành cuộc “chiến tranh gạo” rất gay gắt hòng bao vây lương thực vùng tự do. Tại Nam Trung Bộ, địch càn quét dữ dội vùng đồng bằng tạm chiếm ven biển, nhất là ở Ninh Thuận, Khánh Hoà để vơ vét thóc gạo. Hàng ngàn dân bị dồn vào các “khu chiêu an”, “khu tập trung”. Nhiều cơ sở kháng chiến bị vỡ. Hệ thống đồn lốt tháp canh của địch trước đây bố tri theo tuyến, nay chuyển sang bố từ theo diện. Phong trào kháng chiến ở Liên khu V, nhất là ở vùng tạm chiếm đứng trước nhiều khó khăn gay gắt. Lúc này ta chỉ nắm được 9.000 trên tổng số 180.000 dân ở Khánh Hoà, 10.000 trên 12.000 dân ở Ninh Thuận và 40.000 trên 950.000 dân ở Bình Thuận * Hầu hết thóc gạo, lương thực trong vùng tạm chiếm đều bị giặc Pháp chiếm đoạt, làm cho nạn đói trở nên trầm trọng. Ở Nam Bộ, thực dân Pháp kiểm soát được phần lớn mạng lưới giao thông, nên càng đẩy mạnh “chiến tranh kinh tế”. Chúng thường xuyên cho tàu chiến tiến sâu vào các sông và kênh rạch, bắn phá bừa bãi các làng xóm ven sông, gây cho nhân dân ta nhiều tổn thất về người và cửa.
Dựa vào viện trợ của Mĩ, thực dân Pháp đẩy nhanh việc xây dựng quân đội ngụy, hoàn chỉnh hệ thống vành đai phòng thủ bao quanh đồng bằng và trung du Bắc Bộ.
Tháng 5-1951, Bộ Quốc phòng ngụy được tổ chức lại, đặt bên cạnh cơ quan cố vấn Pháp do tướng Đờ Latua (De Latour) phụ trách. Từ sau khi Bảo Đại kí đạo dụ “tổng động viên” (15-7-1951), giặc Pháp và ngụy quyển tay sai ráo riết thực hiện dồn dân, bắt lính. Kết hợp với biện pháp vây bắt, cưỡng bức, chúng dùng nhiều thủ đoạn dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo thanh niên vào lính. Bằng những thủ đoạn này, trong đợt tổng động viên, địch đã bắt được 6 vạn người vào lính và tốp sĩ quan người Việt đầu tiên được tập trung huấn luyện, làm nòng cốt xây dựng “quân đội quốc gia”. Sau sáu tháng kể từ khi ban hành lệnh “tổng động viên”, “quân đội quốc gia” đã có 45 tiểu đoàn, tăng 24 tiểu đoàn so với đầu năm 1951, trong đó có 28 tiểu đoàn được tổ chức thành 4 sư đoàn bộ binh. Các sư đoàn này đều do sĩ quan Pháp chỉ huy và chịu sự chỉ huy hành quân của các bộ chỉ huy quân sự các miền của Pháp.
Một số cơ quan và đơn vị binh chủng được tổ chức, như công binh, pháo binh, nha quân cụ, toà án quân sự, hiến binh quốc gia… Các trường huấn luyện sĩ quan cũng được chấn chỉnh lại. Trường võ bị liên quân ở Huế chuyển vào Đà Lạt. Một trường võ bị đào tạo sĩ quan trù bị được mở tại Nam Định. Các sĩ quan trù bị sau khi huấn luyện được đưa về các đơn vị tiểu đoàn Việt Nam (BVN), thay thế các sĩ quan người Pháp. Một số trường đào tạo hạ sĩ quan và chỉ huy chuyên môn cũng được mở.
Song song với việc xây dựng và phát triển lực lượng chính quy, Pháp và tay sại cũng chú ý chấn chỉnh và tăng cường tổ chức quân sự. Ở các địa phương. Ở tỉnh, thường có một đại đội bảo chính đoàn, đặt bên cạnh tiểu đội quân Liên hiệp Pháp. Ở quận, có từ một đến hai trung đội do quận trưởng chỉ huy. Ở tổng, tổng dũng nắm các đội hương dũng, các đội vũ trang ở thôn ấp. Tất cả các lực lượng này vẫn phải đặt dưới sự điều khiển của cơ quan chỉ huy quân sự của Pháp ở địa phương.
