Lược sử về sự ra đời của xã hội học
Nội Dung
Sự ra đời của xã hội học trên thế giới
Xã hội học bắt nguồn từ các nghiên cứu của các nhà triết học như Plato (427– 347 B.C.), Aristotle (384–322 B.C.), and Khổng Tử (551–479 B.C.) (Stolley, 2005). Trước thế kỷ XVIII, xã hội học chưa tồn tại như một môn khoa học độc lập mà bị hòa tan vào trong các khoa học khác như nhân chủng học, dân tộc học, tâm lý học và đặc biệt là triết học-môn khoa học của các khoa học. Bắt đầu từ thế kỷ XVIII, đời sống xã hội ở các nước Châu Âu ngày càng trở nên hết sức phức tạp. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất bắt đầu từ khoảng năm 1750 làm thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế- xã hội. Về mặt kinh tế, nền kinh tế đơn giản, quy mô nhỏ, dựa chủ yếu vào lao động chân tay được thay thế bằng công nghiệp và chế tạo máy móc trên quy mô lớn. Về mặt xã hội, đó là sự xuất hiện những mâu thuẫn giai cấp (cụ thể là giữa giai cấp vô sản và tư sản), mâu thuẫn dân tộc, mâu thuẫn tôn giáo căng thẳng, các quan hệ xã hội ngày càng thêm đa dạng và phức tạp. Xã hội rơi vào trạng thái biến động không ngừng: chiến tranh, khủng hoảng kinh tế, xung đột chính trị, suy thóai đạo đức, phân hóa giàu nghèo, bùng nổ dân số, tan rã hàng loạt các thiết chế cổ truyền,…Trước tình hình như thế, xã hội nảy sinh một yêu cầu cấp thiết là cần phải có một ngành khoa học nào đó đóng vai trò tương tự như một bác sĩ luôn luôn theo dõi cơ thể sống-xã hội tiến tới giải phẫu các mặt, dự báo khuynh hướng phát triển của xã hội, và chỉ ra những giải pháp có tính khả thi.
Ngành khoa học mới “Xã hội học” đã được ra đời trong bối cảnh và tình hình như thế. Thuật ngữ “Xã hội học” được đưa ra lần đầu tiên bởi học giả người Pháp tên là Emmanuel Joseph Sieyès (1748–1836) từ chữ Latinh Socius (xã hội, kết hợp, liên kết) và chữ Hy Lạp logia (logy hoặc logos) (nghiên cứu về). Vào năm 1838, Auguste Comte (1798-1857) đã đưa ra định nghĩa cho từ xã hội học và từ đó ông được xem là người đầu tiên khởi xướng ra môn xã hội học, ông được coi là ông tổ của môn học này. Comte hy vọng thống nhất tất cả các khoa học dưới xã hội học, ông tin rằng xã hội học nắm giữ tiềm năng cải thiện xã hội và hướng dẫn hoạt động con người, bao gồm tất cả các khoa học khác.
Bạn đang xem: Lược sử về sự ra đời của xã hội học
Ngay sau khi được ra đời, nhiều công trình nghiên cứu, tài liệu về xã hội học đã được công bố, nhiều khóa học chính thức được tổ chức thu hút sự chú ý của công chúng. Quyển sách đầu tiên với thuật ngữ xã hội học trong tựa đề được viết vào giữa thế kỷ 19 bởi triết gia người Anh tên là Herbert Spencer. Một khóa học có tên “xã hội học” ở Mỹ được giảng dạy lần đầu tiên năm 1875 bởi William Graham Summer, trình bày các tư tưởng của Comte và Herbert Spencer. Năm 1890, khóa học tiếp theo về xã hội học được tổ chức tại Đại học Kansas được giảng bởi Frank Blackmar. Bộ môn lịch sử và xã hội học của ĐH Kansas được thành lập vào năm 1891 và bộ môn xã hội học độc lập được thành lập vào năm 1892 tại Đại học Chicago bởi Albion W. Small (1854-1926), ông cũng là người đã sáng lập Tạp chí xã hội học Hoa Kỳ (American Journal of Sociology) vào năm 1895. Bộ môn xã hội học đầu tiên ở Châu Âu được hình thành năm 1895 tại ĐH Bordeaux. Năm 1919 bộ môn xã hội học được thành lập ở Đức tại đại học Ludwig Maximilians bởi Max Weber và năm 1920 ở Bỉ bởi Florian Znaniecki. Bộ môn xã hội học đầu tiên ở Vương Quốc Anh được thành lập tại trường Đại học Kinh tế Luân Đôn LonDon School of Economics vào năm 1904.
