Thiết chế tôn giáo (religious Institution) là gì?

0

Tôn giáo là một thiết chế xã hội có mặt ở tất các xã hội và cung cấp nền tảng cho hệ thống tín ngưỡng của xã hội. Từ chủ nghĩa vật linh, tín ngưỡng Totemm, thuyết vô thần, hữu thần (đơn, đa), xã hội loài người luôn tồn tại một số dạng của hệ thống tín ngưỡng tôn giáo. Tôn giáo là một thiết chế xã hội bởi vì nó thực hiện nhiều chức năng xã hội quan trọng và bao gồm nhiều tổ chức khác nhau (ví dụ: nhà thờ, giáo đoàn, hội từ thiện…) mỗi tổ chức có vai trò và vị thế riêng của nó và một hệ thống các giá trị, quy tắc cụ thể. Là một thiết chế, tôn giáo thực hiện chức năng giúp con người biểu lộ cảm nghĩ về niềm tin, đức tin. Tôn giáo thường được xem như là một thiết chế văn hóa vì nó hướng dẫn đời sống tinh thần của xã hội, đặc biệt là quan niệm về đạo đức, cái tốt, cái xấu. Dĩ nhiên, không phải một mình tôn giáo thực hiện chức năng này, nhưng nó là nguồn quan trọng của quy tắc giới luật đạo đức.

Thể chế đặc biệt này thực hiện nhiều chức năng trong xã hội, là nền tảng quan trọng nhất để hiểu biết ý nghĩa của sự sống và cái chết. Chúng ta đến từ đâu? Tại sao chúng ta sống? Tại sao chúng ta chết? Có hay không đời sống kiếp sau? Những dạng câu hỏi này đã làm bận tâm con người kể từ khi bình minh của sự sống loài người và tất cả các tôn giáo trên thế giới có vài hệ thống đức tin tồn tại để cung cấp câu trả lời cho những câu hỏi như trên. Dĩ nhiên, trên quan điểm xã hội học, tôn giáo không chỉ là một thể chế để cung cấp câu trả lời cho các câu hỏi trên. Để hiểu được lĩnh vực nghiên cứu của xã hội học tôn giáo, chúng ta phải khám phá những công việc của các nhà xã hội học và việc thảo luận về xã hội học tôn giáo sẽ không hoàn tất nếu trước tiên chúng ta không tìm hiểu những nghiên cứu của Durkheim, Marx, and Weber.

Emile Durkheim đã nghiên cứu tôn giáo từ một tiếp cận thực chứng chặt chẽ và đã xác định một số đặc tính chung của tất các các tôn giáo. Trong tác phẩm nổi tiếng mang tên The Elementary Forms of Religion, Durkheim không chỉ định nghĩa tôn giáo mà còn phân tích tỉ mỉ nó để làm sáng tỏ nhiều thành phần tồn tại trong tất cả các tôn giáo của thể giới. Khía cạnh cơ bản nhất của tất cả các tôn giáo là nó dựa vào một sự giải thích thế giới của thần thánh, những thứ không phải của thế giới này nhưng tạo ra cảm giác sợ hãi, kính sợ hoặc tôn kính ở con người. Hơn nữa, ông đã xác định tầm quan trọng của nghi lễ ở tất cả các tôn giáo. Trong phân tích của ông về tôn giáo, Durkheim đã tạo ra một nền tảng vững chắc cho nghiên cứu về tôn giáo và mở đường cho các nhà xã hội học khác xem xét, nghiên cứu thể chế xã hội quan trọng này bằng những cách mà chưa có trước đây.

Karl Marx, dĩ nhiên, có một cách tiếp cận khác trong phân tích về tôn giáo của ông. Trong khi Durkheim xem xét các chức năng và những đóng góp tích cực của tôn giáo đối với xã hội, Marx tập trung nhiều vào sự bất bình đẳng, và bản chất đàn áp (oppressive nature) của tôn giáo.

Sau đó, Marx đã tuyên bố mạnh dạn rằng tôn giáo là thuốc phiện của quần chúng (opiate of the masses) có nghĩa tôn giáo là một ảo giác được tạo ra bởi giai cấp tư sản để giữ cho giai cấp lao động dưới sự áp bức, bởi họ mong đợi đến sự cứu rỗi linh hồn ở kiếp sau hơn là sự tự do ở cuộc sống thế giới hiện tại.

Tồn tại ở hầu hết các xã hội, thiết chế tôn giáo đáp ứng được các nhu cầu cơ bản của con người mà các thiết chế khác không thực hiện được. Thiết chế tôn giáo đáp ứng mối quan tâm cơ bản của con người về sự sống và cái chết. Đáp ứng nhu cầu căn bản của con người là giải thích ý nghĩa của sự sống.

Thiết chế tôn giáo có các chức năng sau đây:

  • Nó cung cấp một hệ thống các đức tin ( set of beliefs) nhằm giải thích, làm sáng tỏ các sự kiện trong môi trường tự nhiên và xã hội mà không thể giải thích bằng cách khác.
  • Nó thoả mãn nhu cầu căn bản của bằng cách cung cấp cho con người các tôn chỉ xử thế, đạo đức, và các nguyên tắc chủ đạo của một hành vi phù hợp.
  • Nó cung cấp một hệ thống các đức tin để giải thích các nguyên nhân và kết quả của tư cách của con người ở quá khứ, hiện tại và tương lai. Nó trả lời câu hỏi tại sao con người tồn tại.
  • Nó hỗ trợ về mặt tinh thần và an ủi khi con người đối mặt với sự bấp bênh, lo lắng, thất bại, sự chán nản, thất vọng.

Các nhà xã hội học xem tôn giáo như là một sản phẩm của con người. Emile Durkheim, người đã nghiên cứu tôn giáo của các bộ tộc ở Úc nhấn mạnh rằng tôn giáo hoàn toàn là một hiện tượng xã hội (social phenomenon). Ông cho rằng nguồn gốc của tôn giáo là đời sống cộng đồng, và các tư tưởng, nghi thức tôn giáo biểu trưng cho đời sống cộng đồng. Tôn giáo có thể được định nghĩa là hệ thống các đức tin và nghi lễ liên quan đến các vật linh thiêng (“system of beliefs and practices relating to sacred things”). Marx có cách nhìn về tôn giáo khác hẳn với Durkheim. Durkheim quan niệm tôn giáo, với các nghi lễ, nghi thức của nó, như là thực hiện một chức năng cần thiết cho xã hội. Marx cho rằng, tôn giáo là một dạng của nhận thức sai lầm và là một công cụ để biện minh, hợp thức hóa quyền lực của giai cấp thống trị. Đối với Marx, một tôn giáo có ảnh hưởng lớn ở bất kỳ xã hội nào cũng là tôn giáo của giai cấp thống trị. Tôn giáo phát triển như là một sự biện minh cho sự tồn tại của bất bình  đẳng xã hội và ủng hộ cho vị trí đặc quyền đặc lợi về kinh tế, chính trị của giai cấp cầm quyền.

Rate this post

Leave A Reply

Your email address will not be published.