Xem thêm : Tóm tắt Lịch sử Việt Nam
Lực lượng ngụy quân mới xây dựng chủ yếu làm nhiệm vụ chiếm đóng, thay thế cho lực lượng quân viễn chinh rút ra làm nhiệm vụ tác chiến. Nhờ đó, thực dân Pháp đã rút được một bộ phận quân tinh nhuệ tổ chức thành các binh đoàn cơ động làm nhiệm vụ tác chiến trên các chiến trường. Đến tháng 10-1951, trên toàn Đông Dương, Pháp đã tổ chức được 7 binh đoàn cơ động (GM) và 9 tiểu đoàn dù dự bị chiến lược, nâng lực lượng cơ động chiến lược lên gấp ba lần so với năm 1950. Mặc dù vậy, để đối phó với chiến tranh du kích phát triển ngày càng mạnh mẽ ở vùng sau lưng địch và giữ đất ở vùng đồng bằng đông dân, nhiều của, thực dân Pháp vẫn phải dành phần lớn binh lực để làm nhiệm vụ chiếm đóng. Năm 1951, lực lượng chiếm đóng tăng từ 77 tiểu đoàn lên 109 tiểu đoàn chính quy, chiếm 67% tổng số quân toàn Đông Dương.
Coi chiến trường Bắc Bộ là “cái then cửa của vùng Đông Nam Á”, thực dân Pháp bố trí ở chiến trường này một binh lực khá lớn: 54% lực lượng pháo binh và lính dù, 50% lực lượng pháo binh, 42% cơ giới thiết giáp, 71 % lực lượng công binh.
Tại Bắc Bộ, Pháp tiếp tục xây dựng tuyến phòng thủ mạnh gồm hệ thống công sự bằng bê tông cốt thép (boongke) gồm 800 lô cột lập thành hàng chục cứ điểm lớn, nhỏ do 25 tiểu đoàn lính Âu – Phi tinh nhuệ chiếm đóng, kéo dài từ Hòn Gai, Đông Triều, Lục Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh, qua Vĩnh Phúc, Sơn Tây, Hà Đông, đến Ninh Bình. Ở vòng ngoài, song song với phòng tuyến boongke là một “vành đai trắng” có chiều rộng từ 5 – 10 km.
Trên khắp chiến trường từ Nam đến Bắc, quân địch đẩy mạnh bình định ở những vùng chúng kiểm soát. Chúng liên tiếp mở các chiến dịch càn quét với quy mô lớn. Ở Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, dựa vào tổ chức ngụy quyền và lực lượng phản động trong các giáo phái, địch mở các cuộc hành quân “diệt du, quét cán, cản thanh” (diệt du kích, quét cán bộ, càn thanh niên), đồng thời đánh phá vùng du kích của ta.
Ở vùng biển Hải Phòng, Kiến An, địch khẩn trương xây dựng thêm nhiều công sự boongke kiểu mới, mở rộng sân bay Cát Bỉ nhằm biến khu vực Hải Phòng – Kiến An – Đồ Sơn – Quảng Yên thành “pháo đài mạnh ven biển”. Chúng thay đổi chỉ huy và càn quét dữ dội, đánh phá các cơ sở của ta. Tại Nam Sách (Hải Dương), ngụy quyền tổ chức thí điểm đội “quần thứ hành chính lưu động” (GAMO), một tổ chức hành chính – chính trị – quân sự chuyên làm nhiệm vụ bình định, thành phần gồm sĩ quan, binh lính, gián điệp, chỉ điểm, nhân viên hành chính, y tế giáo dục, văn hoá… Thông qua đội quân này, chúng truy quét cơ sở kháng chiến, lập lại ngụy quyền, dùng mọi thủ đoạn mua chuộc, lôi kéo quần chúng.
Ở Thái Bình, Hà Nam, Hà Đông… địch ráo riết thực hiện thủ đoạn “chiêu an”. Chúng thành lập các tổ chức cứu tế xã hội”, “trại hồi cư”, “hội giúp đỡ đồng bào hồi cư” nhằm mua chuộc, lôi kéo cán bộ và nhân dân ở vùng tự do về vùng tạm chiếm. Chúng dồn dân vào các khu tập trung gọi là “đại xã” để dễ dàng kìm kẹp, khống chế nhân dân và cô lập lực lượng kháng chiến.