So với các ngành thuộc khoa học xã hội khác thì xã hội học là một ngành học tương đối mới. Nó ra đời nhằm đối phó với những thách thức của cuộc sống hiện đại. Tính di động cao và sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã làm cho mức độ tiếp xúc của con người đến các nền văn hóa và xã hội khác ngày càng gia tăng. Tác động của sự tiếp xúc này là khác nhau đối với những người khác nhau, nhưng đối với nhiều người nó bao gồm việc phá vỡ các truyền thống, phong tục và cần thiết phải có sự hiểu biết lại cách thức thế giới hoạt động. Các nhà xã hội học phản ứng lại với những sự thay đổi này bằng cách nghiên cứu yếu tố nào kết nối các nhóm xã hội lại với nhau đồng thời cũng khám phá những cơ chế, cách thức có thể làm phá vỡ sự đoàn kết xã hội. Hơn một thế kỷ qua, xã hội học đã có những bước phát triển quan trọng và nó đã thu được một số thành tựu to lớn trên thế giới, có tác dụng không nhỏ trong đời sống xã hội. Đặc biệt, xã hội học được phát triển mạnh ở các nước công nghiệp phát triển. Lý luận xã hội học đã thâm nhập vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, trở nên quen thuộc với mọi tầng lớp nhân dân, thông qua hệ thống giáo dục của các trường đại học và cao đẳng.
Xem thêm : Các hiện tượng thẩm mỹ
Sự phát triển của xã hội học gắn liền với sự phát triển của xã hội. Xã hội càng phát triển, thì yêu cầu hiểu biết về xã hội học càng cần thiết, vì nó trang bị tri thức mới cho sự phát triển của nhân loại, của đời sống xã hội loài người, cùng với mối quan hệ của nó. Cùng với các ngành khoa học khác, xã hội học đã chỉ ra những con đường, những biện pháp, cách thức hoàn thiện, phát triển các mặt của đời sống xã hội phù hợp với quy luật vận động của xã hội.
Sự ra đời của Xã hội học ở Việt Nam
Xã hội học ở Việt Nam ra đời khá muộn so với các ngành khoa học khác. Cơ quan nghiên cứu về xã hội học được chính thức ra đời vào ngày 24/03/1976 trong Quyết định số 55/KHXH-QĐ do chủ nhiệm UBKHXHVN Nguyễn Khánh Toàn ký với tên gọi Phòng Xã hội học thuộc Viện thông tin khoa học xã hội. Trong thời gian ban đầu sau khi được hình thành Phòng xã hội học chủ yếu thực hiện nhiệm vụ biên dịch các tài liệu của người ngoài thuộc các chuyên đề khác nhau của xã hội học. Đến tháng 8/1977 Ban Xã hội học được thành lập, sau đó phát triển lên thành Viện Xã hội học năm 1980 (Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia). Viện xã hội học đã tiến hành nhiều công trình nghiên cứu cả trên phương diện lý thuyết cũng như thực nghiệm các vấn đề xã hội bức xúc, tham gia tư vấn cho việc xây dựng những chính sách của Đảng và Nhà nước. Các công trình nghiên cứu xã hội học chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: cơ cấu xã hội, xã hội học đô thị và nông thôn, văn hóa, lối sống, gia đình… Đồng thời Viện xã hội học đã tiến hành các hoạt động dịch thuật và giới thiệu các công trình nghiên cứu xã hội học của các tác giả nước ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu ở Việt Nam. Lần đầu tiên thuật ngữ Xã hội học được chính thức được đưa vào Nghị quyết lần thứ IV của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nghị quyết đã nhấn mạnh: “Mở rộng và nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu trên các lĩnh vực luật học, xã hội học, sử học, khảo cổ học, dân tộc học, ngôn ngữ học, văn học nghệ thuật v.v…”. Có thể nói đây là lần đầu tiên trong một văn kiện có tính chất cương lĩnh của Đảng, vai trò của xã hội học đã được xác định. Điều đó có nghĩa là bên cạnh những công trình nghiên cứu xã hội thuộc các ngành khoa học xã hội khác, những công trình nghiên cứu xã hội học được chính thức đặt ra và coi trọng.
Cùng với sự ra đời các trung tâm nghiên cứu Xã hội học, từ 1986 trở đi, xã hội học từng bước được giảng dạy trong nhà trường, trước hết là Học viện chính trị và sau đó được đưa vào chương trình đào tạo ở các trường Đại học, Cao đẳng trên cả nước. Một bước tiến rõ rệt của ngành xã hội học Việt Nam là sự chú ý, coi trọng việc đào tạo cán bộ chuyên ngành xã hội học ở bật đại học. Từ năm học 1992-1993, khoa Xã hội học đào tạo cử nhân Xã hội học chính thức ra đời ở trường ĐH Tổng hợp Hà Nội, bắt đầu quá trình đào tạo chính quy đội ngũ các nhà nghiên cứu xã hội học.
