Quan niệm về con người trong triết học phương Tây trước Mác
Trong triết học học Hy lạp cổ đại, quan niệm duy vật chất phác, ngây thơ đã coi con người là tiểu vũ trụ thu nhỏ, rằng “con người là thước đo của vũ trụ” (Prôtago), hoặc “con người là bậc thang cao nhất của vũ trụ” (Arixtốt). Ngược lại, theo quan niệm duy tâm khách quan của Platôn thì con người chỉ là ảo ảnh của thế giới “ý niệm”, v.v… Tuy nhiên, triết học Hy Lạp cổ đại bước đầu đã có sự phân biệt con người với giới tự nhiên, nhưng cũng chỉ là sự hiểu biết bên ngoài của con người.
Triết học thời kỳ trung cổ coi con người là sản phẩm của Thượng đế và đã quy đặc trưng bản chất con người là một thực thể thuần túy – thực thể tinh thần. Bởi, theo họ bản chất con người do sự quyết định của các lực lượng siêu nhiên hay chính tư tưởng, ý thức, v.v…
Bạn đang xem: Quan niệm về con người trong triết học phương Tây trước Mác
Xem thêm : Mỹ thuật La Mã cổ đại
Triết học thời kỳ phục hưng – cận đại đặc biệt đề cao vai trò trí tuệ, lý tính của con người, xem con người là một thực thể có trí tuệ. Đó là một trong những yếu tố quan trọng, nhằm giải thóat con người khỏi sự nô dịch của thần quyền tôn giáo thời trung cổ, đề cao tư tưởng giải phóng con người, nhưng con người cũng chỉ nhấn mạnh về mặt cá thể, mà xem nhẹ mặt xã hội và cũng chưa nhận thức đầy đủ bản chất chất con người trong mối quan hệ giữa mặt sinh học và xã hội.
Trong triết học cổ điển Đức, Hêghen đã nghiên cứu bản chất con người thông qua quá trình tư duy và khái quát các quy luật cơ bản của quá trình đó, được trình bày có tính chất hệ thống, để khẳng định vai trò chủ thể của con người đối với lịch sử, đồng thời kết quả của sự phát triển lịch sử. Nhưng, Hêghen lại coi “ý niệm tuyệt đối” giữ vai trò quyết định đối với con người. Như vậy, về thực chất Hêghen coi con người là sản phẩm thuần túy của “ý niệm tuyệt đối”.
Xem thêm : Đồng dao là gì?
Quan niệm duy vật của Phoiơbắc đã vượt qua những hạn chế của Hêghen để hy vọng tìm đến bản chất con người một cách đích thực. Nhưng, khi phê phán quan điểm duy tâm của Hêghen thì Phơbách đã mắc phải sai lầm khi ông tuyệt đối hóa mặt sinh học của con người hoặc tách con người ra khỏi quan hệ hiện thực của xã hội hoặc ông quy bản chất con người vào tính tộc loại mà đặc trưng của nó là tình cảm đạo đức, tôn giáo và tình yêu. Mặc dù, ông khẳng định con người là sản phẩm phát triển của tự nhiên và con người với tự nhiên là thống nhất, v.v…
Như vậy, trong lịch sử triết học trước Mác, các quan niệm về con người, cơ bản là những quan niệm duy tâm, tôn giáo hoặc siêu hình. Mặc dù, triết học duy vật trước Mác coi con người là một thực thể tự nhiên – thực thể xã hội. Song họ cũng không vượt qua tính chất siêu hình và thậm chí còn là duy tâm. Bởi vì, họ đã quy đặc trưng bản chất con người theo khuynh hướng tuyệt đối hóa những thuộc tính tự nhiên hoặc thuộc tính xã hội, mà không thấy được vai trò của thực tiễn xã hội.
Trong hệ thống thế giới quan tôn giáo coi con người như một thực thể nhị nguyên, là sự kết hợp tinh thần và thể xác. Trong đó linh hồn của con người tồn tại một cách vĩnh cửu và mang tính tuyệt đối. Tuy nhiên, một số trường phái triết học vẫn đạt được những thành tựu trong việc phân tích, quan sát con người, đề cao lý tính, xác lập các giá trị nhân bản học để hướng con người tới tự do. Đó cũng chính là những tiền đề có ý nghĩa cho việc hình thành tư tưởng về con người trong triết học Mácxít.
Nguồn: https://25giay.vn
Danh mục: Tin Tức