Tại vùng đồng bằng Nam Trung Bộ, Pháp phát triển đồn bốt, tháp canh, kết hợp quân ứng chiến với quân chiếm đóng; rào làng, dồn dân, tập trung lúa của dân vào đồn, phát triển tề điệp để khống chế và kiểm soát dân. Ở vùng chiếm đóng Bắc Quảng Nam, đầu năm 1950 có 125 tháp canh, đến cuối năm tăng lên 174; ở Khánh Hoà, năm 1951 địch đóng 109 đồn và 213 tháp canh, lùa dân vùng này đi gặt lúa vùng khác đưa về đồn, tối bắt dân ngủ ở đồn. Ở Ninh Thuận, địch bắt dân rào hết các làng “.
Đối với Tây Nguyên, để nắm được địa bàn chiến lược quan trọng này, từ tháng 2-1951, thực dân Pháp đã tách Tây Nguyên khỏi Trung phần, thành lập khu độc lập trực thuộc Bộ Tổng chỉ huy quân viễn chinh. Tại đây, chúng thành lập các trung đội “xung kích xuyên sơn”, các tiểu đoàn sơn chiến gồm người dân tộc ít người để tác chiến ở vùng núi. Ngoài ra, chúng còn thực hiện một thủ đoạn mới rất thâm độc là phát triển các ổ vũ trang phản động ở các địa phương, gọi là Gum để biến dẫn người dân binh thường thành người lính chống lại kháng chiến.
Tại Nam Bộ, cùng với chính sách kìm kẹp và cướp đoạt, thực dân Pháp và tay sai ra sức lợi dụng các tôn giáo để mê hoặc và lôi kéo quần chúng chống lại kháng chiến. Chúng thành lập các đội quân giáo phái và chuyển giao cho Bộ tham mưu ngụy chỉ huy để sử dụng vào kế hoạch bình định, càn quét. Bằng nhiều thủ đoạn nham hiểm và tàn bạo, đến cuối năm 1951, thực dân Pháp đã bắt hàng vạn thanh niên, có cả thiếu niên 14 – 15 tuổi, vào lính. Trong các thành phố lớn, địch cũng ráo riết bình định. Ở Hà Nội, từ tháng 7-1951, tiếp theo những cuộc vây càn lớn, địch chuyển sang đánh phá sâu vào các tổ chức của ta. Chúng cài cắm tay chân vào các đoàn thể. các cơ sở kháng chiến của ta để hoạt động phá hoại. Một số đơn vị bảo chính đoàn được chúng điều động trở lại đóng bốt để làm chỗ dựa cho bọn tay sai lập hội tế, bảo an: ở thành phố Hải Phòng, ngoài hàng ngàn lính cơ động, còn có cả một hệ thống cảnh sát, mật vụ, chỉ điểm cài cắm khắp các ngõ phố, nhà máy, bến cảng…
Thực dân Pháp còn huy động lực lượng cơ động mở các cuộc càn lớn để tiêu diệt lực lượng vũ trang của ta, phá nát các làng chiến đấu và căn cứ du kích dập tắt phong trào chiến tranh du kích đang ngày một lan rộng ở khắp các tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ. Kế hoạch Đờ Lát đờ Tátxinhi đã gây cho ta nhiều khó khăn mới, nhất là ở vùng sau lưng địch. Tại một số vùng, nhiều làng xóm bị tàn phá, cơ sở kháng chiến bị tổn thất, phong trào đấu tranh của nhân dân bị giảm sút. Chỉ riêng cuộc càn quét của địch vào đầu tháng 10-1951, chúng đã chiếm lại khu vực ba huyện Tiên Hưng – Duyên Hà – Hưng Nhân, với 363 làng, gồm 280.000 dân. Căn cứ du kích liên hoàn ba huyện ở phía bắc tỉnh Thái Bình trở thành vùng tạm chiếm.
Tinh hình trên đòi hỏi phải tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với mọi mặt hoạt động của kháng chiến.
(Lytuong.net – Nguồn tài liệu: Nguyễn Xuân Minh, Lịch sử Việt Nam 1945-2000, NXB Giáo dục)
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Tin Tức