Ở Việt Nam, xã hội học còn rất mới mẻ, có khoảng cách biệt về thời gian khá xa so với các nước trên thế giới, nhưng nó đã xác định được vị trí và vai trò của mình trong khoa học xã hội và đã có những tác dụng nhất định trong việc nhận thức và ứng dụng vào quản lý xã hội, quản lý đất nước, trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Xã hội học Việt Nam đã phát triển không chỉ với tư cách một khoa học lý luận mà cả với tư cách là một khoa học ứng dụng. Với tư cách một khoa học lý luận, xã hội học góp phần nâng cao nhận thức của con người về quá trình và hiện tượng xã hội đồng thời nó là một công cụ mạnh mẽ và có hiệu quả trong cuộc đấu tranh tư tưởng quyết liệt hiện nay trên phạm vi thế giới: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Với tư cách là một khoa học ứng dụng, xã hội học góp phần to lớn vào các quá trình phức tạp và muôn màu muôn vẻ của sự nghiệp quản lý xã hội.
Những nghiên cứu xã hội học đầu tiên
Những nghiên cứu xã hội học đầu tiên xem lĩnh vực nghiên cứu này cũng tương tự như khoa học tự nhiên, như là vật lý hoặc sinh vật. Và kết quả là, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng phương pháp luận sử dụng trong khoa học tự nhiên thì hoàn toàn có thể sử dụng trong khoa học xã hội, bao gồm xã hội học. Ảnh hưởng của việc sử dụng phương pháp khoa học (scientific method) và nhấn mạnh chủ nghĩa kinh nghiệm (empiricism) là sự khác biệt của xã hội học so với thần học, triết học, siêu hình học (metaphysics). Điều này cũng đã làm cho xã hội học được biết đến như là một khoa học theo lối kinh nghiệm. Tiếp cận xã hội học đầu tiên này được ủng hộ bởi A. Comte, phát triển thành chủ nghĩa thực chứng, một tiếp cận phương pháp luận dựa trên chủ nghĩa tự nhiên xã hội học.
Xem thêm : Acc GTA 5 Premium Edition Free 2023, Nick Gta 5 Miễn Phí
Tuy nhiên, đầu thế kỷ 19, những cách tiếp cận của các nhà theo trường phái thực chứng và tự nhiên để nghiên cứu đời sống xã hội đã bị chỉ trích bởi các nhà khoa học như Wilhelm Dilthey (1833-1911)- một nhà sử học, tâm lý học, xã hội học người Đức và Heirich Richert (1863-1936)- một nhà triết học người Đức, các ông cho rằng thế giới tự nhiên khác so với thế giới xã hội, như xã hội loài người có văn hóa, không giống như xã hội của động vật.
Quan điểm này sau đó được phát triển bởi Max Weber, người đưa ra quan niệm Verstehen- Interpretative Sociology- Xã hội học giải thích. Verstehen là một tiếp cận nghiên cứu trong đó những người quan sát bên ngoài của một văn hóa liên quan đến người bản địa dựa trên những thuật ngữ riêng của người quan sát.
Các cách tiếp cận thực chứng và giải thích có các “đối tác” hiện đại trong phương pháp luận xã hội học là: xã hội học định lượng và xã hội học định tính. Xã hội học định lượng tập trung vào việc đo lượng các hiện tượng xã hội sử dụng các con số và số lượng trong khi đó xã hội học định tính tập trung vào việc hiểu các hiện tượng xã hội. Thật là không đúng nếu chúng ta nói 2 cách tiếp cận này là tách biệt, nhiều nhà xã hội học sử dụng cả hai phương pháp này để nghiên cứu về thế giới xã hội.
Xã hội học ngày nay
Trong quá khứ, nghiên cứu xã hội học tập trung vào sự tổ chức của các xã hội công nghiệp, tính phức tạp và sự ảnh hưởng của nó đến các cá nhân. Ngày nay, các nhà xã hội học nghiên cứu một phạm vi rộng lớn các chủ đề. Ví dụ, một số nhà xã hội học nghiên cứu các cấu trúc vĩ mô tổ chức nên xã hội, như là chủng tộc hoặc dân tộc, giai cấp xã hội, vai trò giới, và các thể chế như là gia đình. Các nhà xã hội học khác nghiên cứu những quá trình xã hội đại diện cho sự phá vỡ các cấu trúc vĩ mô bao gồm sự lệch lạc, tội phạm Thêm vào đó, một số nhà xã hội học nghiên cứu các quá trình vi mô như là sự tương tác giữa các cá nhân với nhau và quá trình xã hội hóa của cá nhân.
(Nguồn tham khảo: TS. Võ Văn Việt, Xã hội học đại cương)
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Tin Tức